Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có những yếu tố thi pháp. Thành công của một tác phẩm văn học cũng dựa vào yếu tố này rất nhiều. Nếu sự tiếp nhận và đồng sáng tạo của ngƣời đọc là cơ sở cho sự thành công của một tác phẩm văn học thì thi pháp chính là yếu tố lôi cuốn độc giả hòa mình vào tác phẩm ấy. Không gian nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu đối với thi pháp học và mang những đặc điểm nhất định.
Đặc điểm đầu tiên của không gian nghệ thuật phải kể đến là sự gắn liền giữa không gian nghệ thuậtvới thời gian nghệ thuật. Bởi lẽ mọi vật tồn tại trên thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều cao, rộng, xa và thêm một chiều thứ tƣ là thời gian. Nhƣng điều đáng chú ý ở đây là không gian nghệ thuật có thêm điểm nhìn chủ quan của con ngƣời tạo nên một thế giới mang đậm tính xã hội. Không gian nghệ thuật chứa đựng đa màu sắc cảm xúc, xúc cảm cộng thêm cả trí tƣởng tƣởng bay bổng phong phú cho nên nó khác xa với không gian trong thực tế. Chẳng hạn trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử viết:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?...”
Không gian nghệ thuật đƣợc hiện lên lột tả toàn bộ khung cảnh và vẻ đẹp của xứ Huế thông qua điểm nhìn của tác giả. Ở đó,không gian tuyệt đẹp mà nên thơ khiến bất kì ai khi đọc cũng một muốn đặt chân lần đến xứ Huế để trải nghiệm. Đó là không gian của“nắng hàng cau”, “vườn ai mướt quá” với một màu xanh “ngọc” đã tạo nên một bức tranh thủy mặc đắt giá mà bất kì ai cũng muốn đắm mình trong đó. Nhƣng điều cần quan tâm hơn ở đây là sự xuất hiện của thời gian. Trong khổ thơ xuất hiện những ánh “nắng mới lên” cho thấy đây là thời gian của buổi sáng sớm. Nhƣng sang khổ thơ thứ hai, cùng với sự thay đổi trong tâm trạng của thi nhân, không gian đã dần chuyển sang đêm tối kéo theo đó là sự thay đổi về thời gian, gắn liền với các từ “trăng”, “đêm”. Nhƣ vậy không gian và thời gian có mối quan hệ đặc biệt, sự thay đổi của đối tƣợng này ắt sẽ dẫn theo sự thay đổi của đối tƣợng kia mang tính chủ quan của tác giả.
Đặc điểm thứ hai cần quan tâm đó là giữa không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học và không gian đời thực bên ngoài có ranh giới nhất định phân biệt nhau, đó là những không gian khép kín. Nếu không gian bên ngoài có rất nhiều kiểu không gian, là sự cảm nhận riêng của từng ngƣời, là cái thị giác trực tiếp nhìn thấy thì không gian nghệ thuật trong văn học là sự quy ƣớc chung giữa tác giả và độc giả, nhiệm vụ của tác giả là đề xuất còn của độc giả là cảm nhận. Trong bài Tràng giang, Huy Cận có viết:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Một không gian bao la, rộng lớn đƣợc nhà thơ thể hiện với sự xuất hiện của “sóng’, của “nước”, của “thuyền”… Thêm vào đó là không gian cao và xa trong sự đối lập của cặp từ “nắng xuống”- “trời lên” đã làm không gian mở rộng về chiều cao, có một khoảng không gian đang gian nở ra ở giữa. Việc nhà thơ kết hợp với tính từ “chót vót” làm không gian càng thêm mở rộng về cả chiều sâu.Qua những từ ngữ trong bài thơ, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc không gian mà nhà thơ đang nói đến, từ đó có sự đồng cảm sâu sắc. Đó là sự đồng cảm với nỗi buồn của nhà thơ, với sự lạc lõng trƣớc cuộc đời chƣa biết đi về đâu của tác giả. Vì vậy, việc tìm hiểu không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc ý nghĩa sâu xa mà tác phẩm muốn truyền tải.
Đặc điểm thứ ba là không gian nghệ thuật là một phƣơng tiện biểu hiện nghĩa, là một ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm văn chƣơng. Ở đó, không gian có sự đối lập về tính chất và ý nghĩa. Sự dịch chuyển của nhân vật từ không gian này sang không gian khác tạo nên nghĩa của tác phẩm văn học. Chẳng hạn, trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, không gian đƣợc thể hiện trong sự đối lập giữa một bên là không gian tối tăm, lu mờ với sự xuất hiện của những đốm sáng, khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, hột sáng nơi phố huyện nghèo với một bên là đoàn tàu xuất hiện trong đêm với làn khói bừng sáng trắng, các toa đèn sáng trƣng, đồng và kền lấp lánh,… mang đến một ánh sáng mạnh, sáng trƣng, sáng bừng và rực rỡ. Nhân vật Liên – nhân vật chính trong tác phẩm và các nhân vật khác nhƣ mẹ con chị Tí, bác phở Siêu,… có sự dịch chuyển từ không gian tối tăm sang không gian đầy ắp ánh sáng tạo nên ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. Đó là sự cụ thể hóa ƣớc mơ đổi đời của ngƣời dân phố huyện mặc dù vẫn còn mơ hồ đồng thời cũng là sự đồng cảm cả tác giả trƣớc cuộc sống bế tắc tăm tối của ngƣời dân và đoàn tàu nhƣ là một lối thoát mặc dù chỉ tồn tại trong chốc lát.
Đặc điểm cuối cùng cần chú ý đó là không gian nghệ thuật trong văn học không đơn giản chỉ là mô phỏng hay sao chép không gian thực tế trong cuộc
sống mà là đã mô hình về thế giới trong quan hệ không gian ở tất cả các mặt từ đời sống thực đến các mặt về thời gian, quan niệm về đạo đức, xã hội,… tạo thành “những mô hình về thế giới” [31, 131]. Tất cả những điều đó tạo nên giá trị của không gian nghệ thuật trong văn học, tạo nên một “phạm trù quan trọng nhất của thế giới nghệ thuật” [31, 131]. Chẳng hạn trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, không gian thực tế mà nhà văn đề cập đó là những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 với sự xuất hiện của hàng các phong trào “Âu hóa”, “thể thao”… nhân danh sự “tiến bộ, văn minh”. Nhƣng không gian nghệ thuật ở đây đƣợc nhà văn mô hình hóa, phê phán gay gắt xã hội tƣ sản về phƣơng diện đạo đức – một xã hội ăn chơi trụy lạc, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống. Nhƣ vậy không gian nghệ thuật đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Nhờ có không gian nghệ thuật, các mặt của đời sống xã hội không chỉ đƣợc phản ánh mà nó còn mô hình hóa không gian của bức tranh thế giới về mọi mặt, tạo nên một thế giới đa sắc màu mang một diện mạo hoàn chỉnh.