Khái niệm thờigian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ trữ tình alexander sergeyevich pushkin (Trang 49 - 51)

2.2 .Nhận diện không gian nghệ thuật trong thơ trữ tìnhPushkin

2.2.2 .Không gian tuyến

3.1.1. Khái niệm thờigian nghệ thuật

Thời gian là “một trong các hình thức tồn tại cơ bản của thế giới, của sinh thành, trƣởng thành, trôi chảy và hủy diệt tất cả các hiện tƣợng của thực tại” [31, 165]. Thời gian chỉ có duy nhất một chiều, đó là từ quá khứ đến hiện tại và tƣơng lai. Sự tồn tại của thời gian là liên tục và thời gian gắn với tất cả mọi vật không có trƣờng hợp ngoại trừ. Ngày nay để đo thời gian ngƣời ta thƣờng sử dụng lịch, đồng hồ để làm các phƣơng tiện đo thời gian và các đơn vị thời gian nhƣ ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây,… Một năm có 365 ngày tƣơng ứng với 12 tháng, một giờ có 60 phút tƣơng ứng với 3600 giây…

“Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, có thời gian riêng” [231, 166]. Chính vì lẽ đó mà bất kể một tác phẩm văn học nào dù là thơ văn hay kịch,… thì đều có thế giới nghệ thuật. Tùy vào dung lƣợng của tác phẩm dài hay ngắn mà thời gian nghệ thuật cũng khác nhau. Chẳng hạn, trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Chí xuất hiện ngay từ khi còn bé. Cuộc đời của Chí trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố và bƣớc ngoặt, tác phẩm kết thúc khi hắn vung dao giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật ở đây là thời gian nhân vật có sinh ra, biết cố và chết đi khác hẳn với thời gian nghệ thuật trong câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa

cười đã tối” bởi trong câu tục ngữ thời gian nghệ thuật đƣợc thể hiện là thời

gian thiên nhiên.

Có thể thấy rằng thời gian nghệ thuật là một hình thức tự do trong sáng tác của mỗi tác giả, nó mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác giả đều mang trong mình cách cảm và cách nghĩ riêng từ đó thế giới nghệ thuật của mỗi tác giả đều có những nét đặc biệt và đƣợc xây dựng theo ý đồ nghệ thuật của mình. Chính vì lẽ đó, thời gian nghệ thuật có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, thời gian nghệ thuật có tính liên tục của sự kiện trong cuộc đời nhân vật ở tác phẩm. Theo chân nhân vật, thời gian đi từ quá khứ, hiện tại đến tƣơng lai. Ở mỗi nhân vật ắt hẳn sẽ có những sự kiện nhờ đó nhà văn có thể miêu tả cụ thể, một chi tiết nhỏ cũng có thể tốn vài trang giấy nhƣng vài năm cũng có thể tóm gọn trong một câu. Ta có thể thấy rõ điều này trong nhiều tác phẩm, Truyện Kiều là một ví dụ điển hình. Ở tác phẩm này, Nguyễn Du giới

thiệu về Kiều và gia đình:

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung. Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia. Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Và tiếp theo đó là hàng loạt các sự kiện tạo bƣớc ngoặt lớn trong đời Kiều. Đầu tiên là gặp Kim Trọng, tiếp theo là gia đình Kiều bị vu oan và sau đó là mƣời lăm năm lƣu lạc,.. tất cả đƣợc Nguyễn Du thể hiện trong 3254 câu thơ lục bát. Nhƣ vậy có thể thấy rằng thời gian nghệ thuật mang tính liên tục trong tác phẩm.

Thứ hai, thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan, ƣớc lệ. Có thể thấy rằng, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm do nhà văn sáng tạo nên do đó nhà văn có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Ở Truyện Kiều, để miêu tả cảnh trao duyên, Nguyễn Du đã tốn không ít giấy mực để làm nên đoạn trích rung động lòng ngƣời mà Thúy Vân cũng không thể nào từ chối:

Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Ngay từ đầu, Nguyễn Du đã để Thúy Kiều ở vị trí phía dƣới, điều đó cho thấy sự bất thƣờng. Tiếp đó, Kiều đƣa ra hàng loạt các lí lẽ để thuyết phục em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Bởi vậy khi đọc tác phẩm, ngƣời đọc có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Điều đáng chú ý ở đây là Nguyễn Du miêu tả tỉ mỉ các chi tiết khiến ngƣời đọc có thể ngay lập tực hình dung ra đƣợc cảnh

trao duyên diễn ra nhƣ nào, thời gian ra sao, nhanh hay chậm,… Nhờ vậy, độc giả dễ dàng cảm nhận và đƣa ra đánh giá từ đó trở thành ngƣời đồng sáng tạo với nhà văn.

Thứ ba, thời gian nghệ thuật là phƣơng tiện để nhà văn thể hiện quan niệm về con ngƣời, về cuộc đời, về xã hội. Tùy thuộc vào từng nhà văn, từng thời điểm tác phẩm ra đời mà quan niệm có sự khác biệt. Chẳng hạn, với ƣớc muốn ngƣng đọng thời gian, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết nên những vần thơ uyển chuyển mà sâu sắc. Điều đó thể hiện ngay trong bài thơ “Những sợi tơ

lòng”. Mở đầu bài thơ ông viết:

Tôi không muốn trời đất xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa! Thu thôi sang! Đông lại não lòng tôi!

Hay trong thơ Xuân Diệu, quan niệm về thời gian của ông không đơn thuần bởi lẽ thơ của ông luôn có gì đó “Vội vàng”, “Giục giã” trƣớc sự trôi qua nhanh chóng của TG, của tuổi trẻ. Chính vì lẽ đó mà ông viết:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Với ông, thời gian trôi quá nhanh, tuổi trẻ quá ngắn ngủi khiến cho ông luôn vội vàng sống hết mình cùng tuổi trẻ. Đó là một quan niệm mới mẻ và độc đáo về thời gian trong thơ Xuân Diệu đồng thời cũng cho thấy rằng mỗi nhà văn đều có một quan niệm về thời gian riêng biệt từ đó có thể tạo nên sự khác biệt của mỗi tác giả.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ trữ tình alexander sergeyevich pushkin (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)