Nguồn cội phong tục truyền thống

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn tanizaki junichiro và nguyễn huy thiệp từ góc nhìn so sánh (Trang 47 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Tìm về nguồn cội trong thiên nhiên

2.2.1. Nguồn cội phong tục truyền thống

2.2.1.1. Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bao chứa ấp ủ con ngƣời, mang đến cho con ngƣời nguồn sống đồng thời thời cũng khiến con ngƣời đối diện với sự siêu nhiên đầy sợ hãi. Nỗi sợ hãi của con ngƣời trƣớc thiên nhiên trong truyện Nguyễn Huy Thiệp phản ánh nỗi sợ của những con ngƣời cổ xƣa khi đối diện với thiên nhiên. Trong thế giới cổ xƣa, con ngƣời không lý giải đƣợc về hiện thực đời sống bởi vậy đối với họ một áng mây trôi, một ánh chiều chạng vạng...đều đƣợc điều khiển bởi các vị thần mà thần thì luôn bí ẩn nhƣ Nữ Oa hay Zeus...

Sống giữa thiên nhiên vừa là sự trở về nguồn cội của con ngƣời vừa là sự nối tiếp truyền thống. Trong lịch sử phát triển của con ngƣời, cánh rừng, hang đá là môi trƣờng cƣ trú đầu tiên của con ngƣời. Môi trƣờng đó hằn sâu vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời bởi vậy khi trở về với những cánh rừng con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc sự bình yên, sự an toàn và cảm thấy đƣợc che chở. Có một số lƣợng không nhỏ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng không gian nghệ thuật là những cánh rừng, dòng sông... nơi mang nguồn cội của con ngƣời. Đó là những truyện nhƣ Tiệc xòe vui nhất, Đất quên, Sói trả thù, Muối của rừng....Nhìn chung trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, các nhân vật thƣờng kiếm tìm và trở về với nguồn cội phong tục truyền thống qua việc trở về với những cánh rừng hay theo đuổi một huyền thoại dân gian...

Trong truyện ngắn Chiếc tù và bị bỏ quên, khi cả bản làng Hua Tát phải đối diện với nạn dịch sâu đen cắn phá lá cây rừng, trƣởng bản Hà Văn Nó và con trai Hà Văn Mao thực hiện một cuộc tìm về với nguồn cội giữa chốn thâm sơn. Phong tục ở Hua Tát, ngƣời chết “sau khi thiêu xong, xương cốt được cho vào cái tiểu sành mang đi cất giấu” và trong dòng họ chỉ có một ngƣời duy nhất biết nơi để xƣơng cốt của tổ tiên. Nghe lời thầy mo phán “cái xương ông tổ họ Hà đang rữa, biến thành sâu bọ, phải lôi cái xương ra ánh sáng mặt trời mà rửa mới hết được sâu” hai cha con Hà Văn Nó tìm đến nơi cất giấu xƣơng cốt tổ tiên ở sâu tít trên đỉnh núi trong rừng già. Lời phán về loài sâu đen do thầy mo đƣa ra không phải ngẫu nhiên mà đã dựa trên phong tục truyền thống về việc mai táng ngƣời qua đời của bản Hua Tát. Lời phán đó cho thấy mỗi khi trong cuộc đời hiện tại phải đối diện với hiểm nguy, bất an con ngƣời lại tìm về những phong tục truyền thống, tổ tiên những mong có đƣợc sự an toàn, che trở mà những phong tục truyền thống, tổ tiên lại gắn với những cánh rừng dẫn đến trở về với những cánh rừng cũng là trở về với nguồn cội tổ tiên, trở về với văn hóa truyền thống.

Ở một truyện ngắn khác, Nguyễn Huy Thiệp cũng tái hiện một cuộc kiếm tìm, trở về với nguồn cội phong tục truyền thống qua việc để nhân vật theo đuổi một huyền thoại dân gian. Mẹ Cả hay cũng chính là ngƣời con gái của thủy thần là mục tiêu tìm kiếm cả đời của nhân vật Chƣơng. Mẹ Cả là cái tên đƣợc ngƣời dân đặt cho con gái thủy thần. Với cái tên đó Mẹ Cả trở thành truyền thống, trở thành linh hồn của văn hóa. Cuộc kiếm tìm Mẹ Cả của Chƣơng thực chất là cuộc kiếm tìm văn hóa truyền thống. Văn hóa truyền thống trở thành một giá trị vĩnh hằng in sâu vào tâm khảm Chƣơng nên dù ngƣời đời có nói với anh Mẹ Cả chỉ là chuyện bịa thì anh vẫn mải miết kiếm tìm. Trên hành trình đi tìm Mẹ Cả, Chƣơng đã phải đối diện với biết bao sóng gió có lúc khiến anh cảm thấy “đói như một con hắc tinh tinh” hay “đói như một con lợn rừng”, “đói như một con vật ở địa ngục”, “đói đã nửa năm nay”...và có lúc thấy cả “những khuôn mặt trông như thú vật, đầy dục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm, đau khổ”. Cũng trên hành trình đi tìm Mẹ Cả, Chƣơng gặp đƣợc ngƣời con gái yêu thƣơng anh thật lòng. Tiếc thay, trong tâm tƣởng anh chỉ có ngƣời con gái thủy thần trong huyền thoại. Cuộc kiếm tìm ngƣời con gái thủy thần dù là ảo vọng nhƣng đã khiến Chƣơng thoát ra khỏi cuộc nhàm nhạt ở làng quê với những công việc dƣờng nhƣ đã đƣợc định trƣớc cho từng ngày “sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đang mũ”. Trong hành trình tìm kiếm ngƣời con gái trong huyền thoại, đã có lúc Chƣơng phải đối diện với đói rét, sự cô đơn, sự lạc lõng giữa cuộc đời nhƣng chính những khi đó khát khao kiếm tìm Mẹ Cả trong trong tâm thức lại vực dậy tinh thần của anh. Mẹ Cả với tƣ cách là một truyền thống văn hóa vừa thôi thúc con ngƣời kiếm tìm nó vừa mang đến cho con ngƣời sức mạnh tinh thần mãnh liệt.

Nguyễn Huy Thiệp thƣờng xây dựng những nhân vật kiếm tìm trong các truyện ngắn của mình. Kiểu nhân vật kiếm tìm của ông đa dạng cả về tuổi tác và địa vị xã hội. Trƣớc thực tại bất ổn, họ dấn thân vào một cuộc phiêu lƣu

kiếm tìm và không ít những cuộc kiếm tìm đó là sự trở về với nguồn cội truyền thống. Nguyễn Huy Thiệp chịu nhiều ảnh hƣởng của văn hóa dân gian nên trong các truyện ngắn của ông nhân vật thƣờng có những cuộc trở về với nguồn cội truyền thống nhƣ trong các truyện Chiếc tù và bị bỏ quênCon gái thủy thần...đã nói đến trên đây.

2.2.1.2. Nếu nhƣ nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thƣờng là những kẻ dấn thân kiếm tìm truyền thống văn hóa thì nhân vật của Tanizaki lại có những chuyến đi nhƣ một lữ khách và hồi tƣởng về truyền thống văn hóa lịch sử. Chúng tôi xem những yếu tố thuộc phạm trù văn hóa lịch sử cũng đồng thời thuộc về phạm trù phong tục truyền thống.

Ngƣời lữ khách của Tanizaki xuất phát từ hiện tại để hồi ức về những sự kiện, những con ngƣời con quá khứ. Nhân vật tôi trong Người cắt lau

(Ashikari, 1932) là một minh chứng cho điều này. Vào một buổi chiều nọ, “tôi” bỗng nổi hứng muốn “dạo mát một vòng trong vùng” và rồi bất chợt nhớ đến ngôi đền Minase. Đây là một ngôi đền đặc biệt khi nó đƣợc xây cất trên nền cũ của ly cung của thái thƣợng hoàng Gotoba. Ngôi đền đã làm “tôi” nhớ đến cung điện của thái thƣợng hoàng Gotoba nhƣ một chứng tích văn hóa. “Tôi” nhớ đến bộ sử truyện Masukagami với chƣơng Vùi trong cỏ gai

miêu tả về ly cung của vị vua xƣa “từ ngự sở có thể ngắm cảnh dòng sông đang chảy ngoài xa” [68, 290], “những hành lang, lối đi điện đài đều có mái lợp tranh chỗ nào trông cũng hết sức đẹp đẽ. Trước mặt cung có bày lớp đá xếp thành hình thác nước đang đổ từ trên núi xuống, còn trong sân, những nhánh tùng lùn chen cành cùng với đám cây rừng phủ dày rêu xanh, quả thật là phong cảnh u tịch của nơi có thể dung thân nghìn đời”. Những cành cây, ngọn cỏ...của ly cung không xuất hiện trong thực tại mà trở về trong hồi ức của nhân vật tôi và thông qua một cuốn sách nhân vật tôi đã đọc. Hồi ức đó thực chất là một cuộc trở về với quá khứ có tính văn hóa truyền thống nhờ sự khơi gợi của ngôi đền Minase. Tiếp theo dòng hồi ức, nhân vật tôi không chỉ

nhớ về cảnh xƣa mà còn nhớ về ngƣời xƣa. “Tôi” nhớ đến những bài thơ của thái thƣợng hoàng sáng tác khi xƣa “thơ ngài làm, biết bao nhiêu bài tôi vẫn khắc ghi trong tâm khảm, ví dụ khi ngài vịnh về bến Akashi có câu “thuyền câu chèo vào sương mù” hay trong thời gian ngài bị đày ngoài đảo Oki “Ta bỗng thành ra người gác đảo””. Nếu nhƣ ly cung là minh chứng cho một nền văn hóa thì thái thƣợng hoàng lại là chứng nhân của lịch sử. Nhớ về ly cung và nhớ về thái thƣợng hoàng là hành trình trở về với truyền thống bằng tâm thức. Chuyến đi bằng tâm thức này hoàn toàn ngƣợc lại với chuyến trở về bằng thực tế với việc viếng thăm đền Mianse của nhân vật tôi. Xuyên suốt trong toàn bộ câu chuyện, nhân vật tôi còn nhiều lần hồi tƣởng về quá khứ. “Tôi” nhƣ sống chênh vênh giữa hai bờ hiện thực và hoài niệm chẳng hạn khi đến với con đƣờng đi từ sông Akuta đến Itami băng qua Ikede “tôi” chợt nhớ

“vùng này và ven tuyến đường nối Itami, Akutagawa và Yamazaki chính là nơi các danh tướng thời chiến quốc như Araki Murashige và Ikeda Shonyusai đã để lại những chiến công hiển hách. Có lẽ ngày xưa đó là con đường chính” [68, 292], hay khi bắt gặp cảnh đồng quê “tôi” lại nhớ về ngày xƣa qua một câu chuyện “Đọc truyện Chushingura còn thấy thời ấy tả cảnh lợn rừng và sơn tặc vẫn lảng vảng gần đường cái làm người ta có thể nghĩ rằng ngày xưa nơi đó còn rùng rợn hơn nhiều”. Nhân vật tôi trong Người cắt lau

của Tanizaki có sự trở về với truyền thống văn hóa một cách rất đặc biệt khi tôi trong thực tại thăm thú các di tích lịch sử để rồi nhớ về những cảnh, những ngƣời đã qua. Bên cạnh đó “tôi” còn nhớ về ngƣời xƣa qua những trang sách vở, những áng thơ văn. Dù trực tiếp đến thăm di tích, hay gián tiếp qua sách vở và hồi tƣởng thì nhân vật tôi cũng đã thực sự tìm về ngọn nguồn văn hóa của dân tộc.

Trong một chuyện ngắn khác, Tanizaki cũng tiếp tục xây dựng một nhân vật tôi với hành trình tìm về cội nguồi văn hóa tuy nhiên hành trình này đặc biệt ở chỗ nền văn hóa đó không phải nề văn hóa bản địa. Nhân vật “tôi”

trong truyện ngắn Trăng Tây Hồ đến Tây Hồ để thƣởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và trên con đƣờng du ngoạn “tôi” liên tục nhớ về cảnh và nhớ về những ngƣời đã xa. Nỗi nhớ của “tôi” có khi đƣợc gợi ra từ cảnh vật nhƣng cũng có khi đƣợc khơi lên từ một món ăn “Trong mấy món ăn có Tonpổnyo (Đông Pha nhục). Người ta bảo duyên do là ngày xưa ông Tô Đông Pha vì yêu mến cảnh non xanh nước biếc của Hàng Châu nên ở lại đây khá lâu và đã cho chế ra món ăn khoái khẩu đó”, “nói đến Tô Đông Pha, người ta nghĩ ngay đến một nhà thơ siêu phàm thoát tục nhưng hình dung cảnh sáng chiều, ông ngồi dạo thuyền, đưa cay bằng cái món nhắm này bên cạnh ái thiếp Triêu Vân thì tôi cảm tưởng mình cũng đã hiểu được phần nào cách hưởng lạc của người Trung Quốc” [68, 117]. Cách hƣởng lạc mà nhân vật tôi nói đến thực chất là văn hóa, là quan niệm thẩm mĩ của ngƣời Trung Quốc. Ngƣời Trung Quốc xƣa vốn chuộng vẻ đẹp thiên và để thƣởng ngoạn nó ngƣời ta thƣờng dùng rƣợu nhƣ một thứ men say, ngồi kề bên giai nhân nhƣ một cái đẹp nhân thế hài hòa cùng thiên nhiên. Từ thực tại, nhân vật tôi tƣởng tƣợng về quá khứ xa xôi của ngƣời Trung Quốc. Sự tƣởng tƣợng đó của “tôi” cũng là cách kiếm tìm cội nguồn văn hóa. Bên cạnh đó, sự tìm về cội nguồn cội nguồn văn hóa trong truyện ngắn này có thể thấy đƣợc thông qua việc lý giải sự ra đời có tính văn hóa của món ăn truyền thống mang tên Đông Pha nhục.

Trong các truyện ngắn của Tanizaki Junichiro thƣờng xuất hiện những con ngƣời trong vai lữ khách ngao du thƣởng ngoạn cảnh sắc và chiêm nghiệm, trở về nguồn cội văn hóa. Cuộc trở về nguồn cội văn hóa có thể thông qua hồi tƣởng và cũng có thể thông qua tƣởng tƣợng. Cùng với đó, trở về nguồn cội văn hóa còn đƣợc thực hiện bằng những chuyến đi thực tế hoặc những cuộc du hành thông qua sách vở. Việc thực hiện những du hành thông qua sách vở không phải hiếm trong văn học nhƣng ở Tanizaki có sự độc đáo đó là các nhân vật của ông xuất phát từ cảm quan thẩm mĩ trong hiện tại để nhớ về quá khứ làm gia tăng thêm cảm quan thẩm mĩ đó. Sự du hành thông

qua sách vở có thể thấy ở văn học trung đại Việt Nam khi Trƣơng Hán Siêu viết Bạch Đằng giang phú. Trong bài phú này, tác giả đã để cho nhân vật khách thực hiện một chuyến ngao du thông qua tri thức sách vở:

“Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi, Lướt bể chơi trăng mải miết.

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt. Cửu Giang, Ngũ Hồ.

Tam Ngô, Bách Việt. Nơi có người đi, Đâu mà chẳng biết”

Nhân vật khách của Trƣơng Hán Siêu đã đến với những địa danh xa xôi ở Trung Hoa nhƣ Nguyên Tƣơng, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ...bằng những tri thức trong sách vở chứ không phải một chuyến đi trong thực tế. Chuyến đi của khách có thể nói là một chuyên phiêu du bằng tâm tƣởng.

Tanizaki thƣờng xây dựng những nhân vật nhƣ một lữ khách kiếm tìm cái đẹp. Lữ khách đó có thể tìm kiếm một dòng sông hay vầng trăng... nhƣng trên đƣờng tìm kiếm những cái đẹp ấy khách cũng hoài vọng về cảnh về ngƣời có tính văn hóa lịch sử nhƣ một vị thái thƣợng hoàng khi xƣa, một Tô Đông Pha năm nào...Hoài vọng về những yếu tố có màu sắc văn hóa lịch sử là một hành trình tƣ tƣởng về nguồn cội. Hành trình về nguồn cội ấy nằm trong một hành trình lớn hơn-hành trình trong thiên nhiên kiếm tìm cái đẹp.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn tanizaki junichiro và nguyễn huy thiệp từ góc nhìn so sánh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)