5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3. Một số kiến nghị phát triển dịch vụ bổ sung tại VQG Xuân Sơn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả khóa luận xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ bổ sung nhƣ sau:
VQG Xuân Sơn phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức chƣơng trình xúc tiến quảng bá các dịch vụ bổ sung.
VQG Xuân Sơn cần huy động quan tâm đầu tƣ của địa phƣơng, các tỉnh và nhà nƣớc để có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ bổ sung của Vƣờn và đồng thời là giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng.
Tỉnh cần có sự quan tâm hơn nữa cho công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh nói chung và VQG Xuân Sơn nói riêng.
Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn về du lịch dành cho ngƣời dân địa phƣơng để nâng cao khả năng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, giao tiếp với khách du lịch trong quá trình cung cấp dịch vụ cho du khách.
Ban quản lý VQG Xuân Sơn cần đƣa ra nhiều chính sách phát triển dịch vụ bổ sung thu hút khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng.
Ban quản lý VQG Xuân Sơn cần phải phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu phát triển ngành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa phƣơng hƣớng đến phát triển dịch vụ bổ sung.
73
Nhƣ vậy, để phát triển dịch vụ bổ sung dựa trên những ƣu thế và đặc điểm tự nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng ở VQG Xuân Sơn cần có sự quan tâm, đầu tƣ thích đáng của cơ quan nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và nhân dân trên địa bàn để có thể phát triển dịch vụ bổ sung một cách bền vững, có hiệu quả, cải thiện đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Tạo nên chất lƣợng dịch vụ chuyên nghiệp thu hút nhiều khách du lịch đến VQG Xuân Sơn tham quan và nghỉ dƣỡng.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ những cơ sở đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ bổ sung ở VQG Xuân Sơn đã và đang ngày càng khẳng định đƣợc chất lƣợng dịch vụ của mình và trở thành nhân tố tích cực đảm bảo, phục vụ cho phát triển du lịch ở VQG.
Ở chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra những định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh và của huyện Tân Sơn nhằm hƣớng đến phát triển du lịch Phú Thọ và VQG Xuân Sơn - dựa trên những định hƣớng, xây dựng phƣơng hƣớng và những giải pháp để phát triển dịch vụ bổ sung ở VQG Xuân Sơn.
Những giải pháp có thể phát huy tốt hay không còn phụ thuộc vào các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc phối hợp liên kết giữa các cấp, ban ngành lãnh đạo. Từ đó, VQG Xuân Sơn phát triển những dịch vụ bổ sung là việc hết sức quan trọng, nó góp phần vào phát triển kinh tế địa phƣơng, đƣa hình ảnh du lịch của VQG lên một tầm cao mới, thu hút nhiều khách du lịch chọn nơi đây là nơi dừng chân để khám phá và trải nghiệm.
74
KẾT LUẬN
Dịch vụ bổ sung là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch ở Việt Nam nói chung và Vƣờn quốc gia Xuân Sơn nói riêng. Những dịch vụ bổ sung này đều dành cho tất cả khách du lịch thích trải nghiệm, khám phá phong tục tập quán, ẩm thực của nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc khác nhau tại những nơi họ đến.
Dịch vụ bổ sung ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh so với các nƣớc khác trong khu vực. Trên đà phát triển nhanh chóng này giúp tăng nguồn thu nhập cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng nhƣ đời sống kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tránh tình trạng thất nghiệp đối với giới trẻ hiện nay. Nó còn giúp khách du lịch thỏa mãn nhu cầu của mình khi lựa chọn những địa điểm du lịch phát triển dịch vụ bổ sung.
Vƣờn quốc gia Xuân Sơn nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, trong đứt gãy Thanh Thủy nên có những đặc điểm hết sức phong phú và đa dạng đặc biệt vẫn giữ đƣợc nét nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên. Các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên nhân văn đã có tác động nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của ngƣời dân địa phƣơng. Với sức hút về thiên nhiên, văn hóa thì những dịch vụ bổ sung ở VQG Xuân Sơn sẽ cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm đời sống văn hóa địa phƣơng, thƣởng thức những đặc sản của vùng và thăm quan trải nghiệm do chính ngƣời dân nơi đây tạo ra.
