2.2 .Nhận diện không gian nghệ thuật trong thơ trữ tìnhPushkin
2.2.2 .Không gian tuyến
3.1.2. Cấu trúc thờigian nghệ thuật trong văn học
Trần thuật là kể lại, thuật lại một câu chuyện hoặc sự việc với các chi tiết và diễn biến của nó từ đó giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hình dung ra câu chuyện đƣợc kể. Trong văn học, chúng ta có thể chú ý tới các yếu tố chính, đó là thời gian trần thuật và thời gian đƣợc trần thuật.
Với thời gian trần thuật, theo Trần Đình Sử, thời gian trần thuật “cũng là thời gian truyện kể, là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều, của văn bản ngôn từ” [31; 170]. Với thời gian nghệ thuật có thể chú ý đến G.Genette, G.Genette xem thời gian trần thuật là thời gian giả gắn liền với lí thuyết thời gian bao gồm ba yếu tố: trình tự thời gian, tốc độ và tần xuất. Trong đó, trình tự thời gian là mối quan hệ giữa trật tự thời gian kế tục các sự kiện và trật tự thời gian giả giả. Ở mỗi tác phẩm, thời gian truyện kể và thời gian trần thuật hiếm khi trùng khít với nhau mặc dù thời gian trần thuật cũng là thời gian truyện kể. Do đó, độ lệch giữa chúng đƣợc G.Genette gọi là thời sai và đƣợc biểu hiện ở hai dạng cơ bản: các sự kiện xảy ra trƣớc thời điểm hiện tại của câu chuyện đƣợc kể trƣớc gọi là đảo thuật, kể các sự kiện diễn ra sau thời điểm hiện tại của câu chuyện gọi là dự thuật. Về tốc độ trần thuật, G.Genette phân biệt thành bốn dạng thức cơ bản, đó là: Tỉnh lƣợc (Ellipsis), Lƣợc thuật (Summary), Cảnh tƣợng (Scene) và Dừng lại (Pause). Bốn vận động tự sự này hầu hết đều xuất hiện trong các tiểu thuyết thậm chí là truyện ngắn của văn học, qua đó mỗi nhà văn đều bộc lộ những cá tính sáng tạo của bản thân tạo đƣợc dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Cuối cùng là tần xuất, đây là tần số xuất hiện của việc kể chuyện. Một sự kiện có thể đƣợc kể một lần hay nhiều lần, tuy nhiên thông thƣờng ngƣời kể chuyện sẽ kể lại một lần – trần thuật đơn.
Chẳng hạn, tác phẩm Chí Phèo là một truyện ngắn nhƣng lại mang dáng dấp của một bộ tiểu thuyết bởi lẽ nhân vật chính trong tác phẩm đƣợc kể lại từ khi sinh ra đến khi chết đi và cuộc đời đầy rẫy những bất công và có sự kiện mang tính chất bƣớc ngoặt trong cuộc đời. Mở đầu tác phẩm với tiếng chửi đầu truyện “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…” đây là thời gian hiện tại của câu chuyện. Sau đó, đảo thuật xuất hiện khi nhà văn hồi tƣởng lại quá khứ từ nơi hắn xuất hiện trong “một buổi sáng tinh sương đã
thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch cũ”…
Câu chuyện đƣợc nhà văn kể lại với tốc độ cũng bao gồm bốn dạng thức nhƣ trên. Với “tỉnh lƣợc”, thời gian đƣợc trần thuật có thể rất dài ví nhƣ khi kể lại
buổi sáng hôm sau khi tỉnh rƣợu có Thị Nở chăm sóc và nấu cho bát cháo hành. “Lƣơc thuật” là lƣợc kể trong một số câu ngắn một đoạn thời gian dài. Ngay khi Chí bị đi tù nhà văn kể lại “không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy,
tám năm…”. Vậy trong khoảng thời gian đó, Chí làm những gì, cuộc sống của
Chí ra sao nhà văn không hề nhắc đến. “Cảnh tƣợng” hay còn gọi là diễn, là khoảng thời gian đối thoại giữa các nhân vật trong truyện đƣợc nhà văn kể lại, ở tác phẩm Chí Phèo cũng có những đoạn nhƣ vậy, khi Chí vác dao sang nhà Bá Kiến giữa hắn và Bá Kiến có đoạn đối thoại:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng: - Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo: - Tao đã bảo là tao không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì? Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện!
Đối với “dừng lại” có thể hiểu là khi nhà văn miêu tả phong cảnh, cảnh vật, môi trƣờng xung quanh. Đoạn thể hiện rõ nhất điều này có thể kể đến đoạn: “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên
ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết”…Còn với tần suất, sự kiện đánh dấu bƣớc ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo chính là khi gặp Thị Nở và đƣợc ăn bát cháo hành do chính tay Thị nấu. Sự kiện này đƣợc nhắc đến một lần trong tác phẩm nhƣng lại là mấu chốt mang tính chất quyết định đến sự thay đổi trong con ngƣời Chí, khiến Chí muốn trở thành “ngƣời lƣơng thiện”.
Nhƣ vậy, thời gian trần thuật mang “bản chất nghệ thuật”[26;172] mà phƣơng tiện thể hiện của chúng chính là ngôn từ và mọi yếu tố tham gia và câu chuyện đều là nghệ thuật.
Với thời gian đƣợc trần thuật là “thời gian của sự kiện đƣợc nói tới” [31,172]. Nó là cơ sở cho sự ra đời của thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ
thuật bao gồm: thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục và thời gian xã hội lịch sử.
Trƣớc hết, thời gian sự kiện là “chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan hệ liên tục trƣớc sau, có tính nhân quả”[31,173]. Theo ngữ nghĩa học thì sự kiện là “thời gian để nhân vật vƣợt qua cái ranh giới về ý nghĩa để làm thay đổi phẩm chất của nhân vật” [31, 173]. Nhƣ vậy, sự kiện làm thay đổi cuộc đời nhân vật chỉ có một, nhƣng để có đƣợc sự thay đổi đó thì nhân vật phải trải qua nhiều sự kiện nhỏ khác. Tùy vào từng tác phẩm mà có thời gian sự kiện dài ngắn khác nhau. Chẳng hạn, thời gian sự kiện trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là 15 năm, thời gian sự kiện trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là cả cuộc đời Chí, thời gian sự kiện trong Những người khốn khổ của Victor Huyo là từ
thời thanh niên của Jean Valjean cho đến khi Jean Valjean chết, thời gian truyện kể trong Iliad là 10 năm,… Nhƣng cần phải chú ý rằng thời gian sự kiện khác với thời gian truyện kể. Chẳng hạn, thời giansự kiện trong tác phẩm Chí Phèo là cả cuộc đời Chí nhƣng thời gian truyện kể chỉ vỏn vẹn 6 ngày. Do thời gian sự kiện và thời gian truyện kể cùng song song xuất hiện trong tác phẩm cho nên chúng hoàn toàn có thể bổ sung lẫn nhau tạo nên sự lôi cuốn với bạn đọc.
Thứ hai là thời gian nhân vật đƣợc tính từ khi sinh ra, thời học hành qua các trƣờng lớp, thời gian đỗ đạt, thời gian lập gia đình… cho đến khi chết đi. Chẳng hạn, khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng:
Chàng Vương quen mặt ra chào Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa Nguyên người quanh quất đâu xa Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Việc Thúy Kiều gặp Kim Trọng có thể xem là thời gian của nhân vật bởi lẽ sự xuất hiện của Kim Trọng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Thúy Kiều, ngay cả khi bán mình chuộc cha ngƣời Kiều lo lắng nhất vẫn là Kim Trọng. Nhƣng cần chú ý rằng, chỉ có nhân vật chính là thời gian bằng thời gian tiểu
sử và thời gian truyện kể, còn những nhân vật khác chỉ xuất hiện vào từng đoạn trong tác phẩm.
Thứ ba là thời gian thiên nhiên, đây chính là thời gian tuần hoàn của vũ trụ, của các mùa trong năm hay của các thời điểm trong ngày: sáng, trƣa, chiều, tối… thậm chí có thể là những thời diểm mƣa phùn gió bấc, nắng hè oi ả… Ngoài ra, thời gian thiên nhiên còn đƣợc thể hiện thông qua các từ tƣợng trƣng: hoàng hôn, chiều tà, bình minh và cách biểu diễn thời gian ƣớc lệ dùng hình ảnh biểu tƣợng: tiếng cuốc kêu là đêm hè, cánh én bay là mùa xuân,… Trong văn học Việt Nam không ít các nhà văn nhà thơ đã sử dụng kiểu thời gian này, Xuân Diệu từng viết:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,..
Hay trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Thứ tƣ là thời gian sinh hoạt, đây là “thời gian con ngƣời thực hiện các hoạt động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn nhậu, dạo chơi, đàm đạo, làm việc, yêu đƣơng, âm mƣu” [31,175]. Trong truyện ngắn Chí Phèo, khi Chí còn đang ngủ thì Thị Nở đã dậy trƣớc nấu bát cháo hành cho hắn, khi bị Thị từ chối tình yêu Chí đã vác dao sang nhà Bá Kiến,… Hay trong Truyện Kiều khi cả nhà về ngoại, Thúy Kiều và Kim Trọng đã lén lút gặp nhau. Khi trở biết biết bố mẹ vẫn chƣa về, Kiều đã có một quyết định rất táo bạo:
Cửa ngoài vội rủ rèm che
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Kiều đã không ngại các rào cản lễ giáo phong kiến mà sẵn sàng vƣợt tƣờng sang gặp ngƣời mình yêu. Đó chính là thời gian sinh hoạt.
Thứ năm là thời gian phong tục, đây là “thời gian của các phiên chợ, các tuần chay, các ngày cúng giỗ, các ngày lễ tế trong năm” [31, 175]. Trong Truyện
Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh….
Thứ sáu là thời gian xã hội, lịch sử đây là “thời gian hay đổi sơn hà,sự hƣng phế,suy thịnh của xã hội” [31, 175]. Trong thơ ca cách mạng Việt Nam thể hiện rõ điều này tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Tố Hữu. Trong những ngày sôi sục của cuộc cách mạng tháng Tám, hòa chung vào không khí của độc lập tự do Tố Hữu đã viết bài thơ Huế tháng Tám ghi lại hình ảnh Huế trong giờ phút lịch sử, bài thơ có đoạn:
Gió gió ơi! Hãy làm giông tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi!
Nhƣ vậy có thể thấy rằng con ngƣời trong cuộc sống chịu sự chi phối của nhiều dòng thời gian. Sự phối hợp các dòng thời gian đó tạo nên thời gian sống của mỗi ngƣời và trong mỗi khoảnh khắc thời mỗi ngƣời sẽ có những cảm nhận khác nhau về thời gian.
3.2. Nhận diện thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin
3.2.1. Thời gian xã hội, lịch sử
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cách cảm cách nghĩ khác nhau bởi vậy nghệ thuật mà họ thể hiện thông qua chất liệu ngôn từ cũng mỗi ngƣời một vẻ. Thời gian xã hội, lịch sử cũng là một biểu hiện của thời gian nghệ thuật nhƣng không phải tác phẩm nào cũng thể hiện điều này. Vậy với Pushkin trong mảng thơ trữ tìnhkiểu thời gian xã hội, lịch sử có gì đáng chú ý? Thống kê trong cuốn “Thơ trữ tình A.Puskin” về thời gian xã hội, lịch sử, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1. Khảo sát, thống kê thời gian xã hội, lịch sử trong thơ trữ tìnhPushkin
STT Thời gian Tên bài Trang Tổng số
bài
1 Xuất hiện đấng cứu thế, tiên
Những câu chuyện thần thoại Noel 10 2 Nhà tiên tri 43 2 Ngày chiến thắng, giải phóng Gửi Traadaev 12 3
Gửi tới Xibiri 49
Khúc ca về Ôdeg minh quân 20 3 Chiến tranh Khúc ca về Ôdeg minh quân 20
2
Đelich 66
Dựa vào bảng thống kê có thể nhận thấy rằng số lƣợng bài thơ trữ tình của Pushkin có thời gian xã hội, lịch sử không nhiều nhƣng nó lại có ý nghĩa quan trọng, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sáng tác của Pushkin về mặt thời gian nghệ thuật. Không những vậy, các sáng tác này của Pushkin đóng góp lớn vào việc thể hiện phần nào đất nƣớc Nga thời bấy giờ khi nhân dân còn nghèo nàn, cơ cực.
