Dịch vụ thuê chòi nghỉ

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 51)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Các dịch vụ bổ sung tại VQG Xuân Sơn

2.2.2.3. Dịch vụ thuê chòi nghỉ

Khi vào mùa hè nóng nực du khách gần xa tìm đến VQG Xuân Sơn trải nghiệm dịch vụ tắm suối thiên nhiên, trong lành, mát mẻ. VQG Xuân Sơn đã quy hoạch xây dựng những lán chòi nghỉ chân làm bằng tre, nứa cho du khách có thể cất đồ dùng cá nhân, nghỉ ngơi trong thời gian vui chơi, tắm suối mát lạnh, tổ chức tự nƣớng đồ ăn tại các bãi đá ven suối. Ngƣời dân còn tổ chức cho thuê những bộ quần áo tắm, phao bơi cung cấp đầy đủ những dịch vụ cần thiết cho khách du lịch.

Đơn vị tính: VNĐ

Dịch vụ Giá

Lán chòi 50.000 – 100.000/chòi (tùy thuộc vào số lƣợng khách)

Áo phao 10.000/phao

Quần áo bơi 10.000/bộ

(Nguồn: Từ các hộ dân tham gia kinh doanh dịch vụ) 2.2.2.4. Dịch vụ thuê trang phục dân tộc

Tại VQG Xuân Sơn, từ những bàn tay khéo léo của các mẹ, các cô dân tộc Mƣờng và dân tộc Dao đều đã dệt nên những bộ trang phục truyền thống đặc sắc. Những cô gái ngƣời Mƣờng ai ai cũng biết dệt, nếu không thì không thể lấy chồng đƣợc. Trƣớc khi về nhà chồng, ngƣời con gái Mƣờng phải tự tay mình dệt từ 6 đến 12 chiếc chăn, đệm làm quà cho họ hàng nhà chồng để thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ. Vì thế ở nơi đây con gái 13, 14 tuổi đã thành thạo nghề. Trƣớc kia dệt thổ cẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Khi VQG Xuân Sơn phát triển du lịch thì nhiều ngƣời đã tham gia dệt thổ cẩm, dệt nên những bộ trang phục hấp dẫn để khách du lịch có thể lựa chọn thuê những bộ trang phục để chụp ảnh lƣu

46

niệm khi đến tham quan VQG Xuân Sơn. Giá của mỗi bộ trang phục giao động từ 20.000 – 30.000VNĐ/ bộ.

2.2.3. Dịch vụ mua sắm tại VQG Xuân Sơn

Vào những ngày cuối tuần tại VQG Xuân Sơn, du khách có thể đi dạo một vòng quanh chợ phiên của bản làng nơi đây, nơi bày bán các mặt hàng của các dân tộc quanh vùng gồm các sản vật địa phƣơng, thổ cẩm,…và rất nhiều loại cây thuốc, thảo dƣợc của núi rừng… mua về làm quà cho ngƣời thân.

Ở vùng cao luôn cuốn hút bởi màu sắc của núi rừng, của mây trời, của sắc màu văn hóa dân tộc, một trong những yếu tố làm nên bảng màu, phong phú đó là những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc do chính đôi bàn tay khéo léo của những ngƣời phụ nữ tạo nên. Đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Mƣờng ở xã Xuân Sơn cũng không ngoại lệ, những bộ trang phục đƣợc dệt thêu cầu kỳ thể hiện sự tỉ mỉ khéo léo với những họa tiết riêng của dân tộc mình.

Ngƣời Dao vẫn giữ đƣợc nét văn hóa của dân tộc, một trong số đó phải kể đến việc thêu thổ cẩm để may khăn, may áo, các sản phẩm thổ cẩm với những nét hoa văn tinh tế không chỉ là những chiếc khăn, tấm áo mặc thƣờng ngày mà với đồng bào Dao thì chúng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Các dân tộc khác tạo nên thổ cầm bằng cách dệt, thì ngƣời Dao tạo ra các họa tiết thổ cẩm trên trang phục của mình bằng cách thêu thủ công. Đối với ngƣời dân tộc Dao việc thêu khăn, áo trở thành một công việc thƣờng ngày của các bà, các mẹ và chẳng biết từ khi nào việc thêu một vuông thổ cẩm đẹp trở thành thƣớc đo cho sự giỏi dang và khéo léo của ngƣời phụ nữ. Đặc trƣng thổ cẩm của ngƣời Dao là có nền chung là màu chàm bên cạnh đó là những gam màu mạnh tạo nên tính tƣơng phản trong trang phục của đồng bào ngƣời Dao. Vải thêu thổ cẩm là một tấm vải trắng, đem nhuộm thành tấm vải chàm, tấm vải có hình vuông sau đó nối ra để thêu, nền vải chỉ có màu đen, chàm không có hình vẽ nào khác. Họa tiết trên những khăn thêu thổ cẩm của ngƣời Dao khai thác hình tƣợng từ thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của ngƣời Dao nhƣ họa tiết đầu rồng, cây thông, con chim, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao mỗi họa tiết có ý nghĩa khác nhau nhƣng tất cả đều

47

thể hiện gửi gắm ƣớc mong của ngƣời Dao về cuộc sống, ấm no, hạnh phúc và bình an. Theo nhƣ ngƣời Dao nói “Cái đầu Rồng theo truyền thuyết là thêu vào chiếc áo nó tƣợng trƣng cho nó bay nhanh khi đi làm nƣơng rẫy, còn cây thông nó phác họa cho bóng mát lúa, chúng tôi làm trên nƣơng có nóng nắng. Họa tiết ngôi sao tám cánh có chữ thập hình tròn ở giữa bên vòng ngoài có hình chữ vạn nó có ý nghĩa là may mắn, làm điều gì cũng trọn vẹn, con chim thêu ở lƣng áo ý là vào rừng con ngƣời và con vật nếu thích gần nhau làm cái gì cũng bay và nhanh”. Từ đó cho thấy, ngƣời Dao cầu kỳ từ cách cắt thêu đến hoa văn, cách tạo hình mang đầy ý nghĩa cho dân tộc mình [19].

Khác với ngƣời Dao, trải qua từ lâu đời ngƣời Mƣờng vẫn giữ đƣợc nghề dệt thổ cẩm. Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của ngƣời phụ nữ dân tộc Mƣờng, không biết nghề dệt có từ bao giờ, chỉ biết đã làm con gái Mƣờng không ai không biết dệt. Thổ cẩm của ngƣời Mƣờng có màu xanh của cây cỏ, màu vàng, màu đỏ của hoa rừng… Hoa văn không cầu kỳ nhƣng rất tƣơi sáng, mang âm hƣởng của núi rừng, chim muông. Chăn màn, váy, áo, túi rết làm từ thổ cẩm, mềm, mịn, nhẹ mà lại rất bền, không phai màu. Chính vì vậy, dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là dệt ra những mảnh vải đẹp để dùng trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày mà nó còn chứa đựng cả linh hồn của ngƣời Mƣờng gửi gắm vào đó.

Những sản phẩm thổ cẩm của ngƣời Mƣờng và ngƣời Dao đều mang những phong tục tập quán khác nhau của từng dân tộc.Trang phục truyền thống giống nhƣ một thông điệp mà ông cha ta để lại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa của mỗi dân tộc. Khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ ra thị trƣờng giúp cho các sản phẩm thổ cẩm đƣợc biết đến nhiều hơn, tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân, khách du lịch có thể tự do lựa chọn mẫu mã phù hợp với mình. Giá của mỗi sản phẩm sẽ đƣợc đánh giá từ chất lƣợng sản phẩm nhƣ vậy khách du lịch có thể tìm thấy những sản phẩm phù hợp với mình.

Nghề đan lát của ngƣời Mƣờng cũng tạo ra vô vàn sản phẩm vật dụng dùng cho gia đình nhƣ rổ, thúng… Trong gia đình ngƣời Mƣờng, đan lát là công

48

việc của đàn ông. Nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đan lát đều có sẵn trong tự nhiên, nhƣng để chọn nhƣ thế nào mà tạo ra sản phẩm đan lát đẹp. Các sản phẩm đan lát của ngƣời Mƣờng là kết tinh của quá trình lao động sáng tạo và cuộc sống gần gũi với thiên nhiên của ngƣời Mƣờng. Sản phẩm đan lát của ngƣời Mƣờng đƣợc tạo ra dựa trên tiêu chí đơn giản, tiện dụng và bền chắc. Để đan đƣợc một sản phẩm thủ công nhƣ vậy đòi hỏi ngƣời làm một sự tỉ mỉ, khéo léo, điêu luyện.Những sản phẩm làm ra bán ra thị trƣờng với giá đƣợc trả không bằng công đan nhƣng nó là một sản phẩm mang tính chất truyền thống lâu đời, giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc và nó vẫn luôn đƣợc bảo tồn và phát huy tại VQG Xuân Sơn.

Ngoài ra, tại VQG Xuân Sơn vẫn còn có các sản phẩm đặc sản nổi tiếng nhiều khách du lịch biết đến đó chính là gà chín cựa, rƣợu ngô,…

Gà nhiều cựa nổi tiếng với chất lƣợng thịt ngon và là một con vật gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” nên giá thành tƣơng đối cao. Giá gà chín cựa bán trên thị trƣờng dao động từ 250.000 - 270.000/1kg, giá cao gấp 3 – 4 lần gà ri và thƣờng thƣờng gà chín cựa trống giá cao hơn gà mái và thƣờng xuyên cháy hàng. Vào dịp Tết Nguyên Đán, dân cƣ vùng nơi khác tìm đến Xuân Sơn để mua gà nhiều cựa rất đông. Gà nhiều cựa, lợn mán dần trở thành sản phẩm đặc trƣng của Xuân Sơn và đây sẽ là lợi thế góp phần làm tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

Rƣợu Cần là đồ uống đặc sắc của ngƣời Mƣờng. Để làm ra sản phẩm rƣợu Cần ngƣời Mƣờng dùng nguyên liệu là gạo nếp nƣơng, men lá và vỏ trấu.Gạo sẽ đƣợc đồ chín thành xôi, dỡ rải ra nong cho khô, nguội; đồ chín vỏ trấu sau khi đã làm sạch, để nguội. Sau đó ngƣời dân sẽ trộn đều vỏ trấu, xôi và men lá lại với nhau, đem ấn chặt vào vò, vào chĩnh hay chum, càng nén chặt bao nhiêu càng uống đƣợc nhiều bấy nhiêu và đƣợc đậy lại bằng hai, ba lớp lá chuối xanh sau khi hơ qua lửa, rƣợu Cần ủ càng lâu thì uống càng ngon. Để thƣởng thức đƣợc rƣợu Cần thì phải dùng những cây trúc nhỏ, uốn cong, trƣớc khi uống phải đổ nƣớc vào để khoảng 30 phút rồi mọi ngƣời sẽ xúm lại uống cùng với nhau.

49

Giá trung bình của mỗi bình rƣợu Cần từ 150.000 – 200.000VNĐ, có thể sử dụng cho 3 - 4 ngƣời uống.

Rƣợu Ngô cũng là sản phẩm đƣợc bày bán với giá trị cao. Nguyên liệu chính là bột ngô, men rƣợu; rƣợu Ngô đƣợc chƣng cất xong bỗng rƣợu sẽ đƣợc dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một nồi cơm rƣợu dùng hết 20kg bột ngô, sau khi chƣng cất rƣợu thu đƣợc khoảng 12 lít rƣợu. Mỗi một ngày ngƣời dân sẽ nấu hai nồi cơm rƣợu để thu đƣợc 24 lít rƣợu Ngô. Sản phẩm này đƣợc bán lẻ trong xã và một số mối thƣơng buôn quen. Giá bán lẻ rƣợu Ngô là 20.000/ 1 lít rƣợu.

Các loại cây thuốc, thảo dƣợc của ngƣời dân địa phƣơng cũng đƣợc nhiều khách du lịch biết đến. Thuốc Nam của ngƣời Mƣờng đã đƣợc lƣu truyền trong dân gian, không có giá trị nghiên cứu khoa học nào chứng minh đƣợc giá trị của loại thuốc này nhƣng nó vẫn tồn tại trong cộng đồng dân cƣ và phát huy đƣợc tác dụng chữa bệnh cứu ngƣời qua bao nhiêu thế hệ. Thuốc nam không cần đo đếm từng vị thuốc nhƣ thuốc bắc, cũng không cần những chỉ dẫn cụ thể, nghiêm ngặt nhƣ thuốc tây, thuốc nam là những vị thuốc đơn giản và rất dễ sử dụng. Sự đơn giản đó thể hiện ngay trong các nguyên liệu đƣợc dùng để làm thuốc, đó là những loại thảo mộc bản địa dễ tìm nhƣ cây cối xay, mía, dâu tằm, vừng, ổi, xạ đen, xạ trắng... Đồng bào dân tộc Mƣờng truyền nghề làm thuốc nam trong cộng đồng dân cƣ qua các thế hệ truyền nối cho nhau. Với kinh nghiệm của họ có thể biết đƣợc loại thuốc nào chữa đƣợc bệnh gì, mùa nào, thuốc nấy, hái thuốc ra làm sao, tìm thuốc ở đâu. Thuốc thì đƣợc lấy từ lá, thân, củ, rễ của cây đƣợc băm nhỏ không qua sao, tẩm, chế nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ mà chỉ cần phơi nắng và bếp củi.

Cách sử dụng thuốc nam phong phú, có loại băm phơi khô sắc uống nhƣ thuốc chữa bệnh, có cây dùng tƣơi, có những cây dùng ngâm rƣợu, có những loại bệnh nhƣ ho, viêm họng, ngậm một số vỏ cây và lá cây đã đƣợc tán nhỏ. Ngoài ra, với một số loại bệnh có thể dùng cách chữa nhƣ xông, tắm, đắp, bôi ngoài da. Nói chung, cách chữa bệnh dân gian của ngƣời Mƣờng đơn giản

50

nhƣng cũng rất phong phú, có hiệu quả. Một vị thuốc có thể chữa nhiều loại bệnh khi kết hợp với những vị thuốc khác hay chế biến theo cách khác. Thuốc nam của ngƣời Mƣờng trong thực tế đã chứng minh đƣợc những công dụng kỳ diệu, nó vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống của ngƣời dân nơi đây. Thuốc nam - một phƣơng thuốc hiệu quả, tốn ít chi phí, phù hợp với đời sống còn khó khăn của đồng bào dân tộc. Khi khách du lịch đến VQG Xuân Sơn cũng có thể mua thuốc nam làm từ các loại cây rừng tự nhiên mang về điều trị các loại bệnh mà mình mắc phải.

2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ bổ sung tại VQG Xuân Sơn

Tuy VQG Xuân Sơn có tiềm năng to lớn về du lịch nhƣng dịch vụ bổ sung để phát triển du lịch tại VQG Xuân Sơn vẫn còn bị hạn chế trong quá trình phục vụ khách du lịch. Các hoạt động chủ yếu vẫn mang tính tự phát, chƣa có sản phẩm và đối tƣợng rõ ràng, chƣa có sự đầu tƣ quảng bá, nghiên cứu thị trƣờng và công nghệ để phát triển dịch vụ bổ sung, chƣa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành. Do vậy, trên thực tế là những dịch vụ bổ sung đang bị đe dọa, xuống cấp. Vì vậy, VQG Xuân Sơn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và nhiều vấn đề cần đƣa ra xem xét, tìm hiểu để có hƣớng giải quyết với xu thế phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển du lịch ở VQG hiện nay vẫn đứng trƣớc những thực trạng lớn là mối quan tâm chính của các tổ chức, các nhà đầu tƣ và các cấp quản lý.

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Để phát triển những dịch vụ bổ sung tại VQG Xuân Sơn phải dựa vào những tiềm năng sẵn có, ƣu tiên phát triển kinh tế phục vụ du lịch, từng bƣớc đƣa kinh tế phục vụ du lịch trở thành ngành kinh tế có thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trên cơ sở phát huy các lợi thế về địa lý, tài nguyên du lịch, sản phẩm truyền thống của địa phƣơng, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của VQG Xuân Sơn. Các cấp lãnh đạo địa phƣơng cần huy động các thành phần kinh tế, chính trị và cộng đồng tham gia sản xuất sản phẩm phục vụ dịch vụ du lịch dƣới sự chỉ

51

đạo, quản lý các cấp các ngành, các chính quyền vừa thu hút nguồn nhân lực vừa giải quyết việc làm trên địa bàn VQG Xuân Sơn.

Cần phát triển dịch vụ bổ sung theo hƣớng bền vững đi đôi với việc phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tăng cƣờng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Từ đó, dịch vụ bổ sung góp phần chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông nghiệp sang ngành dịch vụ, tạo việc làm cho ngƣời lao động trong việc phát triển dịch vụ bổ sung, phục vụ du lịch, tăng sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với VQG Xuân Sơn, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để đạt đƣợc những mục tiêu đó VQG Xuân Sơn sẽ chỉ đạo khai thác, sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch từ trồng trọt gồm: phát triển giống lúa chất lƣợng cao - nếp đặc sản; trồng ngô địa phƣơng (ngô nếp); trồng khoai; trồng chuối phấn vàng; thâm canh chè chất lƣợng cao và khai thác cây rau bản địa nhƣ rau chuối, rau sắng, rau dớn, hoa chuối rừng, măng đắng… trồng khai thác, chế biến các loại dƣợc liệu quý.

Hiện nay, các hộ dân tại VQG Xuân Sơn đã và đang phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch từ chăn nuôi gồm có: nuôi gà nhiều cựa, gà ri, gà tre, chăn nuôi vịt suối, nuôi mật ong, lợn rừng… Đồng thời phát triển dịch vụ ẩm thực, sản xuất các sản phẩm đặc trƣng mang bản sắc dân tộc và phát triển văn hóa truyền thống. Các cơ sở kinh doanh lƣu trú cũng đang dần đƣa thêm những dịch vụ bổ sung đi kèm nhƣ tăm, ngâm chân bằng thuốc nam của ngƣời Mƣờng hay sử dụng một số bài thuốc khác của đồng bào địa phƣơng, dịch vụ hƣớng dẫn, dịch vụ thuê xe, dịch vụ kết nối mua sắm với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng... Những trải nghiệm dịch vụ bổ sung này giúp cho khách du lịch có thêm nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng nhƣ giúp họ có thêm sự trải nghiệm, tạo sự thoải mái, thƣ

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn x2 vibe việt trì (Trang 51)