Phát triển dịch vụ bổ sung mạnh mẽ sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. VQG Xuân Sơn đã xây dựng một số loại hình dịch vụ bổ sung gắn với nét văn hóa của đồng bào dân tộc địa phƣơng. Nơi đây vẫn luôn lƣu giữ nhiều bản sắc riêng độc đáo nhƣ các phong tục tập quán, lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo, lễ tết, lễ hội, ẩm thực, làng nghề truyền thống... VQG Xuân Sơn sở hữu nhiều thế mạnh lớn nhƣ vậy sẽ góp phần vào khai thác phát triển những dịch vụ bổ sung cung cấp cho khách du lịch.
Để phát triển dịch vụ bổ sung có hiệu quả cần phải có những giải pháp đồng bộ. Trong điều kiện cụ thể, đề tài tập trung vào các giải pháp đó chính là:
75
thu hút vốn đầu tƣ, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ, xây dựng lại kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ bổ sung, đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngƣời dân địa phƣơng phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm của các cấp địa phƣơng trong việc công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ giúp tìm ra những chính sách phát triển mới, tạo sự liên kết giữa các cơ quan địa phƣơng với các công ty du lịch để giới thiệu quảng bá, xúc tiến các sản phẩm dịch vụ du lịch. Ngoài ra, cần phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để khách du lịch có thể tự do hoạt động trải nghiệm sinh hoạt cùng với ngƣời dân địa phƣơng. Các cấp địa phƣơng nên đầu tƣ hoạt động quảng bá các chƣơng trình, sự kiện nhƣ hội chợ du lịch, các gian hàng quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian, hoạt động múa hát truyền thống của đồng bào dân tộc. Cùng với đó xây dựng các chƣơng trình du lịch mang tính trải nghiệm tại VQG Xuân Sơn để có thể hiểu biết về các loại hình dịch vụ bổ sung, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giúp phát triển du lịch tại nơi đây, hạn chế mặt tiêu cực ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ bổ sung tại VQG Xuân Sơn.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dƣơng Anh (2021), Lễ cấp sắc của người Dao Tiền, tỉnh Phú Thọ, Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Lê Huy Bá (chủ biên), Thái Lê Nguyên (2009), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật.
3. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế
du lịch, NXB Lao động – Xã hội Hà Nội.
4. Hƣơng Giang (2016), Đặc sắc lễ hôi Xuống đồng của người Mường Tân Sơn,
Cổng thông tin Điện tử Phú Thọ.
5. Thu Giang (2020), Sắc màu dân tộc Dao Tiền, Báo Phú Thọ.
6. Vĩnh Hà (2021), Nét hoa văn trên trang phục truyền thống, Báo Phú Thọ. 7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Thị Phƣơng Loan (2014), Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng tại VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Luật Du lịch Việt Nam (2017), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10.TS. Trần Thị Mai, ThS. Vũ Hoài Phƣơng, ThS. La Anh Hƣơng, ThS. Nguyễn Khắc Toàn (2018), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao Động.
11.PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS.Hoàng Thị Lan Hƣơng (2004), Giáo trình
Quản trị Kinh doanh Khách sạn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc, ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Loan (2015), Bài
giảng Dịch vụ giải trí du lịch, NXB Lao Động.
13.Bùi Thị Nhiệm (2011), Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch
sinh thái ở VQG Xuân Sơn, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên,
Hà Nội.
14.Bùi Thị Kim Oanh (2017), Đặc sản Cỗ Lá của người Mường tỉnh Phú Thọ,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ.
15. ThS. Vũ Thị Hoài Phƣơng (2020), Xây dựng và phát triển du lịch sinh thái
77
16.Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 (1995), NXB Từ điển Bách khoa. 17.Từ điển Tiếng Việt (2004), NXB Đà Nẵng.
18.Phùng Huyền Trang (2017), Giá trị trong trang phục truyền thống của
người Dao Tiền ở Thanh Sơn, Báo Phú Thọ.
19.Anh Tú (2020), Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, Báo Phú Thọ. 20.Đình Vũ (2021), Lễ hội Bàn Vương, Báo Phú Thọ, số 3.
21.Nguyễn Thị Kim Vui (2016), Nghiên cứu kế sinh người dân vùng đệm ở
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
22. Bùi Thị Hải Yến (2017), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội. 23.Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24.Nguyễn Thị Yến (2015), Nghiên cứu đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở công tác quy hoạch và bảo tồn,
78
PHỤ LỤC
(Nguồn: Ruud Nguyễn Blog)
79
(Nguồn: Tác giả)
(Nguồn: Báo Phú Thọ)
80
(Nguồn: Báo Phú Thọ)
(Nguồn: Tác giả)
81
(Nguồn: Tác giả)
(Nguồn: Tác giả)
82
(Nguồn: Tác giả)
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến Du lịch Phú Thọ)