Trong bối cảnh đất nƣớc nhƣ vậy, sự xuất hiện của các đấng cứu thế hay các vị tiên có ý nghĩa quan trọng, chúng trở thành động lực giúp nhà thơ nói riêng và nhân dân Nga nói chung cùng nhau cố gắng vì một đất nƣớc tốt đẹp hơn. Với Pushkin có lẽ cuộc sống của ông cũng không mấy vui vẻ khi chính bản thân ông còn đang “tha thẩn”:
“Giữa sa mạc u sầu tôi tha thẩn Lòng giày vò một khát vọng vô biên, Ngã tư đường bỗng gặp một vị tiên, Một tiên ông trên mình sáu cánh”
Việc nhà thơ gặp “vị tiên” là rất bất ngờ, từ “bỗng” đã cho chúng ta thấy rõ điều này. Khi thi nhân còn đang “tha thẩn’ có lẽ vẫn chƣa biết giờ đây bản thân sẽ đi đâu về đâu giữa sa mạc rộng lớn mặc dù trong lòng đang “đong đầy
khát vọng vô biên”, khát vọng đó luôn “giày vò” xuất hiện trong suy nghĩ thì
bỗng nhiên xuất hiện vị tiên nhân. Sự xuất hiện của vị tiên không những làm nhà thơ kinh ngạc mà lúc này sự “u sầu” đã đƣợc thay thế bằng ánh mắt “bừng tỏa
sáng”. Điều này cho thấy sự thay đổi trong tâm hồn nhà thơ. Đặc biệt là hình
ảnh “hòn than đỏ rực” khiến ta liên tƣởng đến những khát vọng của nhà thơ đã đƣợc vị tiên này đánh thức và hơn thế khi nghe đƣợc lời “phán truyền” của Thƣợng đế có lẽ là bƣớc ngoặt trong việc thức tỉnh Pushkin trong việc thực nhiệm vụ của mình:
“Hỡi tiên tri, hãy mau đứng dậy,
Hãy mở mắt lắng tai, hãy nghe, hãy thấy, Hãy làm theo ý nguyện của ta,
Đi khắp năm châu bốn bể gần xa, Đem lời nói đốt cháy lòng thiên hạ”
[1, 43]
Nhƣ vậy, nhờ có vị tiên và đặc biệt là lời kêu gọi của Thƣợng đế, Pushkin thực sự đã ngộ ra nhiệm vụ của mình, đó là dùng thơ ca dùng nghệ thuật làm vũ khí tuyên truyền đến nhân dân. Việc Pushkin ngộ ra nhiệm vụ của mình là hoàn toàn cần thiết khi nƣớc Nga bấy giờ ( những năm 1826) dƣới sự dẫn dắt của Sa Hoàng Nikolaii – một kẻ cầm quyền lạnh lùng, vô nghĩa, không nghĩ đến bất kì loại chủ nghĩa tự do nào. Tuy là một quốc gia khổng lồ nhƣng Nga lại là một quốc gia vô cùng nghèo nàn, lạc hậu. Do đó, việc các nhà văn nhà thơ trong đó có Pushkin hiểu đƣợc nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ là vô cùng cần thiết.
Không chỉ dừng lại ở đó, sự xuất hiện của đấng cứu thế không chỉ làm thay đổi số phận của một con ngƣời mà nó còn có khả năng là thay đổi số phận của một lớp ngƣời trong đất nƣớc Nga. Tiếng “khóc ré lên” của đấng cứu thế
tƣởng chừngchính là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhƣng đó chƣa phải là tất cả. Trong bài Những câu chuyện thần thoại Noel, Pushkin có viết:
“Đấng cứu thế khóc ré lên thê thảm Cả nhân dân theo Chúa khóc òa”
[1, 10]
Sự xuất hiện của “đấng cứu thế” chính là niềm hi vọng, là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tƣơng lai ngời sáng của nhân dân nhƣng đằng sau những lời lẽ ca ngợi về sự xuất hiện này lại là sự mỉa mai, châm biếm của Pushkin dành cho Sa Hoàng Alexăng đệ nhất. Bởi lẽ Alexăng thƣờng có những phát ngôn hƣớng về tự do. Những năm đầu trị vì ông có những cải cách xã hội nhỏ (1803 – 1804) và những cải cách lớn trong tự do giáo dục. Ông hứa sẽ cải cách hiến pháp và cải cách chế độ nông nô ở Nga nhƣng không có kế hoạch cụ thể và không thực hiện đƣợc gì. Trong giai đoạn thứ hai trị vì ông ngày càng độc đoán, sợ hãi và chấm dứt nhiều cải cách ban đầu thậm chí còn mƣu mô đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc. Cho nên việc Pushkin sáng tác tác phẩm này mang tính chất trào phúng là dễ hiểu. Sa Hoàng Alexăng cho nhân dân hi vọng nhƣng rồi lại tự tay dập tắt mọi hi vọng của họ, cho nên sự xuất hiện của “đấng cứu thế” chỉ là trò cƣời mà thôi. Tuy bài thơ là đƣợc viết nhằm đả kích Sa Hoàng Alexăng đệ nhất nhƣng khi Sa Hoàng lên ngôi cũng mang đến cho nhân dân hi vọng, mang đến sự thay đổi hƣng phế của xã hội Nga trong lịch sử.
Trong thơ trữ tình, Pushkin còn ghi lại những khoảnh khắc của ngày chiến thắng, ngày giải phóng của đất nƣớc. Gửi Traadaev là một trong những bài thơ nhƣ vậy, nó thể hiện niềm tin của Pushkin vào cách mạng. Sống dƣới một “chính quyền hung bạo” là vậy nhƣng trong lòng Pushkin luôn ôm những hoài bão lớn lao. Hoài bão ấy không những không bị dập tắt mà nó còn “cháy rực” mặc cho ngoài kia bao kẻ “bịp bợm”, dùng “danh vọng” để mua chuộc nhà thơ: