Thờigian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ trữ tình alexander sergeyevich pushkin (Trang 62 - 67)

2.2 .Nhận diện không gian nghệ thuật trong thơ trữ tìnhPushkin

2.2.2 .Không gian tuyến

3.2. Nhận diện thờigian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin

3.2.2. Thờigian thiên nhiên

Cuộc vận hành của vũ trụ vốn là nguồn cảm hứng của biết bao sáng tác thơ ca trong văn học. Xuân đến mang theo sự đâm chồi,nảy lộc của hoa lá. Hạ đến, bầu trời trong xanh, hoa phƣợng cháy rực cả một góc trời. Thu đến mang tới thời tiết dịu nhẹ, trời đất nhƣ bồng bềnh trong làn sƣơng sớm. Đông sang mang hơi lạnh gió sƣơng. Tất cả tạo nên sự đa dạng sắc màu trong trời đất, sự đa dạng đó còn thể hiện ngay trong thời tiết một ngày: Buổi sáng thời tiết mát mẻ, buổi trƣa ấm áp, buổi tối se se lạnh… Có lẽ bởi thế mà nhà thơ nào cũng có phút giây rung động làm nên kiệt tác thơ mang đậm dấu ấn cá nhân. Pushkin cũng là một nhà thơ nhƣ vậy. Thống kê trong cuốn “Thơ trữ tình A.Puskin” về thời gian thiên nhiên trong thơ Pushkin, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Khảo sát, thống kê thời gian thiên nhiên trong thơ trữ tình Pushkin

STT Thời gian Tên bài Trang Tổng

số bài

1 Buổi sáng Thi nhân 9 6

Làng 14

Chiếc xe đời 29

Tửu thần ca 38

Cây Antrar 57

Buổi sáng mùa đông 61

2

Buổi trƣa Chiếc xe đời 29 2

Cây Antrar 57

3 Buổi chiều Chiếc khăn san màu đen 18 5

Chiếc xe đời 29

Gửi biển 30

Cây Antrar 57

Buổi sáng mùa đông 61

Gửi Traadaev 12

Gió đêm mơn man 34

Tửu thần ca 38

Buổi tối mùa đông 40

Con đƣờng mùa đông 46

Con họa mi và nhành hồng 50

Lá bùa 52

Ngƣời đẹp ơi nàng đừng hát nữa 55

Buổi sáng mùa đông 61

Lời cầu nguyện 69

Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ

71

Tự do 65

5 Mùa xuân Cánh hoa đồng nở muộn 39 2

Con chim họa mi và nhành hồng 50

6 Mùa đông Con đƣờng mùa đông 46 1

7 Ngày mai, mai kia

Những câu chuyện thần thoại Noel 10 4 Khúc ca về OOleg minh quân 20

Gửi Traadaev 12

Con đƣờng mùa đông 46

Dựa vào bảng thống kê có thể dễ dàng nhận thấy thời gian thiên nhiên xuất hiện nhiều trong thơ trữ tình Pushkin. Những khoảnh khắc trong một ngày lần lƣợt đƣợc Pushkin đƣa vào trong thơ và hơn cả là thời gian theo mùa trong năm. Mùa xuân, hoa nở muộn nhƣng vẫn đẹp, vẫn khoe sắc khoe hƣơng. Trong bào thơ Cánh hoa đồng nở muộn, Pushkin viết:

“Cánh hoa đồng nở muộn màng

Đẹp hơn nhiều đóa huy hoàng đầu xuân”

Với Pushkin, cánh đồng hoa không chỉ đẹp hơn những đóa nở đầu xuân mà chúng còn khiến nhà thơ rung động “bâng khuâng”. Hay khi đông đến, thi nhân cũng không kìm đƣợc lòng mà viết lên những dòng thơ chất chứa đầy tâm trạng, điều này thể hiện rõ trong bài Con đường mùa đông:

“Trên đường mùa đông vắng vẻ Cỗ xe tam mã băng đi

Nhạc ngựa đều đều buồn te Đều đều khắc khoải lòng quê”

[1, 46]

