2.2 .Nhận diện không gian nghệ thuật trong thơ trữ tìnhPushkin
2.2.2 .Không gian tuyến
3.2. Nhận diện thờigian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin
3.2.3. Thờigian sinh hoạt
Thời gian sinh hoạt là “thời gian con ngƣời thực hiện các hoạt động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn nhậu, dạo chơi, đàm đạo, làm việc, yêu đƣơng, âm mƣu” [31,175]. Cho nên việc nhà thơ đƣa các khoảnh khắc thời gian đó vào trong thơ là hiển nhiên làm nên sự phong phú về thời gian nghệ thuật trong tác
phẩm, khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự gần gũi quen thuộc giống nhƣ thấy chính mình trong đó. Cũng giống nhƣ bao nhà thơ nhà văn khác, Pushkin đƣa thời gian sinh hoạt vào trong thơ. Thống kê trong cuốn “Thơ trữ tình A.Puskin” về thời gian sinh hoạt trong thơ Pushkin, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.3. Khảo sát, thống kê thời gian sinh hoạt trong thơ trữ tình Pushkin
STT Thời gian Tên bài Trang Tổng số
bài
1 Yêu đƣơng Chiếc khăn san màu đen 18
7
Lá thƣ bị đốt cháy 35
Gửi *** 36
Lá bùa 52
Ngài và anh, cô và em 54
Tôi yêu em 63
Em từ giã 72
2 Ăn uống Tửu thần ca 38
2
Buổi tối mùa đông 40
3 Lao động Gửi mẹ nuôi 48
2
Arion 51
4 Ngủ Buổi sáng mùa đông 61
2 Cô gái hay ghen hay khóc 80
Thông qua bảng thống kê có thể thấy rằng thời gian sinh hoạt có xuất hiện trong thơ trữ tình Pushkin. Việc thời gian sinh hoạt xuất hiện không những tạo nên sự đa dạng phong phú về nghệ thuật mà còn tạo cảm giác gần gũi với ngƣời đọc. Với ngôn từ giản dị, mộc mạc, thơ trữ tình Pushkin khiến ngƣời đọc thấp thoáng thấy bản thân mình trong đó. Chẳng hạn, thời gian yêu đƣơng xuất hiện nhiều trong thơ trữ tình của ông. Nó không đơn giản chỉ là bộc lộ cái tôi cá nhân mà qua đó nó thể hiện quan niệm của Pushkin trong tình yêu khiến ngƣời đọc phải thán phục, trở thành bài học, tấm gƣơng đáng học hỏi trong tình yêu đôi
lứa. Bài thơ Tôi yêu em là một ví dụ điển hình. Trong bài, để thể hiện tình yêu cháy bỏng của mình Pushkin đã sử dụng hình ảnh “ngọn lửa tình” để bộc bạch bao cảm xúc yêu đƣơng. Có lẽ chính vì yêu, vì mong ngƣời mình yêu hạnh phúc mà Pushkin buông bỏ tình yêu nhƣng cảm xúc yêu đƣơng vẫn ở đó, vẫn “chưa
hẳn đã tàn phai”:
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
[1, 63]
Vì nghĩ cho ngƣời mình yêu, vì mong ngƣời mình yêu không phải buồn bã bận lòng, Pushkin phải đi đến một quyết định vô cùng khó khăn. Vì tình yêu dành cho cô gái cho nên mặc dù nhà thơ đã từ bỏ nhƣng trong lòng vẫn thầm cầu nguyện cho ngƣời mình yêu đƣợc hạnh phúc:
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
[1, 63]
Điều này cho thấy tình yêu của Pushkin vô cùng cao cả. Tuy nhiên đến cuối cùng tình cảm của nhà thơ không đƣợc đáp lại.Với Pushkin, hạnh phúc của ngƣời mình yêu là quan trọng hơn cả cho nên dù trong lòng phải chịu biết bao buồn bã, tổn thƣơng, nhà thơ vẫn mỉm cƣời.
