6. Cấu trúc luận văn
2.1. Thiên nhiên miền núi hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng
2.1.1. Cái nhìn lãng mạn về thiên nhiên
2.1.1.1. Không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà cụ thể là không gian núi rừng thƣờng đƣợc nhà văn quan sát, miêu tả một cách lãng mạn.
Nhà văn đã triệt để sử dụng trí tƣởng tƣợng để tạo ra một góc nhìn lãng mạn về thiên nhiên. Mở đầu những chuyện ngắn về thung lũng Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến những lời kể tƣởng chừng rút ra từ cổ tích về những hòn đá cuội trong suối nƣớc Hua Tát “Ở Hua Tát, những chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm đâu đso quanh rào trong các ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm hoa này trong miệng uống rượu không bao giờ say. Nó cũng giống như những viên đá cuội trắng, có gân đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suối. Phụ nữ thích những viên sỏi này. Họ nhặt nó về ủ trong áo lót đủ một trăm ngày. Khi làm đệm cho chồng, họ giấu viên sỏi ấy vào trong. Có lời nguyền rằng, người chồng nằm trên đệm ấy sẽ không bao giờ mơ tưởng đến những người phụ nữ khác” [63, 5-6]. Câu chuyện về hòn sỏi trong lời mở đầu cho những câu chuyện về thung lũng Hua Tát mang màu sắc của câu chuyện cổ tích Nàng công chúa và hạt đậu. Trong
câu chuyện đó, nàng công chúa “hoàn mĩ” dẫu nằm trên hai mƣơi tấm đệm dày vẫn cảm nhận đƣợc hạt đậu ở phía trên tấm đệm cuối cùng.
Trên thực tế chắc chắn sẽ không viên sỏi nào mang trong mình sức mạnh huyền bí nhƣ viên sỏi của Nguyễn Huy Thiệp. Một viên sỏi nhƣ vậy chỉ có thể tồn tại trong tƣởng tƣợng lãng mạn của nhà văn.
Trong thung lũng Hua Tát, từ cái nhìn lãng mạn, vị thần tối cao hay Then của núi rừng không chỉ sẵn sàng trừng phạt con ngƣời vì sự lạm dụng, tham lam khai thác tài nguyên mà còn nhân ái và bao dung trả công cho những ngƣời lam lũ. Truyện Nàng Bua kể về ngƣời góa phụ nghèo khổ lam lũ nhƣng không ai dám lại gần nàng, ngƣời ta xem nàng nhƣ quỷ dữ “Quỷ dữ đấy! Đừng gần nó”. Dân bản Hua Tát xem nàng Bua là nguyên nhân của tất cả những dịch bệnh trong làng nhƣ nạn bọ gà ở phụ nữ và nạn sốt ở đàn ông. Trong khi ngƣời của cả thung lũng Hua Tát xua đuổi nàng Bua thì núi rừng Hua Tát lại dang tay che chở mẹ con nàng. Năm ấy rừng Hua Tát nhiều củ mài vô kể nên bất cứ ai cũng dễ dàng tìm đƣợc những củ mài mập mạp. Rừng Hua Tát đã “hào phóng và bao dung với tất cả mọi người” khi trao cho họ thứ củ đặc sản đó. Trong sự hào phóng bao dung tập thể đó, rừng Hua Tát dƣờng nhƣ ƣu đãi hơn cho ngƣời phụ nũ bị cả làng xa lánh. Nàng Bua và những đứa con bất ngờ tìm đƣợc một hũ chứa đầy vàng “Một bữa, lần theo rễ củ, Bua và lũ con đào được một cái hũ sành sứt mẻ, nước da đã xỉn vì năm tháng. Bua gạt lớp đất ở miệng hũ sành và nàng ngạc nhiên thấy hũ chứa đầy những thoi vàng, thoi bạc lấp lánh” [63, 14]. Biết bao ngƣời dân thung lũng Hua Tát đi đào củ mài nhƣng chỉ có nàng Bua và những đứa con đào đƣợc hũ vàng điều đó là gì nếu không phải một sự trả công, bù đắp cho những con ngƣời bị cộng đồng ghẻ lạnh. Then của núi rừng vốn bao dung và công bằng. Quan niệm về cõi ngƣời của dân gian ở hiền gặp lành với ngƣời mang đến công bằng, chịu trách nhiệm cán cân là Then của núi rừng đã phần nào cho thấy cái nhìn lãng mạn của Nguyễn Huy Thiệp.
Thiên nhiên núi rừng mang vẻ đẹp lãng mạn khi đƣợc Nguyễn Huy Thiệp phủ một màn sƣơng huyền bí lên tất cả mọi sự vật, nhƣng không chỉ vậy, thiên nhiên núi rừng còn lãng mạn bởi nó mang vẻ đẹp nên thơ, thuần khiết. Trong Mưa Nhã Nam, nhà văn đặc tả một bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc “đây là thiên nhiên: cành cây lòa xòa trước mặt, tiếng chim hót, những giọt mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt, những con chim xanh, con chim đỏ, con chim vàng, những cánh muối ướt rụi, những con bọ nhảy, tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xíu...Tất cả hương vị màu sắc của thiên nhiên đều chân thực, thanh khiết, đều khiến ta cảm động đến tận đáy sâu tâm hồn” [63, 376]. Những màu xanh, sắc đỏ, ánh vàng khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, đầy sức sống. Sự pha trộn những mảng màu sắc, điểm xuyết những cú nhảy của bọ rừng và tiếng kêu não nề của vƣợn tạo mang đến ấn tƣợng mạnh mẽ qua nhiều giác quan. Thiên nhiên với tất cả sức lôi cuốn của nó khiến tâm hồn con ngƣời rung động đến tận đáy sâu. Vẻ đẹp khơi dậy đƣợc cảm xúc nhƣ trong Mưa Nhã Nam nói đến ở trên đây chỉ có thể là vẻ đẹp lãng mạn.
Ngoài Mưa Nhã Nam, vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên núi rừng cũng đƣợc Nguyễn Huy Thiệp nói đến trong truyện ngắn Muối của rừng. Nếu phải trả lời câu hỏi rừng đẹp nhất trong mùa nào thì có lẽ nên trả lời đó là mùa xuân. Mùa xuân đến “rừng xanh ngắt và ẩm ướt”, “rừng vừa trang trọng, vừa tình cảm”. Vẻ đẹp của rừng xuân dƣờng nhƣ đạt đến độ thuần khiết:
“Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật là tuyệt thú” [63, 114]. Bƣớc vào rừng giữa mùa xuân, tâm hồn con ngƣời trở nên trong sáng hơn, giao hòa với thiên nhiên và đƣợc thiên nhiên thanh lọc. Dƣới góc nhìn lãng mạn của nhà văn, thiên nhiên núi rừng dƣờng nhƣ có sức mạnh cảm hóa con ngƣời “Tất cả những trò nhố ngăng đê tiện vấp phải hằng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi
một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da”. Vẻ đẹp của mùa xuân từng đi vào thi ca và hầu hết là những vần thơ lãng mạn nhƣ:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.”
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín) Hay:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng, Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
(Anh Thơ, Chiều xuân)
Vẻ đẹp lãng mạn của mùa xuân đã gây xúc động cho bao đời thi sĩ vì vậy nó đi vào truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp một cách rất tự nhiên.
Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thƣờng đƣợc nhà văn đặc tả từ góc nhìn lãng mạn. Chính góc nhìn này đã mang đến vẻ đẹp sống động, rực rỡ sắc màu... cho bức tranh thiên nhiên và cũng mang đến cho thiên nhiên vẻ đẹp huyền bí mà thuần khiết.
2.1.1.2. Thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki Junichiro luôn hiện lên một cách lãng mạn, nên thơ. Nhà văn luôn để con ngƣời hòa hợp cùng thiên nhiên, trở thành một lữ khách ngao du trong không gian quyến rũ. Trong Trăng Tây Hồ (Seiko no tsuki, 1919) chính ánh trăng trong đêm rằm đẹp và thơ mộng ở Tây Hồ đã thôi thúc nhân vật tôi thực hiện một chuyến du hành đến Hàng Châu. Đó là chuyến đi của một ngƣời đắm say cái đẹp thiên nhiên. Dƣới con mắt của nhân vật tôi, trăng phủ lên tạo vật trên mặt đất một thứ ánh sáng diệu kỳ làm chúng hiện lên rõ từng đƣờng nét trên nền tối sẫm
của đêm “Tôi chiếm lẫy chỗ đầu mũi thuyền, để cho toàn thân tắm bằng ánh trăng đang chiếu trọn khung trời không có lấy một gợn mây. Để tả đêm nay trời thanh trăng sáng đến độ nào thì ta có thể hình dung cảnh tượng những ngọn núi bao bọc quanh hồ, những hàng liễu trên bãi đang rủ xuống giống như một người con gái xõa tóc gội đầu, ngay cả những đền đài lầu gác bên bờ, từng cái từng cái đều soi bóng rõ mồn một trên mặt nước” [68, 125]. Ánh sáng trăng đã mang đến một lớp mặt nạ hoàn toàn mới mẻ, quyến rũ cho vạn vật. Độ sáng của trăng đƣợc cảm nhận bằng sự rõ ràng của đƣờng nét của những sự vật từ dải núi quanh hồ đến rặng liễu bên bờ hồ. Ánh sáng của trăng còn đƣợc miêu tả qua bóng của những lâu đài soi xuống nƣớc. Những chiếc bóng đó cũng đồng thời gợi lên độ trong của sóng nƣớc Tây Hồ. Sự liên tƣởng của nhân vật tôi khi quan sát hàng liễu dễ gợi nhớ đến so sánh của Xuân Diệu trong Đây mùa thu tới:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Nhân vật tôi hay cũng chính là tác giả Tanizaki Junichiro và Xuân Diệu cùng có chung một cảm nhận về dáng buông mềm mại của tàu lá liễu. Họ là những con ngƣời sống ở những thế kỷ khác nhau nhƣng cùng chung sự thụ cảm thẩm mĩ và cùng đặt ngƣời con gái và cây liễu trong tƣơng quan đối chiếu. Điều đó cho thấy quan niệm thẩm mĩ của con ngƣời về thiên nhiên dƣờng nhƣ không thay nhiều qua thời gian. Trở lại với Trăng Tây Hồ, Tanizaki với cảm quan lãng mạn đã miêu tả không gian thiên nhiên Tây Hồ rộng lớn bao la nhấn chìm nhân vật tôi “đêm nay khi thuyền dần xa bờ, cả một vùng trời nước bao la dần dần mở ra trước mắt nhưng tôi không dám chắc là đến bên kia chân trời mình sẽ chạm được đất liền. Tôi cảm tưởng tất cả núi rừng nằm ven bờ hồ thực sự phải còn ở tận đằng sau chân trời ấy nữa. Ngẩng đầu lên đảo mắt trông bốn phương tám hướng, tôi mới cúi mặt nhìn xuống bên dưới thì trước mắt tôi chỉ là một vùng nước mênh mông sóng vỗ” [68, 126]. Giữa sóng nƣớc
Tây Hồ và bầu trời, “tôi” cảm nhận về sự mờ nhòa đến không biên giới của hai tạo vật trong không gian. Sự mờ nhòa đó thể hiện ở việc những dãy núi rừng ven hồ giờ đây nhƣ đƣợc dịch chuyển ra xa hơn đến tận chân trời. Sự mờ nhòa đó còn đƣợc nhà văn trực tiếp miêu tả “...khi thuyền chao nghiêng, nếu như hình ảnh của nó không in lên mặt nước đang trải ra như tấm gương thì người ta sẽ không còn biết phân biệt đâu là thế giới của không khí và đâu là thế giới của nước bởi vì từ nơi đây, có thể nhìn thấy rất sâu, thấu tận dưới đáy” [68, 126]. Trong một không gian thiên nhiên không ranh giới con ngƣời hoặc cảm thấy mình bơ vơ nhỏ bé, hoặc thấy mình hòa cùng thiên nhiên hoặc tự lắng vào tiềm thức với những liên tƣởng suy tƣ. Suy tƣ chính là tâm trạng của nhân vật “tôi” trong một không gian thiên nhiên nhƣ thế. Trƣớc hết, thiên nhiên đẹp qua những suy tƣ, tƣởng tƣợng lãng mạn. Khi nhìn xuống mặt nƣớc hồ mênh mông, “tôi” bỗng nhiên suy nghĩ về một cuộc chìm dƣới đáy bất ngờ nhƣng mãn nguyện “nếu ai là người có được cái tâm tình như vậy mà lặng lẽ mặc cho con thuyền đu đưa để thiu thiu chìm xuống dưới đó thì dù có bị chết đuối, cái chết ấy cũng không có gì đau khổ, và nếu phải gieo mình, cũng không lấy làm buồn tủi” [68, 125]. Tâm tƣ của “tôi” có lẽ là tâm tƣ của muôn đời nghệ sỹ. Ngƣời nghệ sĩ từ trƣớc đến nay vẫn đắm say trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên nhất là vầng trăng. Ngẩn ngơ trƣớc vẻ đẹp của trăng, trƣớc sự huyền bí của hồ nƣớc trong veo bất cứ ngƣời nghệ sĩ nào cũng muốn đắm chìm, muốn ngụp lặn xuống tận đáy để ôm siết, để thỏa mãn. Mong muốn tƣởng chừng khác ngƣời ấy lại xuất phát từ tâm lý rất bình thƣờng: đắm say cái đẹp. Khao khát ấy gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của không gian thiên nhiên. Không gian thiên nhiên nếu không đẹp đến một mức độ cực độ thì đâu thể khiến những kẻ duy mĩ ngây ngất muốn hòa tan mình trong nó mà dù có chết cũng mãn nguyện. Khao khát đắm chìm trong vẻ đẹp của nƣớc và của trăng không hiếm trong văn học và có thể kể đến ở đây hai trƣờng hợp là Lý Bạch và Nguyễn Tuân. Lý Bạch đƣợc mệnh danh là thi tiên của văn học thời triều
Đƣởng ở Trung Quốc. Xung quanh ông có giai thoại về một lần rƣợu say, nhảy xuống dòng sông ôm vầng trăng mà chết. Dẫu là một giai thoại nhƣng có thể thấy sự say mê vẻ đẹp của ánh trăng trong quan niệm thẩm mĩ của những ngƣời đã thêu dệt nên giai thoại ấy. Hơn nữa, sự hiểu biết của Lí Bạch về sứ xở Phù Tang không phải là không có nên hoàn toàn có thể liên hệ về quan niệm thẩm mĩ giữa Tanizaki và Lí Bạch. Trong bài thơ cuối cùng của đời mình, Lâm chung ca, Lí Bạch viết: “Đại bằng phi hề chấn bát duệ, Trung thiên thôi hề lực bất tế, dư phong kích hề vạn thế. Du Phù Tang hề oải tả duệ, hậu nhân đắc chi truyền thử. Trọng Ni vong hề thùy vi xuất thế?” 1. Bài thơ này có thể dịch nhƣ sau: “Chim đại bàng bay rung chuyển cả tám phương, dù lúc bay giữa trời vỗ cánh không đủ sức, nhưng luồng gió còn sót lại vẫn kích động muôn đời. Khi bay sang Phù Tang thì bỗng tay áo bên trái bị máng rơi lại, người đời sau lấy được và truyền mãi. Trọng Ni chết rồi còn ai khóc cho nó đây”2. Khao khát đƣợc lƣu truyền hậu thế của Lí Bạch đã thành sự thực khi ông có những vần thơ tràn ngập ánh trăng nhƣ trong Tĩnh dạ tứ (靜夜思):
“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.”
Tạm dịch:
“Đầu giường ánh trăng soi, Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng, Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.”
Giống nhƣ nhân vật tôi trong Trăng Tây Hồ, Nguyễn Tuân ở tùy bút Người lái đò sông Đà cũng có một suy tƣởng độc đáo trƣớc vẻ đẹp của nƣớc sông
1
Từ Tập Huy, 10 đại văn hào Trung Quốc, Nxb Văn học, 2010, tr.346 2
Đà. Nhà văn tƣởng tƣợng đƣợc ngồi trên một chiếc thuyền thúng để theo hút nƣớc xoáy tít xuống lòng sông để ngắm nhìn sắc xanh biêng biếc của nƣớc sông “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền giồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỳnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà, - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao tới vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái mày lia ngược contre-plongeé lên cái mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem” 3
. Thứ hai, thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki Junichiro hiện lên đẹp đẽ những liên tƣởng huyền bí
“chưa kể là nước của hồ này, một phần vì có ánh trăng chiếu lên hay sao mà thấy trong vắt như dòng nước sâu của của nguồn linh tuyền trong chốn thâm sơn” [68, 126]. “Linh tuyền trong chốn thâm sơn” là dòng suối linh thiêng trong núi rừng. So sánh nƣớc Tây Hồ với nƣớc của dòng suối thiêng vừa đề cao vẻ đẹp của Tây Hồ vừa khiến Tây Hồ thêm huyền bí. Nếu nhƣ liên tƣởng huyền bí khiến vẻ đẹp của Tây Hồ trở nên thoát tục thì trong một liên tƣởng khác giàu tính thực tế hơn của “tôi”, Tây Hồ hiện lên “dị thường” nhƣng cũng mĩ lệ “bên trên tôi vừa so sánh nước hồ với cái trong vắt của một dòng suối linh thiêng chốn thâm sơn nhưng đứng trước cảnh này thì cách diễn đạt