Khi viết những vần thơ này, Pushkin đang trong chuyến đi từ Mikhailôxkôie đến Pơxcôv. Trong chuyến đi này có lẽ mọi khoảnh khắc, mọi sự thay đổi của thời tiết, của thiên nhiên Pushkin đều cảm nhận rõ ràng. Do đó mà “những làn

sương gợn sóng”, những “mảnh trăng mờ ảo”, những “dải ánh vang”, những

“cánh đồng”,… tất cả đều lọt vào tầm mắt của Pushkin tạo nên một không gian mờ ảo trong khoảng thời gian mùa đông thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân. Bởi lẽ hoàn cảnh lúc này của Pushkin chẳng có gì thú vị khi cuộc sống gắn liền với tù đày. Nỗi buồn, nỗi cô đơn dƣờng nhƣ thấm đƣợm trong tâm hồn tác giả. Chính vì lẽ đó mà thời gian thiên nhiên trong thơ Pushkin thƣờng xuất hiện nhiều, lấy đƣợc nhiều tình cảm của độc giả và đƣợc nhân dân Nga yêu thích.

Nếu nhƣ sự tuần hoàn vũ trụ theo mùa xuất hiện trong thơ Pushkin không nhiều (3 bài thơ) thì sự xoay chuyển thời gian trong một ngày lại xuất hiện một lƣợng lớn tác phẩm. Thậm chí, ngay cùng một tác phẩm thời gian buổi sáng, trƣa, chiều, lần lƣợt xuất hiện. Bài thơ Chiếc xe đời là một minh chứng tiêu biểu:

“Sáng ra lên xe ngồi; Đời xông pha bươn bả, Đến trưa chí nhụt rồi, Thấy rãnh hào lòng nản, Chiều đã dần dần quen; Tà tà đến quán trọ…” [1, 29]

Với thời gian buổi sáng, dựa vào bảng thống kê có 6 bài nói về thời gian này. Mỗi bài mang một ý nghĩa khác nhau gắn với tâm trạng của thi nhân. Trong bài Thi nhân, “buổi sớm mai’ xuất hiện vô cùng dịu mát. Trong khoảng thời

gian đó, thi nhân cất lên những lời ca tiếng hát “về tình yêu, về sầu muộn của

mình”. Có lẽ lúc đó trong tâm chí nhà thơ chất chứa bao suy nghĩ muộn phiền và

rồi thi nhân đã tỏ ra nghi hoặc và hi vọng. Trong bài thơ Làng, Pushkin đã đặt ra câu hỏi:

“Các bạn ơi, tôi có thể thấy được chăng? Ngày nhân dân cởi tròng thoát ách, Cảnh nô lệ theo lệnh vua xóa sạch Và bình minh rực rỡ của tự do Có chiếu rọi trên trời Tổ quốc?”

[1,14]

“Bình minh” là buổi sáng, là thời điểm bắt đầu của ngày mới. Khoảng thời gian bình minh đƣợc Pushkin đƣa vào trong thơ không đơn thuần để chỉ thời gian thiên nhiên nữa mà hơn cả “bình minh” còn là sự hi vọng của Pushkin về một đất nƣớc “tự do”, một cuộc sống mới, một khoảng thời gian ngập tràn hạnh phúc.

Thời gian buổi sáng đƣợc Pushkin nhắc đến trong nhiều bài thơ của mình. Tuy nhiên, Pushkin cũng dành ra nhiều trang viết ghi lại khoảng thời gian buổi tối. Điều này cũng không có gì là đáng kinh ngạc khi ban đêm mới là thời gian của tâm trạng. Lúc này mọi suy nghĩ của Pushkin đƣợc bộc lộ rõ nhất, nhất là trong những ngày tháng bị tù đày. Bài thơ Buổi tối mùa đông là một ví dụ tiêu biểu. Giữa buổi tối đêm đông bão tố nổi dậy điên cuồng và dữ dội:

“Bão tố mịt mờ trời đất, Gió lốc tuyết bụi quay tròn Khi gầm lên như mãnh thú, Khi òa lên như trẻ con,..”

Giữa đêm đông, Pushkin cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của thời tiết. Lúc này nhìn lại nơi mình đang ở sao tối tăm, sầu não biết bao. Hay trong bài Những

dòng thơ viết trong đêm không ngủ, cũng trong khoảng thời gian đêm tối

Pushkin thể hiện suy nghĩ khát khao muốn hiểu cuộc đời mình. Thời gian ban đêm vô cùng tĩnh mịch chỉ có tiếng đồng hồ tích tắc vẳng kêu, tiếng nói chuyện phiếm… khiến nhà thơ càng day dứt, càng muốn hiểu cuộc đời mình:

“Ta muốn hiểu được ngươi cho tường tận, Ta muốn dò tìm ý nghĩ trong ngươi…”

[1, 71]

Khoảng thời gian ban đêm Pushkin đã cảm nhận rõ những sự thay đổi, xuất hiện của cảnh vật, thời tiết vũ trụ qua đó bộc lộ tâm trạng của mình trong thơ ca, tạo nên sự đặc sắc mới mẻ trong thơ trữ tình.

Khoảng thời gian buổi trƣa và buổi chiều cũng rất dễ bắt gặp trong thơ trữ tình Pushkin. Chẳng hạn, trong bài Cây Antrar có đoạn:

“Nhựa độc thấm ứa tràn qua vỏ Dưới nắng trưa giàn giụa chảy ròng Và chiều xuống nhón hòn đông đặc Bám trên thân từng lớp nhựa trong”

[1, 57]

Pushkin viết bài thơ khi trong lòng vẫn luôn trung thành với những quan điểm của cuộc cách mạng tháng Chạp. Ông từ chối mọi sự mua chuộc lôi kéo. Trong bài Cây Antrar, Nhựa cây chính là “nhựa độc”. Pushkin đƣa vào trong bài thơ các khoảng thời gian trong ngày nhằm mục đích cụ thể hóa thời gian chảy chất nhựa độc của cấy Antrar. Từ đó góp phần vạch mặt chế độ ngƣời áp bức ngƣời cũng có nghĩa là phản đối chế độ hiện hành lúc đó ở Nga.

Nếu hiện tại chƣa thỏa mong ƣớc còn nhiều cô đơn, tối tăm thì việc hi vọng về một ngày mai tƣơi sáng để tiếp tục cố gắng có lẽ là một suy nghĩ tích cực. Trong thơ Pushkin có thể hiện điều ngày. Trong bài thơ Gửi Traadeaev

mặc dù cuộc khởi nghĩa tháng Chạp thất bài nhƣng Pushkin cũng không quên động viên những ngƣời tham gia khởi nghĩa:

“Hỡi đồng chí! Hãy vững lòng tin tưởng: Sao hạnh phúc nguy nga rồi hiện sáng, Cả nước Nga sẽ bừng tỉnh cơn mê, Ngày mai đây hậu thế viết tên ta

Trên đống vụn chính quyền độc đoán”

[1, 12]

Sự động viên đó của Pushkin là vô cùng kịp thời. Có lẽ, tài năng thiên bẩm của Pushkin là dùng thơ ca của mình làm vũ khí chiến đấu, cổ vũ, động viên mọi ngƣời. Nhờ có sự động viên này mà tinh thần chiến đấu, quyết không bỏ cuộc của mọi ngƣời đƣợc nâng cao. Đó là tiền đề cho cách mạng chiến thắng sau này.

Dấu ấn cá nhân của Pushkin đƣợc thể hiện rõ trong thơ khi dùng thời gian thiên nhiên để nói về mong muốn cá nhân, mong muốn hạnh phúc lứa đôi. Trong những năm tháng tù đày, Pushkin có những cảm nhận tinh tế về thời gian, về những mong muốn ƣớc nguyện cá nhân. Trong bài Con đường mùa đông, thi nhân đã nghĩ về ngƣời con gái trong lòng:

“Ôi, buồn đau, ôi cô lẻ… Trở về vơi em ngày mai Nhina, bên lò lửa đỏ

Ngắm em, ngắm mãi không thôi”

[1, 46]

Nhƣ vậy, thời gian tuần hoàn của vũ trụ đƣợc Pushkin ghi lại tỉ mỉ trong thơ của mình. Qua đó ngƣời đọc có thể cảm nhận rõ đƣợc tâm trạng u sầu, buồn bã của thi nhân về cuộc đời, về số phận con ngƣời đồng thời thể hiện niềm hi vọng về một ngày mai đất nƣớc đƣợc độc lập, nhân dân đƣợc tự do hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ trữ tình alexander sergeyevich pushkin (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)