.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam (Trang 53 - 58)

3.2.1.Khái niệm nhân vật

Có rất nhiều cách định nghĩa, quan niệm khác nhau về nhân vật trong tác phẩm văn chương. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là:

“Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng(Tấm, Cám, chị Dậu...), cũng có thể khơng có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ là hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm...”[13,162 - 163]. Như vậy, nhân vật văn học được

tạo bởi từ nhiều hiện tượng trong cuộc sống, nó khơng chỉ là con người, mà cịn là thế giới lồi vật, là những hình ảnh trong cuộc sống bước vào tác phẩm mang ý nghĩa khái quát cao.

Có thể nói, nhân vậy trong văn học chính là con người trong tác phẩm văn học, là đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn, để qua đó nghệ sĩ thể hiện quan niệm của mình, lý tưởng thẩm mĩ của mình về cuộc đời và con người. Những nhân vật văn học khơng giống như con người thật ngồi đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thơng qua lăng kính của nhà văn, nhưng khơng vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì khơng thể thiếu nhân vật, bởi nó chính là hạt nhân của nhân vật.

Thế giới nhân vật được hiểu một cách giản dị là tổng thể hệ thống các tuyến nhân vật được xây dựng theo quan điểm của nhà văn và thể hiện những dụng ý nghệ thuật mà người nghệ sỹ muốn gửi gắm tới độc giả. Thế giới nhân vật mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, được khắc họa và tổ chức theo định hướng chủ quan của người nghệ sỹ. Thế giới nhân vật là một trong những yếu tố tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Bởi lẽ sự hình thành xuất hiện các nhân vật trong tác phẩm vừa thể hiện sức tưởng tượng óc sáng tạo của nhà văn,vừa giúp cho tác phẩm trở nên sống động.

Trong nền văn học dân tộc, có một mảng truyện viết dành cho thiếu nhi, trong đó có các nhân vật là các loài vật. Mảng truyện ấy được gọi là đồng thoại. Nói một cách khác, đồng thoại là thuật ngữ dùng để gọi tên truyện viết cho thiếu nhi trong đó nhân vật của của tác phẩm là thê giới loài vật, và trong tác phẩm ấy người nghệ sỹ phản ánh quan điểm sống, hiện thực cuộc đời qua các nhân vật là loài vật.

Trong truyện đồng thoại dành thiếu nhi, các nhà văn đã tìm đến sự lựa chọn khá phong phú, chọn lựa nhiều các loài vật khác nhau.

3.2.2. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

Yếu tố đầu tiên của xây dựng nhật vật là nghệ thuật miêu tả ngoại hình. Tục ngữ có câu: “Trơng mặt mà bắt hình dong” tức là tính cách của con người đã được bộc lộ một nét nào đó trên khn mặt của mình. Ngoại hình là một khái niệm chỉ hình dáng diện mạo, tác phong, trang phục, cử chỉ, ánh mắt. Việc miêu tả ngoại hình có thể giúp khắc họa nhân vật một cách sinh động, chân thật.

Trong các tác phẩm của Vũ Tú Nam, chúng ta thường bắt gặp ở đó rất nhiều nhân vật khác nhau, ông không lựa chọn bất cứ một nhân vật cụ thể nào, mà thế giới nhân vật của ông rất đa dạng và phong phú, gần gũi với trẻ thơ. Các nhân vật của ông được tạo bởi “con người”, “thiên nhiên”, và “thế giới loài vật”.

Đối với thế giới lồi vật, ơng khơng chọn bất cứ loài vật nào để sáng tác, mà trong các tác phẩm của ơng ln có sự xuất hiện của các con vật khác nhau, từ những lồi cơn trùng như ơng, dế, bọ ngựa, rồi cả bọ rùa, cánh cam; những con chim, con bướm, cả những con vật ni trong nhà: chó, lợn, ngan, vịt, gà...

Mỗi khi khai thác về một nhân vật nào đó, Vũ Tú Nam luôn khác họa nhân ấy một cách rõ nét. Các nhân vật trong truyện của ông xuất hiện dưới hai dạng: Nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện...

Trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam, chúng ta bắt gặp nhiều những nhân vật khác nhau đa dạng về hình dáng, đa dạng về tính cách, gần gũi với trẻ em, các nhân vật của ơng khơng chỉ có “con người”, mà cịn có “thiên nhiên” và thế giới lồi vật. Vũ Tú Nam đã từng nói: “Người

viết phải là cây ăng ten nhạy cảm, theo định hướng yêu cái đẹp, trong sự thật và yêu q điều thiện thì quan sát mới có hiệu quả, mới nắm bắt được những làn sống tốt lành” [13,19]. Bằng khả năng quan sát tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, kĩ

lưỡng tới từng chi tiết, nhà văn đã làm cho ngoại hình nhân vật của hình hiện lên một cách chân thực, sinh động và đầy đủ nhất trước mắt độc giả. Đầu tiên phải kể tới nhân vật Văn Ngan trong truyện Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công, một con ngan kiêu ngạo, tự cao tự đắc với bộ lông đốm đen, đốm trắng cùng với cái mào đỏ tía, nhân vật con chó một con chó hiền lành với bộ lơng trắng xù và hàm răng chìa ra trắng ởn, rồi là con mèo mướp mắt tròn xoe. Cịn những con cơn trùng nhỏ bé như nhân vật con ong trong truyện Ông bắt Dế là một con ong với màu xanh biếc, bụng to trịn, cùng những đơi chân dài, con Dế khôn ngoan, với một ngoại hình lực lưỡng, cái đầu chịn bóng, đơi càng mập cứng, những chiếc gai nhọn hoắt và đơi cánh vân hình sóng lượn. Rồi thì con Chuột Cống to béo, bẩn thỉu, lông bạch, hàm răng nhọn hoắt vàng ệch. Những chú bọ ngựa trong truyện Cái trứng bọ ngựa với ngoại hình: “những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, có đơi mắt

thô lố lách khỏi kẽ hở...” [10,170].

Nhà văn mượn lồi cơn trùng làm nhân vật chính cho sáng tác của mình. Trong khoảng khơng gian bao la ấy, lồi cơn trùng tuy bé nhỏ nhưng vẫn tạo nên sự sống động, hấp dẫn và đáng yêu khi chúng đi vào tác phẩm văn học. Thế giới côn trùng được chọn vào tác phẩm với những loài tiêu biểu là Ve và Bọ Ngựa, Cánh Cam… Trong truyện Tiếng ve ran, nhà văn Vũ Tú Nam mượn hình ảnh “rút ruột, đứt ruột ” của những con ve rạc để gửi gắm ý nghĩa nhân sinh, quan niệm sống ở trên đời: Để có được một tiếng ve ran, đã có một sự hy sinh thầm lặng của người mẹ. Nói một cách khái quát hơn, cuộc

đời có thay đổi, tốt đẹp là do sự hy sinh mất mát của người mẹ. Đó là một triết lý sống thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng của con người. Phản ánh triết lý sống ấy, nhà văn Vũ Tú Nam đã dùng một vài nét phác họa về hình ảnh con Ve mẹ. Hiện lên trong tác phẩm là một con ve “như đã kiệt sức”. Con ve ấy còn tiều tụy hơn trong hình dáng “Cánh nó xơ xác, râu đã xoăn mệt mỏi đến độ không buồn cựa quậy”, và “Cái đốt đuôi của con ve đã rụng đâu mất, bụng nó rỗng khơng, quanh thành bụng chỉ là một màng da mỏng trong veo”. Con ve trong tác phẩm thật, tội nghiệp nhưng cũng thật “anh hùng” khi phải mang “Cái nặng bụng trứng bay đi tìm chỗ đẻ” để bảo vệ sự tồn tại của giống nòi cho những mùa sau. Qua thiên đồng thoại này, nhà văn còn đem đến cho độc giả những tri thức lý thú về sự sinh tồn của lồi Ve. Thì ra, để mỗi mùa hè đến có được âm thanh xao động cả trưa hè là sự ra đi vĩnh viễn của một thế hệ lồi cơn trùng đó. Lắng nghe trong tiếng ve là câu chuyện cảm động biết bao về sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ vĩ đại trong thế giới kỳ lạ ấy. Nếu như lồi Ve hiện ra với hình ảnh phi thường đáng khâm phục thì hình ảnh các con Bọ ngựa lại được miêu tả với những đặc trưng khác. Ở trong tác phẩm Cái trứng Bọ ngựa, nhà văn Vũ Tú Nam lại miêu tả sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển và cả những đức tính đáng q của lồi này. Bọ Ngựa được giới thiệu với hình ảnh cái trứng rất bình thường, khơng có điểm hấp dẫn.“Nó cứ

như là một hịn đất, màu nâu xỉn, mưa cũng thế mà nắng cũng vậy, cứ gan góc bám chặt lấy cành chanh, khơng động đậy, khơng đổi sắc, nhìn mãi đến phát chán. Sự thiếu hấp dẫn của cái trứng Bọ Ngựa còn dẫn người đọc đến cảm giác ngán ngẩm “chòn chòn, mốc mốc, chẳng hấp dẫn nổi ai”[10,109].

Thế nhưng chính cái trứng xấu xí ấy lại đưa chúng ta đến một sự ngạc nhiên thích thú. Từ “một hịn đất màu nâu xỉn ấy, những chú bọ ngựa bé ti ti như

con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đơi mắt thơ cố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cổ rướn ra, cố trườn ra, thốt được cái đầu, cái mình rồi nhẹ nhàng bò khỏi ổ trứng”[10,170]. Sự sinh sôi, phát triển đến khơng

nguồn chính từ việc sự sống tồn tại, phát triển ngay ở những chỗ không đáng chú ý, không đáng quan tâm trong cuộc đời thực, trong không gian bao la này. Cũng chính từ sự bất ngờ ấy, nhà văn tiếp tục quan sát cuộc hành trình của bầy Bọ Ngựa con. Và quả thật, sự sống, sự sinh sôi nảy nở đã mang lại những điều hết sức kì thú. Đó là cuộc “nhảy dù” ngoạn mục, là những cử chỉ đầy tình nghĩa của đám bọ ngựa non. Thế mới hay, không chỉ con người mà đến những lồi vật bé nhỏ, vơ tri cũng có những hành động, những cử chỉ để thể hiện sự tri ân của chúng. Cũng chọn Bọ Ngựa là nhân vật trung tâm của tác phẩm, song nhà văn Vân Long trong tác phẩm Chùm hoa của chú Bọ Ngựa lại khai thác hình ảnh Bọ Ngựa trong khía cạnh khác. Đặt Bọ Ngựa với những công việc thường ngày, nhà văn đã nhấn mạnh đến vai trị của lồi cơn trùng này đối với cuộc sống. Bọ Ngựa tuy bé nhỏ nhưng thật có ích khi biết bắt sâu giữ búp lá non, giữ cho nụ nở thành hoa. Câu chuyện được bắt đầu khi cây phượng vĩ của bé Dũng bị sâu cắn rụng tất cả những chùm nụ khiến nó khơng thể nở thành hoa. Đối với bọn trẻ trong phố như Dũng thì cây phượng và hoa phượng đem lại biết bao niềm vui. Chúng bày ra trò chơi chọi gà từ những nụ hoa, chúng thưởng thức vị ngon vừa chua vừa thơm của cánh hoa... Tuy vậy, cây phượng khơng thể có một mùa hoa vì sâu cắn hại. Chính nhờ có một chú Bọ Ngựa cần mẫn bắt sâu mà chùm hoa cuối cùng duy nhất đã trổ những bông hoa đỏ, đẹp bên cửa sổ nhà Dũng. Bọ Ngựa đúng là loài vật bé nhỏ và có ích cho cuộc sống hàng ngày.

Nhân vật trong truyện của Vũ Tú Nam hết sức phong phú, từ những nhân vật vô cùng nhỏ bé, đến những nhân vật hết sức đời thường. Qua sự khắc họa của ông những nhân vật ấy trở nên vô cùng đẹp đẽ, vĩ đại, gần gũi với trẻ thơ, hướng các em tới những hình mẫu nhân vật và điều đặc biệt hơn nữa là những nhân vật trong truyện của Vũ Tú Nam, các em có thể dễ dàng hình dung ra các nhân vật qua từng câu chuyện.

Một phần của tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam (Trang 53 - 58)