6. Cấu trúc luận văn
2.1. Thiên nhiên miền núi hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng
2.1.2. Cái nhìn dữ dội kính sợ thiên nhiên miền núi
Thiên nhiên là yếu tố quan trọng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn đã tái hiện hình tƣợng thiên nhiên nhƣ một sinh thể sống. Giống nhƣ con ngƣời, sinh thể sống ấy có vẻ đẹp diễm lệ cuốn hút và có tính cách khi thì trữ tình lãng mạn, khi lại dữ dội tàn nhẫn. Vì thế, con ngƣời đứng trƣớc thiên nhiên vừa ngƣỡng mộ cái đẹp, vừa kính sợ sự huyền bí.
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều hình tƣợng không gian: không gian phố phƣờng đô thị, không gian lịch sử huyền thoại...
nhƣng đáng chú ý nhất là không gian thiên nhiên miền sơn cƣớc. Nhà văn thậm chí đã tập hợp một nhóm truyện trong cùng một không gian nhƣ 10 truyện về núi rừng trong Những ngọn Hua Tát. Trong các truyện nhà văn có những đoạn đặc tả về không gian thiên nhiên đậm nhạt khác nhau chẳng hạn
Muối của rừng với ba đoạn, Con gái thủy thần có bốn đoạn, Chảy đi sông ơi
bốn đoạn...Không gian núi rừng phủ bóng lên các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, điều này từng đƣợc Nguyễn Vy Khanh khẳng định trong Nguyễn Huy Thiệp và những chuyện huyền kỳ núi sông nhƣ sau “Không gian núi rừng là nơi con người phát triển. Rừng muôn đời là thế vô tình vô cảm thiên nhiên lạnh lùng tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân” 4
.
Không gian thiên nhiên núi rừng đƣợc Nguyễn Huy Thiệp tái hiện đậm nét nhất trong mƣời truyện ngắn về thung lũng Hua Tát. Ở đây, thiên nhiên là một tạo vật thực sự có linh hồn. Thiên nhiên chăm sóc, ôm ấp con ngƣời trong sự du dƣơng nhƣng cũng đang tâm trừng phạt con ngƣời vô cùng tàn nhẫn. Ngay từ những dòng đầu tiên khi miêu tả về thung lũng Hua Tát, nhà văn đã tạo dựng một không gian huyền bí với màn sƣơng phủ trắng bốn mùa “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật chỉ thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là một thứ không khí huyền thoại” [63, 5]. Màn sƣơng phủ trắng khiến ngƣời ta nghĩ đến những điều bí ẩn trong thiên nhiên mà con ngƣời không thể lí giải. Trƣớc thiên nhiên ấy, con ngƣời trở nên nhỏ bé mờ nhòa chỉ còn lại “những cái bóng đại thể”. Thiên nhiên thần bí dƣờng nhƣ độc chiếm Hua Tát. Trong truyện Trái tim hổ, Nguyễn Huy Thiệp kể sự xuất hiện của một con hổ trong rừng với những lời đồn đại truyền đi “như con chim cắt truyền khắp thung lũng”. Con hổ đó đƣợc ngƣời ta đồn rằng có “trái tim chỉ bằng hòn sỏi và
4
Phạm Xuân Nguyên, (sƣu tầm và biên soạn), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa thông tin, 2000, tr.381
trong suốt”. Trái tim khác lạ đó “nếu mang ngâm rượu sẽ chữa được mọi thứ bệnh hiểm nghèo”. Chính những lời đồn đại đã thêu dệt thêm vẻ huyền bí cho con hôt, một trong những tạo vật của thiên nhiên; khiến bao chàng trai vì mến yêu vẻ đẹp của nàng Pùa mà tìm săn tạo vật đó hăng hái đến mức có ngƣời đã bỏ mạng dƣới vực sâu. Chi tiết về trái tim hổ nhƣ hòn sỏi trong suốt sau này xuất hiện lại trong truyện ngắn Nàng Sinh, truyện ngắn thứ mƣời trong những truyện về thung lũng Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp. Một hòn đá hay cũng chính là trái tim hổ trong truyện ngắn này đƣợc nhà văn đặc tả chi tiết “Trong miếu có hòn đá nhỏ bằng nắm tay người, để trên bệ gạch. Hòn đá nhẵn như bào, sâu trong những lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người” [63, 36]. Hòn đá tƣởng chừng là một vật vô tri nhƣng thực ra chứa chất sự kỳ bí
“Hòn đá nằm trên bệ thờ từ bao đời rồi, chứng kiến rất nhiều cuộc đời, rất nhiều số phận. Hòn đá trở thành một thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm có người trông thấy hòn đá tỏa sáng như một cục lửa”. Từ khi chàng Khó giết con hổ rừng trong câu chuyện thứ nhất đến khi nàng Sinh ra đời vì mẹ bị ma chài thung lũng Hua Tát đã trải qua bao đời, bao thế hệ. Hòn đá trái tim hổ cũng vì thế mà trở thành nhân chứng cho biết bao nỗi đau, bao sự oan ức của những cuộc đời. Phải chăng vì chất chứa quá nhiều tâm tƣ của con ngƣời mà hòn đá nặng đến mức không ai có thể nhấc nổi “Người ta xúm xít xung quanh miếu nhỏ. Ông khách thử cho từng người lần lượt vào miếu để nhấc hòn đá lên tay, nhưng đều bất lực. Hò đá nặng đến kinh người”. Liệu có hòn đá nào thực sự nặng đến nhƣ thế và liệu có hòn đá nào giống nhƣ hòn đá kia tự tan ra thành nƣớc khi ngƣời ta cầm đƣợc nó lên “Sinh cầm hòn đá đưa cho ông khách, ánh sáng mặt trời chiếu vào đôi bàn tay nàng, đôi tay chai sạn, ngón không ra ngón. Sinh bóp khẽ vào cái ngẫu vật thiêng liêng. Hòn đá bỗng tan ra thành nước trước mắt mọi người. Những giọt nước ấy trong như nước mắt, chảy qua kẽ tay nàng rơi xuống mặt đất, in hình trên đó như những ngôi sao”
những chi tiết kỳ bí ở thung lũng Hua Tát trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Những chi tiết này đã kết nối những câu chuyện về thung lũng mờ sƣơng thành một dòng những sự kiện theo mạch thời gian. Bên cạnh Trái tim hổ và Nàng Sinh, thung lũng Hua Tát còn một câu chuyện đậm màu sắc liêu trai khác là Chiếc tù và bị bỏ quên. Chiếc tù và bằng sừng trâu, rạn nứt bị bỏ quên trên gác xép nhà trƣởng bản Hà Văn Nó khiến mạng nhện chăng đầy, tò vò làm tổ. Nó nhƣ một vật vô dụng, bị lãng quên nhƣng rồi chính nó đã giải thoát cả cánh rừng Hua Tát khỏi nạn dịch. Năm đó trong cánh rừng Hua Tát xuất hiện những con sâu “bé như những cái tăm” bám dầy đặc trên những cành lá. Chúng bật mình tanh tách và ăn tất cả mọi loại lá cây trong rừng. Chúng khiến dân bản sợ hãi, đồn đại và suy tính việc di dời sang vùng đất khác. Những con sâu đen cắn phá lá cây là hiện hữu của phần tà ác của thiên nhiên núi rừng. Phần tà ác đó khiến con ngƣời kinh sợ tìm cách trốn chạy. Tƣởng chừng những con sâu đen sẽ phá hoại hoàn toàn cánh rừng Hua Tát thế nhƣng mọi chuyện hoàn toàn thay đổi khi Hà Văn Mao, con trai trƣởng bản Hà Văn Nó, vô tình rúc lên một hồi âm thanh từ chiếc tù và cũ. Tiếng tù và vang lên khiến những con sâu trong cả cánh rừng quằn quại rơi xuống. Cảnh những con sâu ào ào rơi xuống giữa những tiếng vang kỳ lạ mang đậm màu sắc của huyền thoại. Chiếc tù và nhƣ vật linh thiêng, thần kỳ có sức mạnh thanh tẩy, diệt trừ trong truyền thuyết.
Những câu chuyện kỳ lạ, đáng sợ của thiên nhiên không chỉ diễn ra trong thung lũng Hua Tát mà còn diễn ra cả bên ngoài thung lũng. Màn sƣơng huyền ảo trong Muối của rừng đã mang đến sự kính sợ trƣớc thiên nhiên núi rừng cho ông Diểu, một thợ săn lão luyện. Sau tết Nguyên đán, ông Diểu vào rừng tìm săn khỉ. Ông xem khỉ nhƣ con át chủ bài của chuyến đi săn và vô cùng mừng rỡ khi bắt gặp một gia đình khỉ với khỉ mẹ, khi cha, khỉ con. Sau khi bắn bị thƣơng con khỉ cha, ông Diểu dồn theo con khỉ nhỏ, khi đó đã cƣớp của ông cây súng, đến bên bờ vực. Tại đó, một điều làm ông Diểu không ngờ
đó là con khỉ con cùng đƣờng, sợ hãi ngã lăn xuống đáy vực. Dƣờng nhƣ cái chết của khỉ con khiến thiên nhiên núi rừng nổi giận. Màn sƣơng huyền bí từ đáy vực dâng lên làm ông Diểu sợ hãi “ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm. Ông đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình. Từ dưới sâu hun hút vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong ký ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này. Ông Diểu lùi lại kinh hoàng. Từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật. Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có lần chạy như ma đuổi thế này” [63, 118]. Màn sƣơng trắng đục kỳ dị từ đáy vực bốc lên đã khiến ngƣời đàn ông từng trải khiếp sợ cả trong suy nghĩ. Thiên nhiên núi rừng dƣờng nhƣ vẫn ẩn chứa những điều không thể lí giải. Sau khi đã sợ hãi bỏ chạy, ông Diểu cố gắng cắt nghĩa về những sự việc vừa xảy ra nhƣng càng cố gắng tìm câu trả lời ông lại càng sợ hãi. Trƣớc tiên, ông sực nhớ ra rằng mình đã đặt chân đến nơi đƣợc xem là tử địa “ông sực nhớ ra đây là khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng, khu vực mà cánh thợ săn đặt tên cho là Hõm Chết. Ở hõm sâu này, gần như đều đặn, năm nào cũng có người bị sương mù giăng bẫy làm cho toi mạng” [63, 118]. Nhớ ra điều đó ông cảm tƣởng mình đang bị giăng bẫy. Ông sợ hãi và thấy mọi thứ đều bất thƣờng “Hay là ma? - ông Diểu nghĩ - Cô hồn của những bà cô, ông mãnh thường biến thành hình khỉ thắng”. Con khỉ này màu trắng. Nó đoạt súng của ông bất thường đến nỗi ông cũng ngờ vực là sao sự thực có thể giản đơn như vậy?” [63, 118]. Ông Diểu đi săn và mang theo những quan niệm của thế giới con ngƣời nhƣ
“giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm” hay “đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như một bà trưởng giả! Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn bi kịch thế này, lừa ông sao được?” [63, 117] để áp đặt vào thế giới tự nhiên. Nhƣng rồi trƣớc tình cảm, sự gắn bó yêu thƣơng của gia đình khỉ ông Diểu biết mình đã sai. Quan niệm của con ngƣời không còn đúng
trong thế giới tự nhiên bởi đó là cái chủ quan còn thiên nhiên là sự khách quan. Ông nhận ra mình là kẻ ác, là kẻ đã phá vỡ sợ bình yên của một gia đình và đâu đó trong tiềm thức ông hối hận “con khỉ cái vừa lén nhìn ông vừa lao đến chỗ con khỉ đực. Nó ghì lấy con khỉ đực vào lòng rất nhanh và khéo. Cả hai lăn tròn trên đất. Bây giờ thì con khỉ cái chắc chắn sẽ điên cuồng như một mụ ngốc. Nó sẽ cuồng nhiệt hy sinh bởi lòng cao thượng của nó sẽ được thiên nhiên tính điểm. Ông đã lộ mặt là tên ám sát! Dù chết nó vẫn nhe răng để cười! Bất luận thế nào ông cũng sẽ đau đớn, sẽ thao thức, thậm chí ông sẽ chết sớm hai năm nếu ông bắn nó lúc này” [63, 117-118]. Cuối cùng, có lẽ cảm động trƣớc tình cảm của những con khỉ, đồng thời ngỡ ngàng trƣớc điều vi diệu của thiên nhiên ông Diểu tha cho con khỉ vốn là mồi săn, là át chủ bài của chuyến đi săn của ông. Ông quyết định: “thôi tao phóng sinh cho mày”.
Thiên nhiên miền núi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn có vẻ đẹp hùng vĩ và huyền bí. Trƣớc thiên nhiên, con ngƣời trở nên nhỏ bé và bị khuất lấp. Núi rừng bao bọc con ngƣời nhƣng cũng khiến con ngƣời chìm vào những câu hỏi không thể trả lời trong màn sƣơng huyền thoại. Thiên nhiên nhƣ một sinh thể có tâm hồn và có tính cách là điểm độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp.