Hoạt động du lịch tại VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 43 - 44)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Khái quát chung về Vƣờn quốc gia Xuân Sơn

2.1.3. Hoạt động du lịch tại VQG Xuân Sơn

Với tiềm năng du lịch của VQG Xuân Sơn đang ngày càng khẳng định đƣợc thế mạnh của mình, xây dựng phát triển dịch vụ lƣu trú (homestay) du khách sẽ đƣợc cùng tham gia trải nghiệm cùng ăn, cùng ở với ngƣời dân bản địa, tìm hiểu văn hóa, tham gia hoạt động cộng đồng. Thƣởng thức các món đặc sản của đồng bào nơi đây nhƣ: rau sắng, xôi ngũ sắc, gà nhiều cựa theo truyền thuyết Sơn Tinh, cá suối… VQG Xuân Sơn có thể khai thác tốt nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá rừng, núi, hang động… Tỉnh Phú Thọ có chủ trƣơng xây dựng nhiều hạng mục nhƣ cải tạo đƣờng giao thông, điểm dừng đỗ xe, điểm dừng chân, biểu tƣợng cổng chào làng du lịch cộng đồng.

VQG Xuân Sơn đã xây dựng hệ thống biển tên, biển chỉ dẫn phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng và xây dựng nhà văn hóa cộng đồng ngƣời Dao, Mƣờng gắn với trung tâm đón tiếp, điều phối hoạt động du lịch cộng đồng. Chính quyền địa phƣơng đã hỗ trợ cải tạo nâng cấp nhà ở ngƣời Dao, Mƣờng phù hợp với bản sắc truyền thống. Cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Phú Thọ đã mở các lớp đào tạo tƣ vấn nghiệp vụ cho những hộ kinh doanh hoạt động dịch vụ lƣu trú tại khu vực VQG Xuân Sơn.

Theo số liệu thống kê của Đội chuyên trách bảo vệ VQG Xuân Sơn hàng năm lƣợng khách du lịch đến tham quan giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 3.000 – 10.000 lƣợt khách, trong đó khách quốc tế 300 – 1.000 lƣợt khách. Đặc biệt, trong năm 2016 và năm 2017 lƣợng khách tham quan tăng đột biến đạt khoảng 20.000 – 25.000 lƣợt khách.

38

Du khách đến với VQG Xuân Sơn chủ yếu là khách đến tham quan các điểm du lịch nhƣ hệ thống hang động, thác nƣớc, đối tƣợng chủ yếu là khách trong nƣớc tập trung ở trong tỉnh Phú Thọ và một vài địa phƣơng lân cận. Du khách đến với Xuân Sơn chủ yếu vào mùa hè vì nơi đây có khí hậu mát mẻ, trong lành để đƣợc khám phá các thắng cảnh nhƣ hang động, tắm suối, leo thác, leo núi... Đặc biệt vào dịp lễ tết nhƣ 30/4 – 1/5, lƣợng khách du lịch trong ngày lên đến hàng ngàn ngƣời. Một số đến vào mùa đông để ngắm mây, sƣơng mù và thƣởng thức ẩm thực địa phƣơng. Đối tƣợng khách du lịch đến VQG có thể phân loại nhƣ sau: Nhiều nhất là sinh viên, học sinh ở trong tỉnh Phú Thọ, Hà Nội và các vùng lân cận. Họ đến với Xuân Sơn chủ yếu để trải nghiệm, khám phá thắng cảnh. Một số đoàn do nhà trƣờng tổ chức cho sinh viên đi nghiên cứu đa dạng sinh học. Các đoàn của gia đình, bạn bè, tổ chức... đi dƣới hình thức “phƣợt”. Khách nƣớc ngoài tuy có nhƣng còn rất ít. Họ đi theo dạng tự túc trải nghiệm hoặc là các nhà nghiên cứu về đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia.

Bên cạnh những tiềm năng sẵn có của VQG Xuân Sơn thì cần cung cấp thêm nhiều những dịch vụ bổ sung kèm theo làm tăng tính hấp dẫn cho điểm du lịch, thu hút nhiều nguồn khách du lịch hơn, cung cấp đầy đủ những dịch vụ mà khách có thể tìm thấy khi tham quan du lịch tại nơi đây. Với những chính sách mà tỉnh Phú Thọ đã đề ra thì cần đƣa thêm nhiều công tác quảng bá, xúc tiến, phát triển các sản phẩm đặc trƣng đƣa ra thị trƣờng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)