Thời gian yêu đƣơng của Pushkin còn đƣợc thể hiện qua nhiều bài thơ khác. Khi nhận đƣợc một số lá thƣ của cô E.K. Varơntxôva, Pushkin xúc động lạ thƣờng. Bài thơ Lá thư bị đốt cháy phỏng đoán có lên quan đến cô Varơntxôva. Khi nhận đƣợc lá thƣ, Pushkin tỏ ra “phân vân”, mặc dù khi nhận đƣợc lá thƣ Pushkin vô cùng “vui sướng” và “chẳng muốn buông” nhƣng rồi cuối cùng lá thƣ đó đã bốc lửa:
“Này ngọn lửa tham tàn đang sắp cuốn Những trang giấy thư em… Xin chút gượm! Bốc lửa rồi! Làn khói nhẹ vẩn vơ
Tan nhòa cùng lời cầu nguyện của ta”
Có lẽ việc đốt những lá thƣ là quyết định vô cùng khó khăn của Pushkin. Pushkin cảm thấy rất “vui sướng” khi nhận đƣợc lá thƣ. Nhƣng giờ đây, Pushkin phải tự tay đốt đi, điều đó chẳng dễ dàng thực hiện. Tại thời điểm lá thƣ đang cháy và đã cháy, Pushkin đau đớn khôn nguôi:
“Cả lồng ngức của ta dường thắt lại, Hãy lưu mãi giữa lòng ta quằn quại”
[1, 35]
Phải chăng vì một lí do đặc biệt nào đó mà Pushkin buộc phải làm vậy, buộc phải đốt đi những lá thƣ mang lại niềm vui sƣớng cho mình. Nhƣ vậy, thời gian suy tƣ yêu đƣơng chính là một phần trong thời gian sinh hoạt của Pushkin. Ngoài thời gian yêu đƣơng, thơ trữ tình của ông còn ghi lại thời gian ăn uống và vui chơi. Trong bài thơ Tửu thần ca, điều này đƣợc thể hiện rõ nét. Sau những
khoảng thời gian đau buồn, Pushkin tìm lại niềm vui của cuộc sống cho mình bằng cách ăn uống và vui chơi. Tửu thần ca – Bài ca của Băcquytx có đoạn:
“Nào hãy rót, rót cho tràn miệng cốc! Hãy ném phăng những chiếc nhẫn đá vàng Xuống đáy cốc vang vang
Vào rượu nồng men bốc!”
[1, 38]
Pushkin gạt bỏ những u sầu bấy lâu để tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Pushkin đã mƣợn Băcquytx để nói lên cảm xúc của mình bừng lên nhƣ ngọn triều tƣởng chừng không có sức gì ngăn cản nổi:
“Nào dâng lên, cùng nhau ta chạm cốc! Chúc nàng thơ và trí tuệ muôn năm!
Mặt trời thiêng! Người hãy cháy bừng lên!”
[1, 38]
Thậm chí, ngay cả khi đang trong hoàn cảnh bị tù đày Pushkin cũng nghĩ đến những cuộc vui ăn uống. Bài thơ Buổi tối mùa đông, Pushkin viết:
“Rượu đâu, ơi người tri kỉ Tuổi xanh tủi cực của con,
Ta hãy giải sầu nâng cốc, Rượu đây lòng sẽ vui hơn”
[1, 40]
Khi có ngƣời tri kỉ cộng thêm một vài chén rƣợu sẽ làm vơi bớt nỗi buồn của thi nhân, sẽ giúp thi nhân lấy lại tinh thần sau bao buồn đau và tủi nhục. Nhƣng tiếc thay đó chỉ là mong ƣớc trong suy nghĩ, bởi khi quay lại thực tại nơi đây là mùa đông giá rét, bao trùm lên sự xoay chuyển của trời đất, “bão tố mịt
mờ” vây quanh và bóng đêm bao phủ. Cuối bài thơ, bốn câu thơ trên lại xuất
hiện một lần nữa nhƣng không còn là “rượu đâu” mà là “rượu đây” làm tăng sự cô đơn buồn tủi của Pushkin giữa đêm khuya gió bụi.
Có thời gian yêu đƣơng, có thời gian ăn uống thì thời gian lao động sẽ không thể vắng mặt trong thơ trữ tình Pushkin. Trong thơ Pushkin hiện lên hình ảnh những ngƣời dân lao động hiền lành, chất phác, chăm chỉ. Trong bài thơ
Arion, Pushkin đã miêu tả tỉnh mỉ công việc của ngƣời dân và tinh thần hăng say
trong lao động của họ:
“Bọn chúng tôi khá đông đúc trên thuyền Một số người cố gắng kéo buồm căng. Một số khác cùng đồng tâm hiệp sức
Ấn những mái chèo khổng lồ sâu biển nước”
[1, 51]
Công việc hằng ngày của ngƣời dân mà Pushkin miêu tả chính là ra khơi. Bằng sự nỗ lực, cố gắng, “đồng tâm hiệp sức” của mọi ngƣời mà chiếc thuyền bắt đầu phóng ra biển lớn. Tại đây, Pushkin chỉ ra sự khéo léo của ngƣời cầm lái đồng thời cũng chỉ ra niềm lạc quan, vui vẻ, hăng say trong lao động của nhân dân:
“Tôi hát ca cho thủy thủ… Đột nhiên
Trận cuồng phong cuốn đến dậy sóng cồn… Người cầm lái, các tay chèo chết cả
Chỉ một mình tôi, ca nhân huyền bí”
Ngƣời dân hăng say lao động nhƣ vậy nhƣng cuối cùng lại “chết cả” chỉ còn lại mình Pushkin. Đây là sự bất thƣờng trong tác phẩm nhƣng sẽ chẳng có gì là khó hiểu khi soi vào hoàn cảnh lúc bấy giờ. Những ngƣời dân ra biển kia chính là những ngƣời đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. “Trận cuồng
phong” kia chính là sự đàn áp bởi Nicholas I, diễn ra tại quảng trƣờng Senate tại
Saint Petersburg. Pushkin chính là ngƣời cùng chí hƣớng với những ngƣời tham gia khởi nghĩa nhƣng bấy giờ lại bị đày ở Mikhailôxkôie nên không thể tham gia bì thế không bị dính lứu đến sự việc. Nhƣ vậy, thông qua việc tái hiện lại thời gian lao động của nhân dân, Pushkin phần nào thể hiện đƣợc xã hội Nga bấy giờ vô cùng rối ren, kẻ nắm giữ chính quyền tàn bạo.
Cuối cùng, thời gian sinh hoạt cần chú ý trong thơ trữ tình Pushkin là thờigian của giấc ngủ. Trong bài Cô gái hay ghen hay khóc, sự giận hờn của cô gái đã đƣợc nguôi ngoai thậm chí cô đã “cười” chỉ vì chàng trai “thiếp ngủ”:
“Cô gái hay ghen khóc sụt sùi
Trách chàng trai trẻ mãi không nguôi Ngả xuống vai cô… chàng thiếp ngủ Quên hờn, ru giấc ngủ, cô cười…”
[1, 80]
Hay nhƣ trong bài Buổi sáng mùa đông, trời đã sáng nhƣng lúc này cô gái vẫn còn chìm đắm trong giấc ngủ:
“Băng giá và mặt trời, ngày tuyệt đẹp. Còn ngủ ư, ơi người bạn diễm kiều! Dậy đi em, hỡi người đẹp thương yêu”
[1, 61]
Chẳng biết vô tình hay cố ý, thời gian ngủ của cô gái đƣợc Pushkin đƣa vào trong thơ và chính nhà thơ là ngƣời gọi cô gái dậy. Sự xuất hiện của thời gian ngủ đã làm nên sự đa dạng trong thơ trữ tình Pushkin.
Qua việc tìm hiểu thời gian sinh hoạt trong trữ tình Pushkin có thể thấy rằng, Pushkin không chỉ thể hiện thời gian sinh hoạt của cá nhân mình mà còn là sự miêu tả một cách tỉ mỉ thời gian sinh hoạt của nhân dânNga. Đặc biệt, qua
thời gian sinh hoạt. ngƣời đọc có thể hình dung ra đƣợc phần nào lịch sử dân tộc Nga một thời.
Tiểu kết
Thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Khi đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, độc giả có thể thấy đƣợc sự đa dạng phong trong kiểu thời gianđƣợc trần thuật làm nên dấu ấn trong thơ trữ tình Pushkin.
Theo Trần Đình Sử, thời gian đƣợc trần thuật gồm thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục và thời gian xã hội, lịch sử. Qua việc khảo sát trong thơ trữ tình Pushkin có thể thấy rằng thời gian đƣợc trần thuật trong thơ ông chủ yếu thuộc kiểu thời gian thiên nhiên, thời gian xã hội, lịch sử và thời gian sinh hoạt. Ở đây, cần đặc biệt chú ý đến thời gian thiên nhiên bởi lẽ số lƣợng bài thơ có kiểu thời gian này xuất hiện là nhiều nhất. Thông qua việc thể hiện cuộc vận hành của vũ trụ, Pushkin không chỉ đơn giản là ghi lại từng khoảng khắc, sự thay đổi của thời tiết, của thiên nhiên mà hơn cả là thông qua đó nhà thơ còn thể hiện hoàn cảnh tù đày, khổ đau, buồn bã, vui vẻ,.. của cá nhân đồng thời tái hiện lại một cách chân thực xã hội Nga lúc bấy giờ.
Với thời gian sinh hoạt, trong thơ Pushkin kiểu thời gian này xuất hiện không nhiều nhƣng cũng có ý nghĩa tạo sự đa dạng, phong phú trong việc sử dụng nghệ thuật tạo cảm giác gần gũi với ngƣời đọc.
Riêng với thời gian xã hội, lịch sử mặc dù xuất hiện không nhiều bằng thời gian thiên nhiên nhƣng kiểu thời gian này vai trò vô cùng quan trọng: tái hiện lại các giờ phút lịch sử trong xã hội Nga. Đó có thể là các tia hi vọng do có sự xuất hiện của những con ngƣời mới, cũng có thể đó là niềm tin, hi vọng, sự động viên về một ngày giải phóng không xa miễn sao nhân dân và các chiến sĩ cách mạng phải đồng tâm hiệp lực, và để có đƣợc những ngày giải phóng chiến tranh là điều không thể thiếu. Pushkin đã dùng tài năng thơ ca của mình ghi lại
một cách chân thực, sâu sắc những cuộc chiến tranh ác liệt. Qua đó có thể thấy Pushkin đứng về phía cách mạng và gián tiếp lên án sự tàn bạo của chiến tranh, sự độc đoán của chế độ nƣớc Nga thời bấy giờ.
KẾT LUẬN
A. S. Pushkin – Mặt trời thi ca Nga là ngƣời đã làm rạng danh nền văn học Nga nói chung và thi ca Nga nói riêng. Mặc dù đƣợc sinh ra trong một gia đình quý tộc, đƣợc giáo dục nhằm phục vụ cho chính quyền Nga lúc bấy giờ nhƣng bằng sự hiểu biết của mình, sự tiếp thu nền văn hóa tiến bộ, Pushkin đã tìm ra đƣợc con đƣờng chân lí cần đi theo, đó là cách mạng. Từ đó Pushkin sáng tác nhiều bài thơ trữ tình, mỗi bài thơ lại mang nhƣng trăn trở, hoài bão và hiện thực của Pushkin. Thơ của ông ra đời trở thành nguồn năng lƣợng thôi thúc, thức tỉnh những ngƣời chƣa tìm ra đƣợc định hƣớng trong cuộc đời mình lúc bấy giờ. Từ đó góp phần làm nên giá trị thơ ca của Pushkin đồng thời giúp ông trở thành ngôi sao rực rỡ nhất trên văn đàn văn học thế kỉ XIX. Mặt khác, thơ trữ tình Pushkin còn là tiền đề cho sự phát triển của thi ca Nga sau này. Cho đến ngày nay, thơ trữ tình của ông vẫn luôn là nguồn cảm hứng, là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà văn, nhà nhà phê bình văn học.
Tìm hiểu thơ trữ tình Pushkin thông qua góc độ thi pháp học, chúng tôi nhận thấy những nét đổi mới và sáng tạo vô cùng đặc sắc trong thơ trữ tình của ông. Các tác phẩm thơ trữ tình của Pushkin đều mang ý nghĩa đặc biệt gắn liền với thi pháp học. Pushkin có những quan niệm nghệ thuật về con ngƣời vô cùng mới mẻ mà sâu sắc, tinh tế. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhân giúp Pushkin dễ dàng bộc lộ cảm xúc của cá nhân trong tình yêu đôi lứa. Ngoài ra, trong thơ trữ tình Pushkin thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cách mạng cũng rất chân thật khiến ngƣời đọc vừa vui mừng vừa cảm thƣơng cho số phận con ngƣời. Đó là con ngƣời trong sự tù đày, sự tự do, con ngƣời chính quyền,… tất cả đƣợc Pushkin thể hiện trong thơ của mình. Khi đọc những tác phẩm này, có lẽ ngƣời đọc sẽ mang chút tâm trạng u buồn của Pushkin khi Pushkin phải đối diện với cô đơn, đày ai, đôi khi cũng mang tâm trạng căm ghét đối với chính quyền Nga độc đoán thời bấy giờ. Cũng có khi, bạn đọc sẽ cảm thấy cũng có vui vẻ khi thi nhân đã tìm ra đƣợc con đƣờng đi của chính mình,… Tất cả những cung bậc cảm xúc của ngƣời đọc chính là thành công lớn đối với
Pushkin. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc hòa mình vào với niềm vui nỗi buồn của nhà thơ. Từ đó cho thấy sự mới mẻ về cách cảm, cách nghĩ của Pushkin khi thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời.
Với không gian nghệ thuật, Pushkin thể hiện nhiều kiểu không gian trong các bài thơ của mình. Các kiểu không gian không chỉ đơn giản tạo nên sự đa dạng trong nghệ thuật của Pushkin mà thông qua không gian đó bạn đọc có thể hiểu hơn về hoàn cảnh và tâm trạng của Pushkin cũng nhƣ xã hội Nga lúc bấy giờ. Có thể thấy rằng, không gian điểm xuất hiện rất nhiều trong thơ trữ tình Pushkin, trong đó có cả không gian mặt phẳng, không gian khép kín và không gian giáp giới. Các không gianđócho ngƣời đọc thấy đƣợc hoàn cảnh sống của Pushkin vô cùng cô đơn, lẻ loi, xem lẫn u buồn phẫn uất của một hồn thơ đang bị tù đày giam lỏng. Trong những ngày tháng đó, dƣờng nhƣ không gian của tất cả những nơi đi qua đều đƣợc Pushkin ghi lại vào trong thơ. Nỗi cô đơn của nhà thơ lúc này chẳng thể nào nguôi ngoai chỉ có thể ở nơi mình bị giam cầm để nhìn ngắm thế giới. Việc xuất hiện không gian giáp giới càng làm ngƣời đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh Pushkin bấy giờ. Thêm vào đó là không gian tuyến mà đại diện tiêu biểu là hình tƣợng con đƣờng. Con đƣờng là hình gắn liền với Pushkin trong những ngày chuyển lao. Đó là các kiểu không gian trong thơ trữ tình Pushkin.
Một trong những đặc điểm thi pháp làm nên thành công cho các tác phẩm thơ trữ tình của Pushkin đó là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật đƣợc Pushkin thể hiện rất nhiều trong thơ của mình và đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Thời gian xã hội, lịch sử đƣợc Pushkin nhắc đến đƣa ngƣời đọc đến với khoảng thời gian quan trọng của đất nƣớc Nga. Đó là khoảng thời gian xuất hiện của đáng cứu thế, thời gian giải phóng và thời gian chiến tranh. Tƣởng chừng sự xuất hiện của đáng cứu thế sẽ là niềm hi vọng của nhân dân Nga nhƣng đó cũng chỉ là những lời hứa suông của kẻ cầm quyền và chính quyền đó