6. Cấu trúc luận văn
2.3. Nghệ thuật xây dựng thiên nhiên
2.3.2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều kiểu không gian khác nhau nhƣ không gian làng quê, không gian phố phƣờng đô thị, không gian rừng núi.... Dù ở kiểu không gian nào thì cũng luôn có sự gắn kết giữa không gian và thời gian trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn thƣờng để nhân vật hồi tƣởng lại những sự việc, sự kiện đã qua với những dâu mốc thời gian tƣơng đối cụ thể chẳng hạn nhƣ một trận bão “chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956” (Con gái thủy thần) hay một cơn mƣa “ở
Nhã Nam tháng tư có mưa” (Mƣa Nhã Nam). Về sự gắn kết giữa yếu thố thời gian và không gian trong văn học có thể thấy ở nhận định của Trần Văn Toàn
“thời gian đã được không gian hóa và vật thể hóa một cách tới hạn và vì thế mà trở nên hữu hình và hiện diện thật sinh động, chân thực. Thời gian không còn là đường viền nữa mà đã tan ngấm vào trong toàn bộ những chi tiết của thế giới nghệ thuật” 5 .Điều đó có nghĩa thời gian đã có sự xuyên thấm vào không gian một cách khái quát và trong đó có sự xuyên thấm vào không gian thiên nhiên.
Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đƣợc nhà văn đặt trong tƣơng quan với con ngƣời. Nó là tấm gƣơng soi chiếu vào bản ngã của con ngƣời. Đối diện với thiên nhiên con ngƣời nhận ra bản ngã của chính mình với những khát khao, những dục vọng, sự cao thƣợng và sự đê hèn... nhƣ những gì nhân vật tôi trong Thổ Cẩm chiêm nghiệm. Cũng trong truyện ngắn này, đứng ánh trăn thuần khiết của thiên nhiên, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự kỳ diệu của sự sống “Tôi nằm thao thức ngắm trăng, bỗng nhiên ngờ ngợ nhận ra giá trị của sự sống. Sự sống chính là sự ân sủng mà Thượng đế tối cao ban cho con người. Ta được sống, được hít thở, được đi lại, làm việc, yêu đương...có gì tuyệt vời hơn thế? Bởi lẽ gì, vì lẽ gì mà con người thù hận, dối lừa, xâu xé, hủy hoại nó đi?”. Nguyễn Huy Thiệp xây dựng hình tƣợng thiên nhiên nhƣng cuối cùng vẫn hƣớng đến con ngƣời. Trong tƣơng quan với con ngƣời, thiên nhiên tồn tại nhƣ một đối tƣơgnj để giúp con ngƣời tự nhận thức. Trong các truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa thiên nhiên nhƣ một sinh thể sống có linh hồn và tính cách đầy bí ẩn. Thiên nhiên ở thung lũng Hua Tát thơ mộng với những dòng suối những cành cây nhƣng cũng đầy bí ẩn với trái tim hổ nhỏ bé nhƣ hòn đá nhƣng không ai có thể cầm lên tay, với loài sâu đen cắn phá tất cả lá cây rừng với vị Then tối thƣợng sẵn sàng
5
Trần Văn Toàn, 2010, tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hƣ cấu (fiction) giao thời (khảo sát trên chất liệu văn học công khai), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội, tr.92.
trừng phạt “Nhưng then rừng đã phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão” (Con thú lớn nhất). Thiên nhiên ngoài Hua Tát cũng không kém phần bí ẩn với tiếng sét đánh cụt gốc cây muỗm đại thụ và
“đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông” (Con gái thủy thần). Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng hình tƣợng thiên nhiên bằng bút pháp thuyền thoại từ đó khiến thiên nhiên dù đẹp mà vẫn thần bí mang đậm màu sắc liêu trai.
Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đƣợc nhà văn đặc tả bằng cái nhìn khách quan. Nhà văn không mƣợn lời của nhân vật để tái hiện thiên nhiên mà trực tiếp miêu tả thiên nhiên. Chính sự trực tiếp miêu tả thiên nhiên này đã mở rộng không gian cho sự sáng tạo của nhà văn.
Những bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc tạo dựng thông qua bút pháp huyền thoại cùng sự đặc tả cụ thể chi tiết từng đƣờng nét khiến nó trở nên sinh động hấp dẫn và chất chứa đầy bí ẩn. Thiên nhiên đƣợc Nguyễn Huy Thiệp xem nhƣ một sinh thể có tính cách dữ dội có thể khiến con ngƣời kinh sợ nhƣng đôi khi cũng nên thơ, quyến rũ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG II
Trong không gian văn hóa phƣơng Đông và trong hành trình tri nhận về thiên nhiên của con ngƣời, trong các sáng tác của Tanizaki và Nguyễn Huy Thiệp yế tố thiên nhiên xuất hiện đậm nét nhƣng cũng có sự tƣơng đồng và khác biệt. Cả hai nhà văn đều cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn, quyến rũ của thiên nhiên nhƣng với Tanizaki Junichiro thiên nhiên là sự hiện hữu của cái đẹp còn với Nguyễn Huy Thiệp thiên nhiên nhƣ một sinh thể sống đầy huyền bí mà đôi khi khiến con ngƣời phải kinh sợ.
Tanizaki Junichiro tạo nên những bức tranh thiên nhiên độc đáo trong tác phẩm của ông bằng những nét vẽ đa sắc màu; những thủ pháp liên tƣởng, so sánh, nhân hóa, tƣởng tƣợng độc đáo; sự luân chuyển điểm nhìn viễn cận và cả sự cảm nhận chủ quan của con ngƣời trong tƣơng quan với thiên nhiên còn Nguyễn Huy Thiệp tạo dựng hình tƣợng thiên nhiên thông qua bút pháp huyền thoại cùng sự đặc tả cụ thể chi tiết từng đƣờng nét khiến nó trở nên sinh động, quyến rũ và đầy bí ẩn.
CHƢƠNG III
CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA TANIZAKI JUNICHIRO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP
Con ngƣời là đối tƣợng trung tâm của các loại hình nghệ thuật trong đó có văn học. Bằng nhiều hình thức khác nhau, văn học phản ánh con ngƣời trong hiện thực đời sống. Tuy nhiên, văn học còn là sự sáng tạo nên con ngƣời trong văn học có thể mang những nét đặc trƣng điển hình loại và cũng có thể trở thành biểu tƣợng.
Con ngƣời trong tác phẩm văn học là sự phản ánh của con ngƣời trong đời sống hiện thực. Đó là những nhân vật, là ngƣời kể chuyện xƣng tôi và có thể là những con vật nhƣ một ẩn dụ ngụ ngôn...
Văn hóa phƣơng đông quan niệm về con ngƣời có sự khác biệt so với văn hóa phƣơng tây. Thời trung đại con ngƣời đƣợc quan niệm là một tiểu vũ trụ trong tƣơng quan với đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Con ngƣời trong văn chƣơng đƣợc trao cho những phẩm chất quý nhƣ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín... và trở thành một mẫu mực về đạo đức. Ở thời kỳ hiện đại, con ngƣời không còn “thuần khiết” với các phẩm chất đạo đức chuẩn mực mà trở nên đa diện, phức tạp, có lẫn cả “rồng phƣợng và rắn rết” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu). Con ngƣời trong các truyện ngắn của Tanizaki Junichiro cùng đƣợc kiến tạo bởi văn hóa phƣơng đông nhƣng ở mỗi thời đại và mỗi bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau nên sẽ có những điểm tƣơng đồng và những điểm khác biệt. Dẫu thế vẫn có thể phân định con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki dựa trên cơ sở chuẩn mực của chính con ngƣời. Theo đó, con ngƣời trong sáng tác của hai nhà văn có hai loại: con ngƣời khác biệt và con ngƣời bình thƣờng.