6. Cấu trúc luận văn
1.2. Tƣơng đồng và khác biệt trong văn học so sánh
1.2.3. Tanijaki và Nguyễn Huy Thiệ p những mảng màu đan xen và song lập
phải là mục đích tự thân, không phải để chứng minh đơn thuần rằng cái này khác cái kia, mà nó nhằm phục vụ những mục tiêu rất cụ thể của nhà nghiên cứu” [6, 85]. Điều đó có nghĩa, trong văn học so sánh sự khám phá cái khác biệt hƣớng tới một mục đích nằm ngoài chính nó. Điều này giúp phân biệt với sự khám phá cái khác biệt song so sánh văn học bởi khám phá cái khác biệt trong so sánh văn học chỉ có mục đích tự thân tức chỉ ra cái khác một cách đơn thuần.
Trong văn học so sánh, chỉ ra sự khác biệt có thể đƣợc xem nhƣ một phƣơng diện có tính chất biện chứng khi nghiên cứu hai hiện tƣợng văn học. Hai hiện tƣợng văn học luôn có sự tƣơng đồng và sự khác biệt nhất định. Chính sự khác biệt khiến chúng trở thành hai đối tƣợng khác nhau. Bởi vậy nghiên cứu về sựu tƣơng đồng và sự khác biệt giữa hai hiện tƣợng văn học sẽ khiến mỗi hiện tƣợng đó trở thành một chỉnh thể trong quan niệm biện chứng.
Thêm nữa, văn học so sánh không chỉ có đối tƣợng là những hiện tƣợng văn học có ảnh hƣởng, sự tƣơng đồng về hoàn cảnh lịch sử - xã hội sản sinh ra nó mà còn có đối tƣợng là những hiện tƣợng khác biệt. Tuy nhiên khi xác định đối tƣợng là những hiện tƣợng khác biệt này thì văn học so sánh cần xác định mục tiêu cụ thể để không trở thành sự vận dụng phƣơng pháp so sánh đơn thuần.
1.2.3. Tanijaki và Nguyễn Huy Thiệp - những mảng màu đan xen và song lập lập
Lý thuyết so sánh văn học nhƣ một ngành nghiên cứu khảo sát liên hệ có tính quốc tế của các yếu tố trong đời sống văn học không chỉ cho phép chúng ta đối chiếu sự tƣơng đồng, dị biệt thể loại giữa các nền văn học mà còn cho phép đối chiếu hai tác giả của hai nền văn học chẳng hạn nhƣ Nguyễn
Du và Vƣơng Duy. Nguyễn Du và Vƣơng Duy sống trong những không gian văn hóa địa lí khác biệt. Vƣơng Duy (701-761) là một nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ nhà Đƣờng. Nguyễn Du sống và sáng tác cách Vƣơng Duy khoảng một ngàn năm trong bối cảnh văn hóa, văn học nƣớc ta có sự giao thoa mạnh mẽ với Trung Quốc lúc bấy giờ và bản thân Nguyễn Du cũng đã từng đi sứ Trung Quốc chính là cơ sở để giả thiết sự ảnh hƣởng và so sánh thơ Nguyễn Du và Vƣơng Duy. Ngoài so sánh Nguyễn Du với Vƣơng Duy còn có thể so sánh đại thi hào Việt Nam với nhiều nhà thơ khác ở Trung Quốc nhƣ Đỗ Phủ. Ảnh hƣởng của Đỗ Phủ dễ thấy trong thơ Nguyễn Du khi nhiều lần Nguyễn Du nhắc đến Đỗ Phủ:
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường li
(Lỗi dƣơng Đỗ Thiếu Lăng) Tạm dịch nghĩa nhƣ sau:
Văn chương để lại muôn đời, bậc thầy của muôn đời Suốt đời ta khâm phục chưa có một chút đơn sai
Giữa Vƣơng Duy và Nguyễn Du không dễ tìm thấy ảnh hƣởng nhƣ giữa Vƣơng Duy và Đỗ Phủ. Tuy vậy, vẫn có cơ sở để so sánh hai tác giả này nhƣ Bùi Thị Hồng từng viết trong luận văn Thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy dưới góc nhìn so sánh. Đó là nguyên lý so sánh của văn học so sánh, là sự ảnh hƣởng sâu sắc của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam thời kỳ phong kiến, sự tƣơng đồng trong không gian văn hóa phƣơng Đông của hai nhà thơ, sự liêm khiết trên con đƣờng của Nguyễn Du và Vƣơng Duy và cuối cùng tình yêu cuộc sống tha thiết của cả hai ngƣời.
