Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 32 - 36)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2.1.Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

2.1. Khái quát chung về Vƣờn quốc gia Xuân Sơn

2.1.2.1.Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

a) Di chỉ khảo cổ

Khu vực vùng đệm ở VQG Xuân Sơn đã phát hiện thấy một số di chỉ khảo cổ có các hiện vật thuộc thời kỳ Đồ đá mới, thời kỳ văn hóa Đông Sơn và thời kỳ phong kiến tiêu biểu nhƣ: cuốc đá mài vát mỏng ra phía lƣỡi, đầu cuốc có lỗ tra cán, nặng 3,5kg; rìu có vai bằng đá mài; các di vật bằng đồng. Tính đến năm 1975, trên địa bàn Thanh Sơn đã tìm thấy 39 chiếc đồng loại H2 đến H4; năm 1993 phát hiện trong một tháng 2 chiếc. Các xã đƣợc phát hiện nhiều trống đồng gồm có Đông Sơn 4 chiếc, Minh Đài 4 chiếc, Kiệt Sơn 4 chiếc. Cùng với trống đồng khu vực VQG và vùng đệm còn tìm thấy những công cụ sản xuất và vũ khí nhƣ: rìu hình chữ nhật, rìu gót vuông, rìu gót nhọt, giáo đồng, dao. Ngoài ở đây còn tìm thấy các loại ấm, chén có hoa văn thời Lý – Trần; các loại cồng chiêng, nồi có niên đại hàng trăm năm [22, Tr. 297].

b) Nhà ở truyền thống

Trong khu vực vùng đệm của VQG Xuân Sơn hiện có một số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhƣ: Dao, Mƣờng. Nơi đây vẫn còn lƣu giữ giá trị

27

văn hóa truyền thống đặc sắc thông qua nét riêng của từng đồng bào dân tộc, cách nhận biết rõ nét nhất chính là những ngôi nhà truyền thống.

Nhà truyền thống của ngƣời Dao là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin”. Nhà của ngƣời Dao đƣợc làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. Phần lớn nhà của ngƣời Dao đều thuộc dạng nhà cột ngoãm (hay còn gọi là vì kèo). Nhà có 12 cột, 4 vì ngoãm, 2 mái. Mỗi vì ngoãm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân ở 2 bên), 1 quá giang và 1 bộ kèo đơn, loại nhà cột ngoãm có đặc điểm là tất cả các cột đều đƣợc chôn sâu xuống đất. Trong mỗi vì ngoãm 2 đầu quá giang đƣợc gác lên ngoãm ở đầu của 2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại chỗ ngoãm của cột quân ngƣời ta buộc kèo. Riêng cột nóc còn đƣợc buộc chặt với quá giang tại điểm giao giữa cột đó với quá giang. Tuy nhiên cũng có trƣờng hợp ngƣời ta gác 2 chiếc xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại chỗ ngoãm của hai hàng cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm của cột quân. Nhà truyền thống của ngƣời Dao hầu nhƣ không có cửa sổ, có ngôi nhà toàn bộ từ cột, quá giang, kèo cho đến tấm lợp đều làm bằng tre. Nhà cột ngoãm chỉ cho phép sinh sống đƣợc vài ba năm lại phải thay cột, lớp lại mái. Đối với những tấm phên thƣng xung quanh thì khoảng sau một năm đều phải thay hoặc làm lại. Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà, còn trâu, bò có chuồng riêng. Trong ngôi nhà có một gian đặc biệt, gian này có vách ngăn đôi theo chiều dọc và một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này đƣợc ráp vào nhau tạo thành một góc nhỏ, góc này chính là nơi đặt ban thờ. Nhà ở truyền thống của ngƣời Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền. Nhà ở phản ánh quá trình lịch sử cƣ trú của ngƣời Dao trƣớc kia. Ngôi nhà nửa sàn, nửa đất chính là kết quả của sự thích ứng tự nhiên của ngƣời Dao.

Nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng cũng vô cùng hấp dẫn và độc đáo. Ngƣời Mƣờng sống trên những căn nhà sàn cạnh sƣờn đồi, núi và ven suối. Nhà sàn của ngƣời Mƣờng có hai yếu tố quan trọng đó chính là nơi thờ cúng và nơi đặt bếp. Nhà sàn nơi góc phía cầu thang nơi đầu thang liền với sàn có một cái

28

cột, gọi là “cột chồ” hay “cột thiêng”, không đƣợc buộc trâu, bò vào chân cột, bàn thờ gia tiên đƣợc làm cạnh cột này. Nhà sàn có 4 gian thì có 5 cột.

Gian đầu là gian có “cột chồ” đƣợc gọi là “gian gốc”, chỉ đàn ông trong nhà đƣợc nằm, đàn bà không đƣợc nằm vì có bàn thờ gia tiên. Trong các việc nhƣ lễ tang, hôn lễ, chỉ có ngƣời có vai vế trong họ đƣợc ăn ở gian này, trải chiếu sát với cửa sổ.

Gian thứ hai là nơi đàn ông và khách nam ngủ.

Gian thứ ba có bếp và buồng cho phụ nữ, trong nhà đƣợc ngăn ra. Phía trên gác bếp đặt bàn thờ Táo quân.

Gian thứ tƣ là nhà ở trong. Nơi đàn bà trong nhà ngủ có chạn bát, đồ dùng gia đình và là nơi sửa soạn cơm nƣớc.

