Dịch vụ bổ sung trong hoạt động du lịch trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 25 - 31)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5. Thực trạng khai thác dịch vụ bổ sung trong hoạt động du lịc hở Việt Nam và

1.5.2. Dịch vụ bổ sung trong hoạt động du lịch trên thế giới

Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới và nền kinh tế quốc gia khác. Xu hƣớng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời dân tại các địa điểm mà khách du lịch hƣớng tới. Nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang kinh tế dịch vụ, đây là một nền kinh tế mới. Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới. Ở lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 90% GDP của Hồng Kong, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP của Nhật Bản, 73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canada. Dịch vụ đóng góp trên

20

50% GDP của nền kinh tế Mỹ La Tinh, trên 60% GDP của các nƣớc công nghiệp hóa mới ở châu Á nhƣ Singapo, Đài Loan, Malaysia,…Sự thay đổi này thể hiện việc đánh giá các sản phẩm công nghiệp giảm tƣơng đối so với các sản phẩm dịch vụ và ngƣời tiêu dùng ngày càng chi tiêu thêm cho dịch vụ nhiều hơn hàng hóa.

Ngành dịch vụ phát triển thu hút nhiều nguồn nhân lực lao động. Những dịch vụ cơ bản đã tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân, ngoài ra các doanh nghiệp còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ bổ sung khác đòi hỏi nguồn nhân lực luôn đƣợc cung cấp đầy đủ và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Những ngƣời làm dịch vụ luôn sẵn sàng tạo cho khách hàng sự hài lòng, tin tƣởng, thoải mái nhất khi mà sử dụng dịch vụ.

Khi ngành dịch vụ ở một trình độ phát triển cao, xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng đối với dịch vụ lớn hơn xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm hàng hóa. Con ngƣời có nhu cầu nhiều hơn đối với các sản phẩm phi vật chất của dịch vụ.

Ở nhiều nƣớc trên thế giới đã phát triển những dịch vụ bổ sung phục vụ đi kèm với những dịch vụ cơ bản. Những dịch vụ bổ sung đƣa ra nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, mua sắm và nhiều chƣơng trình hoạt động khác để níu chân du khách ở lại lâu hơn tại các địa điểm du lịch. Vì vậy, đây là một số điểm phát triển dịch vụ bổ sung trên thế giới:

a)Công viên giải trí Tokyo Disneyland

Tokyo Disneyland là một công viên giải trí rộng 465.000m2 tọa lạc tại Tokyo Disney Resort, Urayasu, Chiba, Nhật Bản, gần Tokyo – một trong 05 công viên lớn nhất trên thế giới và là khu vui chơi giải trí lớn nhất Nhật Bản. Cổng chính nằm kề ga Maihama và ga Tokyo Disneyland. Đây là công viên Disneyland đầu tiên đƣợc xây dựng bên ngoài nƣớc Mỹ và đƣợc khai trƣơng ngày 15 tháng 4 năm 1983. Công viên đã đƣợc xây bởi Walt Disney Imagineering theo phong cách nhƣ Disneyland ở California và Magic Kingdom ở Florida. Là một công viên giải trí nổi tiếng của Tokyo, thu hút một số lƣợng lớn khách du lịch đến từ khắp nơi trên đất nƣớc cũng nhƣ thế giới. Công viên

21

này cho phép du khách hóa thân vào những nhân vật Disney yêu thích, ở đây du khách có thể vui chơi với chuột Mickey, chuột Minnie, Pluto, vịt Donald hoặc Daisy và tất cả bạn bè của họ từ những bộ phim hoạt hình Disney. Xem diễu hành các nhân vật phim hoạt hình, diễu hành ánh sáng ƣớc mơ với các nhân vật và phƣơng tiện đi lại đầy màu sắc ánh đèn sinh động lung linh, các cuộc trình diễn trên sân khấu của các nhân vật hoạt hình Walt Disney…Khách du lịch cũng có thể tham gia nhiều trò chơi ở đây nhƣ đi ngựa gỗ, ngôi nhà ma, đu quay,…

Tokyo Disneyland có tất cả 44 trò chơi phù hợp với mọi đối tƣợng, mọi lứa tuổi khác nhau, có 48 nhà hàng Âu, Á, có 53 cửa hàng quà lƣu niệm lớn bé, khu trƣng bày những hiện vật của quá trình phát triển của con ngƣời. 07 khu vui chơi khách có thể lựa chọn: WestenLand AdventureLand WorldBazzar TomorrowLand ToonTown FantasyLand Critter Country

Tokyo Disneyland là một công viên giải trí mang tầm quốc tế với hàng chục trò chơi độc đáo phù hợp cho tất cả các thành viên trong gia đình, đã thu hút lƣợng lớn khách du lịch đến đây giải trí [12, Tr. 62].

b)Công viên giải trí Watl Disney World ở Orlando – Mỹ

Công viên giải trí Watl Disney World là một tổ hợp khu vui chơi giải trí của Watl Disney World Resort, đƣợc bắt đầu xây dựng ở phía Tây Nam thành phố, cách trung tâm Orlando khoảng 34km về phía Tây Nam. Watl Disney World đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1971, có diện tích rộng 100km2, bao gồm 27 khách sạn, 04 công viên giải trí theo chủ đề khác nhau, 02 công viên nƣớc, một khu cắm trại, 02 trung tâm chăm sóc sức khỏe – sắc đẹp cùng nhiều khu giải trí khác. Bốn công viên giải trí đƣợc xây dựng qua các thời

22

kỳ gồm: Vƣơng quốc Thần thoại (1971), trung tâm Epcot (1982), phim trƣờng Disney’s Hollywood Studios (1989), vƣơng quốc các loài thú – Disney’s Animal Kingdom (1998).

Vƣơng quốc Thần thoại còn đƣợc mệnh danh là “Vùng đất hạnh phúc” Con đƣờng chính Main Street, hai bên là các cửa tiệm bán hàng hóa và đồ ăn uống. Cuối con đƣờng là “lâu đài của cô bé Lọ Lem” cao 55m có màu đá xám trắng, có 27 tháp nhọn với mái vòm xanh, tháp nhọn số 10 treo chiếc đồng hồ lớn, thap 20 và 23 là cao nhất có mái vòng bằng vàng ròng. Bên trong là những bức tranh ghép treo tƣờng mô tả câu chuyện cổ tích “cô bé Lọ Lem”. Tầng hai là nhà hàng Cinderella’s Royal Table phục vụ các món ăn theo kiểu hoàng gia với những ngƣời phục vụ hóa trang thành con vật trong chuyện cổ tích. Còn tiệm thời trang Bibbidi Bobbidi, nơi du khách nhí có thể đƣợc trang điểm, làm tóc, quàng khăn, đội vƣơng miện, xỏ giày…thành nàng công chúa trong chuyện cổ tích. Du khách còn có thể du ngoại trên chiếc xe ngựa cổ, tham quan “Hòn đảo kho báu” của những tên cƣớp biển, xem diễu hành của những ngôi sao hoạt hình đƣợc yêu thích: chuột Mickey, vịt Donald, Aladin và cây thần đèn…

Trung tâm Epcot là nơi trƣng bày các thành tự nghiên cứu khoa học kỹ thuật hiện đại và nền văn hóa trên thế giới. Epcot có hai khu lớn là khu hƣớng về thế giới tƣơng lai và khu mô tả thế giới hiện đại với kiến trúc, thức ăn và văn hóa của nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Trung Đông, Nhật, Trung Quốc…

Thế giới động vật Disneyworld – Disney world Animal Kingdom: là ngôi nhà khổng lồ với những con thú thật và trong phim ảnh. Du khách sẽ đƣợc trải nghiệm cảm giác đi xuyên qua vách núi Hymalaya với tàu lửa siêu tốc và rơi từ độ cao hơn 24m xuống, tham quan thế giới đại dƣơng của Disneyworld. Công trình tiêu biểu nhất của công viên này là Cây đời (Tree of Life) cao 44m, rộng 15m với 325 động vật điêu khắc trên cành của cây đời.

Phim trƣờng Disney’s Hollywood Studios: Rộng 546.000m2

để trình chiếu cho du khách các bộ phim cổ từ hơn 50 năm trƣớc, có chiếc nón kỳ diệu

23

The Sorcerer’s Hat. Phim trƣờng áp dụng những công nghệ mới cho du khách “đi xuyên qua màn ảnh” để cùng hành động bên cạnh các nhân vật trong siêu phẩm phim ảnh [12, Tr. 64].

Với những công viên chuyên đề nhƣ vậy, khu vui chơi giải trí Watl Disney World đã thu hút lƣợng lớn khách du lịch đến đây. Năm 2018, Watl Disney World là một khu nghỉ dƣỡng đƣợc ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, với lƣợng khách trung bình hàng năm hơn 58 triệu ngƣời, tạo việc làm cho 77.000 nghìn công nhân viên lao động. Khu công viên giải trí đã tạo sức hấp, tạo nên điểm đến hàng đầu của công ty Disney trên toàn thế giới và đã trở thành một yếu tố quan trọng trong văn hóa Mỹ.

Từ những dịch vụ cơ bản thì các địa điểm du lịch cần cung cấp thêm những dịch vụ bổ sung hấp dẫn, tạo cho khách du lịch có nhiều sự lựa chọn riêng, thoải mái khi đến tham quan tại địa điểm đó. Đặc biệt, hiện nay ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đang thúc đẩy sự phát triển dịch vụ bổ sung đi kèm với dịch vụ cơ bản, đƣa ra các đề xuất và nhiều giải pháp nâng chất lƣợng để tạo nên một ngành kinh tế mũi nhọn giúp phát triển đất nƣớc trên toàn Thế giới.

24

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chƣơng 1, tác giả đã đƣa một số vấn đề sau:

Ở đề tài, tác giả đã tìm hiểu và đƣa ra các khái niệm và đặc điểm của dịch vụ và dịch vụ bổ sung. Qua đó, chúng ta có thể rút ra đƣợc nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi một định nghĩa sẽ có cách đánh giá, nhận xét riêng.

Trên những cơ sở lý luận về dịch vụ và dịch vụ bổ sung thì tác giả đã có phần nào hiểu đƣợc vai trò của dịch vụ bổ sung. Nó góp phần làm tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu hút lƣợng lớn khách du lịch.

Thông qua các khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ bổ sung thì có thể phân ra nhiều loại hình dịch vụ bổ sung khác nhau. Từ đó, thấy đƣợc dịch vụ bổ sung có chất xúc tác kích thích hoạt động du lịch của khách du lịch.

Ngoài ra, tác giả đã tìm hiểu, tham khảo một số quy trình tổ chức hoạt động dịch vụ bổ sung trên thế giới và Việt Nam, và có cái nhìn tổng quan hơn về dịch vụ bổ sung.

25

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 25 - 31)