Trong thi pháp học việc tìm hiểu về không gian nghệ thuật đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và nghiên cứu. Nhà phê bình văn học Trần Đình Sử từng đƣa ra quan niệm của mình về không gian nghệ thuật. Ở cuốn Dẫn luận thi pháp học văn
học, ông có viết: “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể
hiện sự cảm nhận không của con ngƣời, có chức năng biểu nghĩa và có giá trị thẩm mĩ” [31, 127]. Ngoài Trần Đình Sử còn có nhiều nhà nghiên cứu khác nghiên cứu về thi pháp học nhƣ Joseph Frank có bài Hình thức không gian trong
văn học (19450, M. Blanchot viết Không gian văn học (1955),… Ở đây, chúng tôi
cho rằng không gian nghệ thuật là một hiện tƣợng nghệ thuật, là phƣơng thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại và ngôn ngữ của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, sự cảm thụ về con ngƣời cũng nhƣ thế giới của mỗi tác giả.
Chẳng hạn, trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, không gian nông thôn bao trùm lên toàn bộ tác phẩm mà cụ thể đó là không gian nông thôn làng Vũ Đại. Làng Vũ Đại chỉ là một trong hàng ngàn ngôi làng nông thôn ở Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám, ở đó có những con ngƣời hiền lành, chăm chỉ nhƣng lại bị áp bức, trà đạp đến mức tha hóa, về cả nhân hình lẫn nhân tính. Cuộc sống hằng ngày của họ luôn phải đối mặt với cái nghèo cái đói làm cho họ bị tha hóa, thậm chí biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Hay nhƣ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, không gian nghệ thuật hiện lên đậm chất hiện thực:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Mở đầu bài thơ, không gian làng quê nhẹ nhàng mà hiền dịu đƣợc nhà thơ thể hiện rõ nét với màu sắc tƣơi mới: màu nắng hàng cau, màu xanh mơn mởn. Trong không gian đó, trên nền thiên nhiên ấy, hình ảnh ngƣời con gái xứ Huế mộng mơ hiện lên với vẻ đẹp e ấp khiến thi nhân nhớ mãi khôn nguôi. Mặc dù thiên nhiên xứ Huế đẹp là vậy, song ẩn chứa trong đó là nỗi lòng của thi nhân khi bản thân đang thân đang phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo.
Nhƣ vậy không gian nghệ thuật trong thi pháp học là một vấn đề không thể thiếu trong việc tìm tòi, nghiên cứu một tác phẩm văn học. Nó đƣợc coi nhƣ một vũ khí quan trọng, “là mô hình không gian của thê giới nghệ thuật” [31, 144] để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm.