6. Cấu trúc luận văn
2.3. Nghệ thuật xây dựng thiên nhiên
2.3.1. Nghệ thuật xây dựng thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki
Để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, Tanizaki thƣờng đƣa ra hàng loạt liên tƣởng, so sánh... để đặc tả đối tƣợng. Trong Trăng Tây Hồ vẻ đẹp của mặt nƣớc hồ có khi Tanizaki so sánh với một dòng nƣớc thiêng trong huyền thoại “chưa kể là nước của hồ này, một phần vì có ánh trăng chiếu lên hay sao mà thấy trong vắt như dòng nước sâu của của nguồn linh tuyền trong chốn thâm sơn” [68, 126] và cũng có thể liên tƣởng đến những kỳ công của thần linh tạo hóa “...thế rồi, để cho tấm vải nhung này ngày càng mịn và bóng loáng hơn, nữ thần cung trăng đã ban phát ánh sáng, tạo nên vô số hoa văn trên sóng khâu lại bằng những con rắn bạc trên khắp mặt hồ” [68, 128]. Khi khác, miêu tả về vẻ đẹp, nhà văn lại so sánh với những điều rất gần gũi nhƣ một viên kẹo“chính vì dù sâu có mỗi ba, bốn thước thôi nhưng nước hồ ở đây không chỉ trong suốt như con suối thiêng của nhà ẩn tu, nó còn có vẻ dị thường với cái nằng nặng, trơn trơn dinh dính như một viên kẹo” [68, 127] hay nhƣ một hạt thủy tinh “nếu như xòe bàn tay vốc vài giọt hồ ở đây rồi đưa lên khoảng không trong chốc lát, có lẽ khi nhận được ánh sáng lạnh lẽo của vầng trăng, chúng sẽ cô lại thành những hạt thủy tinh cũng không chừng”
[68, 127]. Có thể nói bức tranh thiên nhiên trong truyện Tanizaki giàu chất hội họa và rất sống động khi nhà văn đã vận dụng triệt để các thủ pháp so sánh, nhân hóa, liên tƣởng, tƣởng tƣợng...để tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.
Thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki có thể đƣợc nhà văn miêu tả từ cả hai góc nhìn viễn cảnh và cận cảnh. Trong Trăng Tây Hồ không gian thiên nhiên đƣợc miêu tả với điểm nhìn xa bao quát làm hiện lên bức tranh toàn cảnh “con thuyền sau khi đi qua khu vực Liễu Lãng Văn Oanh rồi thì quay ngoặt qua hướng tây để đi về phía trung tâm hồ. Tôi thấy bên trái có một khoảnh đen đen như thể một cánh rừng thấp, có lẽ là ruộng dâu hay gì đấy. Nhìn về hữu ngạn thì giữa lúc tôi không để ý, thuyền đã quay vòng tròn
và hoàn toàn đổi phương hướng, rồi đùng một cái, trước mắt tôi mặt hồ đang nới rộng thêm ra, từ phía xa xa nơi sóng tấp vào, đã thấy ngọn tháp Bảo Thúc bên Bảo Thạch Sơn hình thù như cái cột buồm hiện ra mơ hồ trên nền trời”
[68, 128-129]. Cùng với điểm nhìn viễn cảnh, thiên nhiên còn đƣợc nhà văn đặc tả với điểm nhìn cận cảnh “mỗi khi mái dầm rời mặt nước thì nước hồ ánh lên một màu xanh bạc, trông giống như hồ đang được trảilên trên bằng một lần lụa mỏng. Bảo trong nước có tơ sợi thì có thể bị coi là hơi kỳ khôi nhưng đúng thế, tôi cảm thấy dường như nước trong hồ này đã được dệt bằng một loại tơ mảnh mai và có sức đàn hồi, gắn kết, còn tinh vi hơn cả tơ nhện nữa” [68, 127-128]. Sự hòa phối điểm nhìn viễn, cận làm không gian thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki mang đậm màu sắc thi ca cổ điển phƣơng Đông và cũng tiềm tàng dấu ấn hội họa.
Nhà văn Tanizaki thƣờng miêu tả thiên nhiên thông qua cảm nhận chủ quan của con ngƣời tức nhân vật, bởi vậy đôi khi thiên nhiên giống nhƣ một sinh thể sống có buồn, có vui. Mặt nƣớc Tây Hồ trong Trăng Tây Hồ đẹp nhƣng ẩn chứa tâm tƣ. Tâm tƣ ấy đƣợc chính vẻ đẹp của thiên nhiên gợi ra cho con ngƣời để rồi nó trở thành phần hồn trong cảnh sắc thiên nhiên “Tuy nước trong xanh thực đấy nhưng nó không làm ta cảm thấy khoan khoái vì chỉ chất chứa một sự nặng nề tù hãm. Sở dĩ tôi cảm thấy như vậy, một phần vì dưới nước có một loài thực vật giống như rong rêu đang mọc um tùm, khiến cho đáy hồ như được phủ lên một tấm thảm nhung xanh thẫm, và có lẽ nhờ phản xạ ánh sáng nên nó óng a óng ánh” [68, 128]. Trong một truyện ngắn khác, Bí mật, thiên nhiên cũng đƣợc cảm nhận từ chủ quan của chính nhân vật
“Khi ấy nhìn dòng sông và chiếc đò như thế ngay ở trước mặt, rồi thấy quang cảnh chừng như rất lạ lùng với vùng đất rộng trải ra ngút mắt phía bên kia, tôi cứ có cảm giác mơ hồ như đó là một thế giới mà mình thường gặp trong mơ...” [68, 139]. Chính cảm nhận chủ quan đã khiến thiên nhiên trong giấc mơ hóa thành thiên nhiên trong thực tại.
Một trong những điểm độc đáo của nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki Junichiro là nhà văn luôn đặt thiên nhiên trong cái nhìn văn hóa, lịch sử. Nhà văn đặt thiên nhiên trong dòng chảy của lịch sử nhƣ trong các truyện Trăng Tây Hồ, Người cắt lau...Mỗi yếu tố thuộc về thiên nhiên dƣờng nhƣ có gốc gác, có cội nguồn của riêng nó. Chính bởi đặt thiên nhiên trong dòng chảy lịch sử của con ngƣời nên những trang viết về thiên nhiên của Tanizaki có chiều sâu lịch sử, bề rộng văn hóa. Đọc những trang viết này ngƣời đọc tƣởng chừng đang xem một cuốn sách nghiên cứu lịch sử văn hóa.
Tanizaki Junichiro tạo nên những bức tranh thiên nhiên độc đáo trong tác phẩm của ông bằng những nét vẽ đa sắc màu; những thủ pháp liên tƣởng, so sánh, nhân hóa, tƣởng tƣợng độc đáo; sự luân chuyển điểm nhìn viễn cận và cả sự cảm nhận chủ quan của con ngƣời trong tƣơng quan với thiên nhiên. Nhà văn thƣờng trao cho nhân vật tự do cảm nhận về thiên nhiên khiến thiên nhiên nhƣ có “thần”. Miêu tả thiên nhiên nhƣ một sinh thể có “thần” là điểm tƣơng đồng giữa Tanizaki và Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, cái “thần” của thiên nhiên của Tanizaki khác cái “thần” của thiên nhiên của Nguyễn Huy Thiệp ở chỗ nó xuất phát từ cảm quan thẩm mĩ của con ngƣời còn ở Nguyễn Huy Thiệp là bản thể của chính nó. Thêm một điều độc đáo trong nghệt thuật miêu tả thiên nhiên của Tanizaki là nhà văn luôn có ý thức miêu tả thiên nhiên trong ngọn nguồn văn hóa, lịch sử.