Kết cấu vì kèo của nhà Mƣờng có 2 cột cái, 2 cột con, 1 quá giang, 1 bộ kèo gồm 2 kèo.Nhà của ngƣời Mƣờng có hai cột cái ở trong và hai hàng cột con ở ngoài. Đầu hai cột cái đỡ lấy quá giang và bộ vì kèo úp lên quá giang theo hình tam giác cân, đỉnh ở trên, chân vì kèo đặt trên hai cột con gần nắp vì kèo, trên quá giang có một thanh gỗ hay tre giữ cho hai bên kèo đƣợc ổn định chắc chắn. Nhà ngƣời Mƣờng trổ cửa ở cả hai vách trƣớc và sau, nhƣ vậy mỗi gian có hai cửa sổ. Phần trên nhà sàn là nơi dành cho ngƣời dân sinh sống, còn phần dƣới là nơi chăn nuôi gia súc và để dụng cụ lao động. Ở VQG Xuân Sơn, nhà sàn của ngƣời Mƣờng đã đƣợc cải biến và đƣa vào hoạt động du lịch trở thành những ngôi nhà sàn cộng đồng (homestay) nơi nghỉ ngơi dành cho khách du lịch.

c) Trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của ngƣời Mƣờng mang giá trị phong phú, đặc sắc, tinh tế và nghệ thuật tạo hình độc đáo nhất trong chiều sâu lịch sử văn hóa ngƣời Mƣờng. Hiện nay, các bộ trang phục truyền thống của ngƣời Mƣờng thƣờng mặc vào các dịp lễ tết, còn ngày thƣờng chỉ có các bà, các mẹ hay mặc.

Trong trang phục của con trai thì con trai mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dƣới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng

29

dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần.Còn trang phục của nữ thì đa

dạng hơn của nam và còn giữ đƣợc nét độc đáo.

Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thƣờng xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy, phụ nữ ngƣời Mƣờng có thể búi tóc sau gáy nếu không đội khăn. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn đƣợc dệt kỳ công. Áo mặc thƣờng ngày có tên là áo pắn (áo ngắn) là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn, ống tay dài, áo màu nâu hoặc màu trắng. Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nối lên giữa hai vạt áo ngắn. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn bộ phận đƣợc trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm của cơ thể. Đặc biệt, trong bộ trang phục của phụ nữ Mƣờng, chiếc khăn đội đầu có ý nghĩa quan trọng. Khăn có màu trắng. Ngƣời Mƣờng quan niệm màu trắng nhƣ một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mƣờng đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh. Khi ngƣời Mƣờng diện những bộ trang phục truyền thống gắn với phong thái nhẹ nhàng và mang đậm nét văn hóa truyền thống của mình.

Trong trang phục truyền thống của ngƣời Dao thì nam mặc quần áo đơn giản, còn nữ thì mặc trang phục phong phú hơn với những giá trị văn hóa truyền thống. Ngƣời con gái Dao từ 10 – 13 tuổi đã đƣợc bà, đƣợc mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống. Để hoàn thành một bộ trang phục truyền thống đòi hỏi ngƣời phụ nữ Dao phải làm nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ có khi mất đến hai, ba tháng trời. Điểm nhấn đầu tiên trên trang phục là chiếc khăn đội đầu, ở phía dƣới khăn đƣợc thêu một số hoa văn họa tiết hình vuông bằng chỉ ngũ sắc với những ô vuông, quả trám nhỏ và có thể đính thêm tua len màu đỏ với hạt cƣờm xanh lam. Khi đội khăn lên đầu phụ nữ thƣờng búi tóc ngƣợc lên đỉnh đầu hơi hƣớng về phía trƣớc và khéo léo quấn hai đuôi tai khăn vắt chéo qua chán, kín gáy và gần kín hai tai tạo thành hình chữ bát [5].

30

Không rực rỡ nhƣ các dân tộc khác, trang phục của ngƣời Dao Tiền lấy màu chàm đen làm tông màu chủ đạo, họa tiết là hình ảnh cây, hoa, núi rừng… xuất phát từ cuộc sống của cha ông bao đời vẫn luôn gắn liền với thiên nhiên cây cỏ. Bởi vậy, dù là trang phục nam hay nữ của ngƣời Dao Tiền đều toát lên sự nhã nhặn, tinh tế và hài hòa, đặc biệt khi kết hợp với sắc trắng của những đồng bạc trắng. Áo phụ nữ Dao Tiền may dài thân, xẻ tà và có nẹp nhỏ thêu hoa văn, áo đƣợc khâu theo dạng tay ống và thêu nạp hoa văn nhỏ hình thoi để thêm phần mềm mại. Váy đƣợc làm với cạp nhỏ, thân đƣợc trang trí họa tiết ở gấu váy với các mảng hoa văn nhƣ hình thoi, hình tam giác, hình răng cƣa..., dùng dây lƣng đƣợc dệt sợi bông quấn sát vòng eo ôm gọn lấy ngƣời để dễ dàng khi lên nƣơng làm rẫy. Quan trọng nhất là chiếc áo màu chàm luôn có những đồng tiền xu kết sau gáy áo nên gọi là “Dao đeo Tiền”. Qua những hoa văn họa tiết tỉ mỉ trên từng bộ trang phục đã thể hiện sự khéo léo của ngƣời phụ nữ dân tộc Dao, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc [5].

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 32 - 36)