Tƣơng tự nhƣ Nguyễn Du và Vƣơng Duy, Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki sống ở hai thời đại khác nhau trong hai không gian lịch sử, xã hội văn hóa cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, giữa hai nhà văn vẫn có sự tƣơng đồng đó là bối cảnh chung của nền văn hóa phƣơng Đông vốn coi trọng sự huyền bí
của thiên nhiên, xem tính dục là một điều cấm kỵ... Những quan niệm đó đã trở thàng một thứ diễn ngôn, theo quan niệm của M.Foucault, sản sinh ra văn học. Với cơ sở diễn ngôn tƣơng đồng trong bối cảnh lịch sử-xã hội đó hoàn toàn có thể đặt Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki Junichiro trong tƣơng quan so sánh.
Bên cạnh sự lý do kể trên thì cũng có thể đặt Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki Junichiro trong sự so sánh khác biệt để khẳng định sự độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của mỗi nhà văn.
Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật kể chuyện đƣợc thể hiện rõ ràng nhất ở nghệ thuật xây dựng không gian và con ngƣời trong tác phẩm của hai nhà văn. Sự tƣơng đồng, khác biệt đó tạo nên những mảng màu đan xen, song trùng nhƣng cũng độc lập, độc đáo. Chẳng hạn, cả Tanizaki và Nguyễn Huy Thiệp đều xây dựng những bức tranh thiên nhiên thơ mộng với ánh sáng và màu sắc nhƣng với Nguyễn Huy Thiệp thì thiên nhiên đôi khi bí ẩn, hoang sơ còn với Tanizaki thì thiên nhiên trở thành vẻ đẹp chuẩn mực cho con ngƣời....
TIỂU KẾT CHƢƠNG I
Văn học so sánh hiện nay là một bộ môn đƣợc quan tâm nhiều trong khoa văn học trên thế giới. Nó phát triển trong cả nghiên cứu lý luận văn học ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và các ở nƣớc xã hội chủ ghĩa. Trong khoảng những năm sáu mƣơi của thế kỷ XX, lý luận văn học so sánh đạt đƣợc sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.
Có thể hiểu văn học so sánh là một ngành nghiên cứu văn học chuyên khảo sát những liên hệ và quan hệ, những sự tƣơng hỗ những điểm khác biệt, giữa hai nền văn học dân tộc trở lên.
Văn học so sánh có xác định những đối tƣợng của nó thông qua sự tƣơng đồng về hoàn cảnh lịch sử - xã hội của hai nền văn học. Văn học so sánh cũng có thể xác định đối tƣợng của nó là những nền văn học khác biệt với một mục tiêu cụ thể. Văn học so sánh vừa có thể xem xét điểm tƣơng đồng, điểm khác biệt của hai đối tƣợng để có một cái nhìn toàn diện, biện chứng.
Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp là hai nhà văn thuộc hai nền văn học khác nhau, sinh trƣởng trong hai môi trƣờng địa lý, lịch sử văn hóa có nhiều điểm khác biệt tuy nhiên không phải không có điểm chung trên cấp độ vĩ mô. Không gian văn hóa phƣơng Đông với những diễn ngôn đã sản sinh ra các sáng tác của hai nhà văn là cơ sở để họ trở thành đối tƣợng của văn học so sánh theo hƣớng nghiên cứu tƣơng đồng. Tuy nhiên, điểm độc đáo của mỗi ngƣời cũng là cơ sở để họ trở thành đối tƣợng của văn học so sánh theo hƣớng nghiên cứu khác biệt nhằm khẳng định sự độc đáo trong nghệ thuật kể truyện của mỗi nhà văn.
Sự độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp thể hiện ở việc xây dựng không gian nghệ thuật và hình tƣợng con ngƣời trong truyện ngắn. Không gian thiên nhiên và thế giới con ngƣời trong truyện ngắn của Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp tạo thành những mảng màu đan xen và độc lập.
CHƢƠNG II
THIÊN NHIÊN TRONG TÁC PHẨM CỦA TANIZAKI JUNICHIRO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP