Nguồn cội gốc gác, bản ngã con ngƣời

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn tanizaki junichiro và nguyễn huy thiệp từ góc nhìn so sánh (Trang 53 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Nguồn cội gốc gác, bản ngã con ngƣời

2.2.1. Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thiên nhiên nhƣ một sinh thể sống có linh hồn, có tính cách và thiên nhiên còn là nguồn cội cổ xƣa của con ngƣời. Bởi vậy, đối diện với thiên nhiên con ngƣời nhận ra bản ngã của chính mình. Trong truyện ngắn Thổ Cẩm, nhà văn kể về nhân vật tôi

trong một chuyến đi đến bản Hoan nơi nhà nào cũng có khung cửi dệt thổ cẩm, nơi chênh vênh giữa núi rừng của ngƣời Mƣờng. Nếu nhƣ thổ cẩm là sản phẩm đƣợc tạo tác bởi bàn tay con ngƣời với sự chắt chiu những giọt nhựa tinh hoa của tự nhiên thì vầng trăng lại là tạo vật vẹn toàn thuần khiết của thiên nhiên. Dẫu đƣợc tạo tác bởi bàn tay con ngƣời thì không thể phủ nhận nguồn cội thiên nhiên của thổ cẩm trong sắc màu từng sợi vải. Bởi vậy, có thể nói thổ cẩm và trăng cùng có chung mạch nguồn tự nhiên nhƣng thổ cẩm là tinh túy còn trăng là nguyên sơ. “Tôi” đối diện với những tạo vật của thiên nhiên vừa tinh túy vừa nguyên sơ ấy để từ đó “tôi” nhận ra bản ngã của chính mình.

Nhìn vào tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu nhân vật tôi trở nên suy tƣ tự vấn

“mất bao nhiêu lâu để dệt được tấm thổ cẩm như ý?” và rồi tự trả lời “không biết được”. “Tôi” không chỉ suy tƣ về sự thành hình của thổ cẩm mà còn suy tƣ về cuộc đời, về sự sống “Ôi thổ cẩm! Mi là nỗi khắc khoải của bao thiếu nữ đang xuân! Mi cũng giấu trong từng sợi vải của mi biết bao nhiêu ước mơ đắm say! Ôi thổ cẩm! Mi đã cứu được bao nhiêu chị em ta khỏi bị sa ngã bất hạnh trong tuổi thanh xuân trong mưa nắng vô tư...! Những đêm trăng, nếu không có những khung dệt thổ cẩm, các thiếu nữ sẽ ra khỏi bản, ai biết rồi ma quỷ sẽ dẫn họ đi đến những đâu, làm những việc gì, rồi sau đó chuốc vào những tai họa nào?” [63, 486]. Những câu hỏi, sự suy tƣ của “tôi” cho thấy tấm thổ cẩm đã khiến con ngƣời tìm về nhìn nhận bản ngã. Bản ngã của con ngƣời là ƣớc mơ, là đắm say, là khát vọng... và tất cả những điều đó mãnh liệt nhất trong tâm hồn ngƣời thiếu nữ. Tuy không phải ngƣời thuộc phái tính nữ nhƣng qua tấm thổ cẩm “tôi” nhận ra những gì thuộc về bản ngã phái tính. Sự thức nhận đó là nhờ thiên nhiên với những gì tinh túy nhất, nguyên sơ nhất của nó.

Nếu nhƣ nhìn vào thổ cẩm, “tôi” nhận ra khao khát nhƣ một phần của bản ngã cá nhân con ngƣời thì nhìn vào vầng trăng “tôi” lại nhận ra bản ngã

của sự sống “Tôi nằm thao thức ngắm trăng, bỗng nhiên ngờ ngợ nhận ra giá trị của sự sống. Sự sống chính là sự ân sủng mà Thượng đế tối cao ban cho con người. Ta được sống, được hít thở, được đi lại, làm việc, yêu đương...có gì tuyệt vời hơn thế? Bởi lẽ gì, vì lẽ gì mà con người thù hận, dối lừa, xâu xé, hủy hoại nó đi?” [63, 488]. Bản ngã của con ngƣời đƣợc tạo nên từ sự sống. Sự sống là khi con ngƣời có sự hít thở, đi lại.... cùng với đó là làm việc, yêu đƣơng và cả dối lừa, xâu xé... Điều đó có nghĩa, ngay trong bản chất của sự sống đã tồn tại những điều đối lập nhƣ yêu thƣơng, thù hận....Đối diện với vầng trăng, “tôi” nhận ra chính mình và nhận ra bản ngã chung của tất cả con ngƣời với những điều đối lập. Con ngƣời trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp luôn tồn tại giữa cái tốt và cái xấu, lƣơng thiện và tàn nhẫn....tức giữa những phần khác nhau của bản ngã. Bên cạnh những phần khác nhau ấy,

“ánh trăng thơ mộng” còn mang đến cho nhân vật tôi “một tâm trạng hứng khởi tuyệt vời” và khiến “tôi” thức nhận đƣợc một điều quan trọng trong bản ngã là sự cao thƣợng “Tự dưng tôi thấy mình đang trở nên cao thượng và lương thiện, cảm giác rõ rệt đến nỗi khiến tôi ngây ngất tưởng như đang bay lên. Bạn trẻ! Nếu có thể thì bạn trẻ hãy gắng trở nên cao thượng và lương thiện tức khắc chứ đừng chần chừ do dự! Đấy chính là điều đẹp nhất mà bạn có thể làm được khi bạn vẫn còn trẻ trung, nó sẽ nâng đỡ cho bạn suốt cả cuộc đời để bạn có thể tự tin mà yên tâm sống” [63, 488-489]. Nguyễn Huy Thiệp, đã khẳng định cao thƣợng, lƣơng thiện là bản ngã trởi sinh và quy luật dành cho nó “Đương nhiên, để có thể hành động cao thượng và lương thiện, bao giờ bạn cũng phải chịu những mất mát, thiệt thòi...Trời vốn sinh ra thế đấy” [63, 489].

Sự thức nhận bản ngã của con ngƣời mà đại diện là nhân vật “tôi” khi đối diện với vầng trăng và dải thổ cẩm là sự thức nhận về mặt tƣ tƣởng bởi tất cả những điều đó diễn ra trong thế giới của tƣ duy trừu tƣợng.

Đối diện với thiên nhiên, con ngƣời không chỉ tìm thấy bản ngã trong tƣ duy trừu tƣợng mà còn tìm thấy bản ngã trong hành động bản năng. Bản năng theo chúng tôi cũng là một phần của bản ngã. Có con ngƣời nào không có những bản năng? Bản năng là bản ngã chung nhất của con ngƣời. Dƣới ánh trăng thơ mộng trong Thổ Cẩm, “tôi” chiêm nghiệm bản ngã và đƣợc sống với bản năng của chính mình. Bản năng của “tôi” đƣợc kích thích từ vẻ đẹp huyền ảo của tự nhiên “Tôi nằm một lúc lâu, chợt nghe thấy tiếng lách cách của khung dệt thổ cẩm ngoài sàn nhà. Tôi lén trở dậy đi ra ngoài cửa. Trên sàn gỗ đầu nhà, dưới ánh trăng, một cô gái Mường đang chăm chú dệt tấm vải thổ cẩm với những màu sắc vô cùng đẹp mắt. Tôi lặng người gần như nghẹt thở vì vẻ đẹp trong trẻo huyền ảo của hình ảnh ấy” [63, 488]. Xuất phát từ việc cảm nhận đƣợc cái đẹp ấy và trong một hoàn cảnh cụ thể bản năng đƣợc bộc lộ. Hoàn cảnh đó trƣớc hết là không gian, thời gian “đêm đã khuya, hơi lạnh như ngày càng dày đặc thêm, thậm chí còn hơi buốt giá. Ánh trăng như được làm lạnh đi, trở nên trong suốt ngời ngợi. Những bóng thấp của cây lá, của cảnh vật như đậm đặc hơn, âm thầm, sâu sắc và bí ẩn” [63, 488] và sau đó là tình huống “cô bẽn lẽn chào tôi rồi nghiêng người tránh tôi để bước vào nhà. Khi cô bước qua bên tôi, không hiểu tại sao tôi bỗng trở nên mạnh dạn khác thường, tôi đưa tay ôm lấy bả vai, xoay người cô lại và hôn lên đôi môi cô. Trong đời, đây là lần đầu tiên tôi hôn một người con gái. Cô gái luống cuống nhưng đã tiếp nhận cái hôn của tôi rất tự nhiên, cô hơi mỉm cười và nhè vào miệng tôi một miếng đào đang ăn dở đầy nước bọt, sau đó vội vã gỡ người lẩn nhanh vào nhà” [63, 4889]. Con ngƣời xét đến cùng cũng là một động vật bản năng. Chúng ta không thể loại bỏ bản năng của mình và chúng ta phải thừa nhận nó. Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp sống với những bản năng và không hề phủ nhận chúng. Điều đó không làm xấu đi nhân vật, đẩy nhân vật đến gần hơn với chủ nghĩa tự nhiên mà càng khiến nhân vật của nhà văn gần với con ngƣời hơn.

Tìm về với thiên nhiên hay sống giữa thiên nhiên con ngƣời nhận ra và có đƣợc bản ngã của chính mình. Trong một truyện ngắn Sạ, Nguyễn Huy Thiệp nói về bản ngã con ngƣời trong cuộc sống giữa thiên nhiên. Ở Hua Tát, Sạ đƣợc xem là kẻ điên rồ nhất khi ngay từ nhỏ anh đã nghịch ngợm, thích làm theo sở thích của mình và bỏ qua mọi lời khuyên bảo của mọi ngƣời. Sạ mang trong mình những đặc điểm điển hình cho chàng trai của núi rừng khi anh khỏe khoắn đến mức “có thể đuổi theo con hoẵng hơn ba ngày trời để cho con hoẵng đến nỗi phải nằm vật ra đứt ruột”, khi anh có thể làm những chiếc khèn có những âm thanh quyến rũ, khi anh có thể tung đòn nhanh mạnh, có thể uống liền một lúc hai mƣơi sừng rƣợu và có thể chinh phục trái tim ngƣời phụ nữ dễ dàng. Thế nhƣng những phẩm chất ấy không phải là bản ngã của Sạ bởi Sạ có thể rèn luyện để có đƣợc. Bản ngã là những điều Sạ không rèn luyện và anh sinh ra đã có nó. Bản ngã của Sạ nằm ngay trong tính cách điên rồ của anh. Nhà văn đã dụng công miêu tả những hành động khác ngƣời của Sạ, những hành động khiến dân bản gọi Sạ là kẻ điên. Chẳng hạn nhƣ khi cả bản Hua Tát vất vả một ngày dài mới bắt đƣợc số cá dƣới hồ nƣớc lên thuyền thì Sạ “lật úp thuyền xuống nước”. Khi đó, Sạ mặc kệ những lời chửi rủa để “cười sằng sặc” “nhảy xổ vào đám cá bạc trắng đang quẫy tứ tung”.

Tiếng chửi rủa của dân bản đối vợi Sạ là phản ứng của những con ngƣời bình thƣờng khi công sức lao động bỏ ra bị phá bỏ và cũng là sự phản ứng của những khuôn mẫu trƣớc kẻ phá bỏ nó. Tiếng chửi là một phát ngôn phát ra để răn đe, để gò bó Sạ vào trong khuôn khổ nhƣng nó đã gặp phải tiếng cƣời khỏe khoắn đại diện cho khát vọng vƣợt ra ngoài tất cả những ràng buộc. Chỉ khi vƣợt ra ngoài ràng buộc, đƣợc sống với tính cách, với bản ngã của chính mình con ngƣời mới thực sự đƣợc sống. Sống ngoài khuôn khổ Sạ bị những kẻ trong khuôn khổ phê phán là “thằng điên”, “thằng rồ”, “kẻ khùng”...Cũng chính vì sống ngoài khuôn khổ nên Sạ cô đơn đến mức “giống như một con thú lạ sống giữa mọi người”. Khi Sạ sống ở bản Hua Tát với bản

ngã của chính mình, ngƣời trong bản căm ghét, bực dọc nhƣng khi Sạ vì cô đơn mà bỏ đi thì ngƣời bản Hua Tát lại nhớ về Sạ “người ta mới thấy nhớ Sạ, mới thấy Sạ đi là điều đáng tiếc”. Điều gì đã khiến dân bản Hua Tát nhớ Sạ? Họ nhớ sự điên rồi của Sạ ƣ? Quả nhƣ vậy và thậm chí còn hơn thế. Sự điên rồ của Sạ hay là bản ngã của chính anh đã khiến dân bản Hua Tát nhìn thấy bản ngã của chính họ nhƣng họ không dám thừa nhận nó. Dân bản Hua Tát khi Sạ đi nhận ra họ phải là chính mình. Sự tỉnh thức của họ khiến họ lấy Sạ làm khuôn mẫu “phụ nữ bắt đầu lấy Sạ ra để làm gương dạy dỗ chồng mình. Người bản Hua Tát nhắc đến tên Sạ để mà so sánh việc nọ việc kia với người bản khác”. Sau này khi đi xa trở về Hua Tát, Sạ đã già và lảng tránh khi ngƣời ta nhắc lại chuyện cũ nhƣng chính những ngày cũ ấy mới là thành tích phi thƣờng mà Sạ có đƣợc nhƣ chính anh nói trong một lần tâm sự “quãng đời bình thường cuối cùng ta sống ở bản Hua Tát như mọi người đời, mới thực chính là sự tích phi thường mà ta lập được”. Sạ trở về quê hƣơng sau bao năm ở phƣơng xa và anh nhận ra đƣợc sống với chính bản ngã của mình mới thực sự là điều phi thƣờng nhất. Bản ngã của con ngƣời luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhƣng đƣợc thừa nhận nó và đƣợc sống theo nó không phải việc dễ dàng và ai làm đƣợc đều có thể thấy mình có phần vĩ đại.

Bản ngã của con ngƣời có khi là thứ mà chúng ta phải kiếm tìm trong cả cuộc đời. Tay thợ săn cự phách trong Con thú lớn nhất là ngƣời nhƣ thế, ông đã kiếm tìm bản ngã của mình biết bao năm tháng nhƣng cho đến lúc cuối đời dƣờng nhƣ ông mới nhận ra bản ngã của chính mình. Ngƣời thợ săn cự phách ấy với cây súng kíp trong tay “như có mắt” mỗi lần giơ khẩu súng lên là “chim chóc hoặc thú rừng” đều cầm chắc cái chết. Với cây súng đó ngƣời thợ săn giống nhƣ Thần Chết của rừng khiến bao loài vật sợ hãi. Có tài năng nhƣng điều bất công với ngƣời thợ săn là cả đời ông dƣờng nhƣ chƣa bao giờ săn đƣợc một con thú thực sự lớn “Lão già chưa bao giờ săn được con thú lớn ba bốn tạ thịt. Khẩu súng của lão chỉ bắn được những con vật nhỏ ngu

ngốc”. Nếu ngƣời kể dừng câu chuyện ở đây thì ngƣời đọc dễ nhầm lẫn rằng con thú lớn nhất chỉ là con thú nặng nề, có trọng lƣợng nhƣng khi đọc đến cuối câu chuyện với chi tiết ngƣời ta tìm đƣợc ngƣời thợ săn với một viên đạt xuyên qua đầu thì ngƣời đọc không còn có thể nhầm lẫn điều đó nữa “ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão. Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình”. Ngƣời đọc vỡ lẽ ra rằng con thú lớn nhất trong cuộc đời ngƣời đi săn không phải là con voi hay con hổ nặng hàng chục hay hàng trăm cân mà chính là ngƣời đi săn. Nghịch lí ở chỗ kẻ đi săn nhƣng con thú lớn nhất lại chính là bản thân hắn. Điều đó không có nghĩa là kẻ đi săn phải tìm kiếm và giết chết chính mình mà có nghĩa chiến thắng bản thân là điều khó khăn nhất. Phần bản thân mà con ngƣời cần chiến thắng đó chính là bản ngã của chính mình. Bản ngã cần đƣợc con ngƣời nhận thức và vƣợt qua chính nó. Khi ngƣời thợ săn tự sát bằng một viên đạn là lúc anh ta nhận ra bản ngã của chính bản thân mình. Cái chết của ngƣời thợ săn vừa có thể hiểu là sự khuất phục bản ngã, vừa có thể hiểu là sự chiến thắng bản ngã nhƣng cũng có thể hiểu là sự trừng phạt của Then, thần rừng. Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì thiên nhiên mà cụ thể là cánh rừng đã mang đến cho con ngƣời sự thức nhận bản ngã của chính mình.

Trong các truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp thƣờng đặt nhân vật vào giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ để nhân vật tự trải nghiệm và thấu nhận bản ngã nhƣng cũng có khi nhà văn mƣợn lời ngƣời kể chuyện để trực tiếp nói về tác động thiên nhiên đến sự thức nhận bản ngã của con ngƣời. Ở truyện ngắn Mưa Nhã Nam, tác giả viết “Rừng vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Rừng muôn đời là thế. Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn”. Nguyễn Huy Thiệp đã liệt kê hàng loạt những tính cách của thiên nhiên. Những tính cách ấy đã tồn tại cả ngàn đời nay thậm chí còn lâu hơn cả sự tồn tại của con ngƣời. Những tính cách ấy của thiên nhiên “đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá

nhân chính nó. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh vừa bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? Đi đâu? Thế nào? Làm gì? Tiến đến đâu? Bao giờ thành tựu? Bao giờ kết thúc?”. Thiên nhiên đã dồn đẩy con ngƣời về nơi tận cùng của ý thức cá nhân. Nơi đó chính bản ngã của con ngƣời. Thiên nhiên ép buộc con ngƣời phải tự khám phá bản ngã chính mình. Hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra cho chính bản ngã ngƣời. Câu hỏi “mình là ai?” là câu hỏi đầu tiên mỗi nhân cách đặt ra cho chính nó. Trả lời câu hỏi “mình là ai” con ngƣời tìm cho mình một cái tên, ít nhất một mối quan hệ với những ngƣời xung quanh nhƣ cha, mẹ, anh, em, quân, thần, phụ, tử...Câu hỏi “đi đâu?”, “thế nào?”, “làm gì?” là một hành trình mà mỗi bản ngã phải trải qua khi con ngƣời lớn lên và đối diện với cuộc đời. “Tiến đến đâu?” và “Bao giờ thành tựu?” là mục tiêu, là đích đến của sự cố gắng của cuộc đời của mỗi bản ngã. Mỗi con ngƣời luôn phải đặt cho mình một mục tiêu phấn đấu cụ thể để hƣớng về nó nhƣ hƣớng dƣơng hƣớng về mặt trời. Câu hỏi cuối cùng “bao giờ

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn tanizaki junichiro và nguyễn huy thiệp từ góc nhìn so sánh (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)