5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Khái quát chung về Vƣờn quốc gia Xuân Sơn
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
a) Tín ngưỡng
Tín ngưỡng của người Dao ở VQG Xuân Sơn.
Bàn Vƣơng là nhân vật đƣợc ngƣời Dao coi là thủy tổ của từng gia đình, từng dòng họ và cả cộng đồng. Việc thờ cúng Bàn Vƣơng là một nghi lễ rất điển hình của dân tộc này, bởi họ tin rằng Bàn Vƣơng có ảnh hƣởng tới số phận của từng ngƣời, từng gia đình, từng dòng họ, và cả dân tộc bởi Bàn Vƣơng có thể “nổi giận” hay “phù hộ” cho họ [20].
Bên cạnh tục thờ Bàn Vƣơng, ngƣời Dao vẫn duy trì lễ Cấp sắc (lễ Lập tỉnh). Khi ngƣời đàn ông Dao 9 tuổi trở lên phải làm lễ Lập tỉnh bởi khi trải qua lễ này thì họ mới đƣợc coi là ngƣời trƣởng thành và đƣợc quyền tham gia các hoạt động tôn giáo và xã hội cộng đồng ngƣời Dao. Chính nhờ những tín ngƣỡng này mà ngƣời Dao có tính liên kết cộng đồng và tƣơng tác giữa các nhân vật với nhau.
31
Còn trong sản xuất sinh hoạt, ngƣời Dao còn mang tính cộng đồng rõ nét, khi một gia đình làm nhà hoặc làm ruộng, nƣơng rẫy thì những ngƣời thân hoặc một nhóm hộ gia đình cùng tham gia hỗ trợ.
Tín ngưỡng của người Mường ở VQG Xuân Sơn.
Bên cạnh những tín ngƣỡng tâm linh, ngƣời Mƣờng sinh sống tại VQG Xuân Sơn cũng có một số nét văn hóa, tín ngƣỡng, luật tục đặc trƣng liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thu hái lâm thổ sản ở địa phƣơng nhƣ Lễ cầu mùa, Lễ rƣớc vía lúa, Lễ xuống đồng, Lễ cúng thóc giống, Lễ cơm mới,… Họ thực hiện các tín ngƣỡng trên nhằm cầu xin trời đất, thần lúa, ông tổ và các vị thần ma khác phù hộ cho mọi ngƣời, mọi nhà mùa màng bội thu, thóc lúa đầy kho, ngƣời ngƣời sung túc. Các tín ngƣỡng trên đều có giá trị tinh thần, giá trị nhân văn sâu sắc; họ trân trọng những thành quả lao động do mình tạo ra, đồng thời cũng là dịp gắn kết cộng đồng. Trƣớc đây, cứ vào mùa thu hoạch, các gia chủ sẽ ngắt những bông lúa mới đầu tiên về làm lễ cúng cơm mới nhằm tạ ơn tổ tiên phù hộ cho mùa màng tƣơi tốt: Ngƣời ta cắm những bông lúa mới đã đƣợc hấp trong nồi cơm vào bát hƣơng xung quanh nơi thờ tự rồi gia chủ khấn lễ trƣớc bàn thờ cảm ơn tổ tiên và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ mọi điều tốt đẹp. Hiện nay, ở Xuân Sơn lễ cơm mới này chỉ còn một số gia đình duy trì.
b) Phong tục, tập quán
Phong tục, tập quán của ngƣời Mƣờng sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sƣờn đồi, nơi đất thoải gần sông suối…ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Đại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn là ngƣời ở, dƣới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác.Tại sao phải đặt chuồng gia súc, gia cầm ở dƣới gầm sàn? Đó là vì ngày xƣa có rất nhiều thú dữ nhƣ cọp, báo… mà con ngƣời lại sống thƣa thớt nên phải đặt chuồng gia súc, gia cầm dƣới gầm sàn. Khi cọp báo đến ngƣời nhà đánh chiêng gõ mõ để làm con vật hoảng sợ mà bỏ đi.
32
Khi làm nhà mới, dựng cột bếp, ngƣời Mƣờng có tục làm lễ nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình 3 con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trƣớc lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Đêm đó gia chủ mời mọi ngƣời uống rƣợu cần dƣới ánh sáng của ngọn lửa không tắt.
Vị trí cửa Poóng của ngƣời Mƣờng rất quan trọng. Ngƣời già, ngƣời đức cao vọng trọng ngồi bên trên nhất khi ngồi ăn, uống.
Trong hôn nhân, tình cảm thì đôi trai gái tự do yêu đƣơng tìm hiểu nhau, ƣng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cƣới. Để dẫn đến đám cƣới phải qua các bƣớc: ƣớm hỏi (kháo thếnh), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cƣới (nòm khảu), lễ cƣới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong ngày cƣới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục ngƣời gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cƣới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà trống thiến luộc chín.Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trƣớc. Cô dâu mang về nhà chồng thƣờng là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô, dì, chú bác.
Tục cƣới xin của ngƣời Mƣờng gần giống nhƣ ngƣời Kinh (chạm gõ, ăn hỏi, cƣới xin, đón dâu). Khi trong nhà có ngƣời sinh nở, ngƣời Mƣờng rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng 1 tuổi mới đặt tên.
Phong tục, tập quán của ngƣời Dao đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo – vì cột và vì kèo). Nhà ở của ngƣời Dao là các vì kèo và một số yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nƣớc ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu.
Ngƣời dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu họ có phong tục thờ cúng tổ tiên vì họ cho rằng tổ tiên, ông bà luôn dõi theo chân họ phù hộ cho họ. Vào các
33
ngày rằm họ thƣờng đem lễ vật thờ cũng tổ tiên gồm một con gà, ba miếng thịt đƣợc luộc chín và một li rƣợu, một li nƣớc và một bó nhang. Việc thờ cúng do thầy nên ngƣời thầy cúng rất đƣợc coi trọng. Đối với dân tộc Dao thì họ luôn giúp đỡ nhau. Họ sùng bái tổ tiên nhƣng ngày nay theo xu hƣớng phát triển thì có một số đi theo các đạo khác nhƣ Thiên Chúa giáo... Đặc bịêt đối với ngƣời con trai thì khi trƣởng thành, gia đình sẽ tổ chức cho lễ đặt tên đánh dấu sự trƣởng thành của ngƣời con và cái tên đó sẽ đi theo suốt cuộc đời của họ, cả trong thế giới bên kia và trong lễ đặt tên đó tổ chức các nghi lễ rất độc đáo trở thành nét văn hoá riêng biệt của ngƣời Dao mới có.
c) Lễ tết, lễ hội
Ngƣời Mƣờng có nhiều ngày hội trong năm nhƣ hội xuống đồng, hội cầu mùa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới… Bữa làm tết có thể là cỗ dâng lên tổ tiên bằng thịt gà hoặc thịt lợn, xôi, rƣợu và các đồ lễ khác. Gia đình nào có cả một con lợn thịt trong dịp Tết thì đƣợc coi là ăn nên làm ra, tổ tiên vui mừng, con cháu hoan hỉ, cỗ bàn đày đặn, cửa nhà sáng sủa.
Trong một mâm thờ cúng Tết thƣờng có bán chƣng và mật, rƣợu chai, cơm nếp, thịt luộc, chả rang và dồi , quếch, một ít tiền, một bát nƣớc lã, trầu cau, nắm muối. Món thịt đƣợc bày trên một mảnh lá chuối. Gia chủ chọn đủ miếng trong một con lợn để bày vào mảnh lá chuối đó. Cùng với mâm cỗ Tết, ngƣời Mƣờng còn trồng một cây nêu trƣớc cửa nhà. Cây nêu đƣợc làm bằng cây tre hoặc cây lành hanh (cũng thuộc họ tre nhƣng thân nhỏ, đốt thƣa, thẳng và rất cao).
Với ngƣời Mƣờng, việc thờ cúng ngoài trời rất quan trọng nên trong những ngày lễ Tết nhà ai cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia đình một cây hƣơng để cúng bản mệnh của mình.
Đặc biệt một thủ tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của ngƣời Mƣờng đó là một lễ cúng ngoài trời gồm một con cá diếc và một cái bánh chay. Sáng ra, lễ này đƣợc mang cho con trâu ăn trƣớc, vì họ cũng quan niệm nhƣ
34
ngƣời Kinh – “con trâu là đầu cơ nghiệp”, cho con trâu ăn trƣớc để con trâu đi làm.
Đến ngày 7 tháng Giêng mới là ngày lễ lớn nhất của ngƣời Mƣờng, gọi là lễ hội “mở mắt cồng, mắt lệnh”, lễ hội “xuống đồng”. Vào ngày này, bà cón xứ Mƣờng nô nức mở hội, tổ chức rƣớc vía lúa cầu xin tổ tiên, mƣờng trời, thần linh ban cho một năm mới mứa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, bội thu… Đối với ngƣời Mƣờng, lễ hội Xuống đồng là một ngày lễ trọng đại đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp trong một năm mới. Tƣơng truyền rằng, ngƣời Mƣờng từ thủa sơ khai đã luôn đoàn kết, gắn bó, yêu thƣơng, đùn bọc nhau [4].
Lễ hội Xuống đồng của ngƣời Mƣờng gồm 2 phần chính, phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, dân làng chuẩn bị cỗ cúng và quan trọng nhất là vía lúa để dâng lên cúng. Tiếp theo phần lễ là phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi và phong phú nhƣ thi kéo co, bóng chuyền, hội trại văn hóa và liên hoan văn nghệ dân gian…Trong ngày hội, những nét văn hóa đặc trƣng gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng của đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện đã đƣợc phô diễn với hình thức thể hiện phong phú và hấp dẫn, tạo dấu ấn trong lòng bà con địa phƣơng và du khách gần, xa đến tham dự lễ hội [4].
Ngƣời Dao trong một năm tổ chức nhiều lễ hội nhƣ lễ hội Cầu mùa, lễ Lập tịch, lễ hội Nào cống, lễ Tết nhảy…
Lễ Tết nhảy là lễ hội của đồng bào dân tộc Dao, nhằm hậu tạ tổ tiên và chuẩn bị làm lễ hứa đầu năm mới. Theo quan niệm của ngƣời Dao, trong cuộc sống con ngƣời trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để đƣợc cứu giúp, trừ giải oan trái, bất hạnh, ban cho điều may mắn, hạnh phúc.
Lễ Cấp sắc của ngƣời Dao là một nghi lễ đặc biệt dành cho nam giới, cho đến nay vẫn đƣợc bảo tồn và duy trì. Ngƣời Dao quan niệm rằng, đàn ông nếu chƣa trải qua lễ Cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chƣa có thầy Cấp sắc, chƣa đƣợc cấp đạo sắc, chƣa có tên âm. Ngƣời đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn đƣợc coi là ngƣời trƣởng thành, đƣợc tham gia vào công việc hệ trọng của làng,
35
đƣợc giúp việc cho thầy cúng. Lễ cấp sắc thƣờng đƣợc tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ đƣợc lựa chọn rất kĩ, ngƣời Dao Tiền thƣờng làm lễ từ độ tuổi 12 – 30, có khi đến già [1].
Mỗi lễ Cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trƣớc khi hành lễ đều phải cúng ma bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin đƣợc phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh của Ngọc Hoàng và các vị thánh của ngƣời Dao, lập bàn thờ tổ tiên ngƣời thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; ngƣời thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của thầy, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho ngƣời thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến tham dự thì nghi lễ kết thúc [1].
Múa Cầu mùa là một nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Dao. Trƣớc đây, lễ Cầu mùa của ngƣời Dao đƣợc tổ chức trang trọng, sự tham gia của cả cộng đồng, đồng bào dân tộc sinh sống tại một bản, một vùng vào dịp cuối năm hoặc đầu năm mới. Già làng, trƣởng bản, các thầy mo và bà con trong bản họp bàn nhau lại để chuẩn bị cho lễ cúng với các công việc cụ thể nhƣ chọn thầy cúng, chuẩn bị lễ vật, chọn địa điểm và ngày cúng. Lễ cúng thƣờng đƣợc tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Sửu vì theo quan niệm của đồng bào ngƣời Dao tổ chức lễ cúng vào ngày này cả làng bản sẽ gặp may mắn.
d) Văn hóa ẩm thực
Tại VQG Xuân Sơn có nhiều đặc sản nổi tiếng nhƣ: rau sắng, gà nhiều cựa, lợn lửng, rêu đá, xôi ngũ sắc… Đặc biệt trong VQG có cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, cao chừng 13 – 15m, mọc trên núi đá vôi, cành rủ nhƣ cành liễu vừa làm dƣợc liệu vừa làm thức ăn. Cây sắng có rất nhiều tác dụng, cung cấp nguồn protein và vitamin khá lớn: quả sắng non, hoa sắng nấu cháo đặc biệt tốt cho trẻ em suy dinh dƣỡng, phụ nữ
36
sau khi sinh, ngƣời ốm hoặc ngƣời mới ốm dậy hồi sức nhanh. Cây sắng còn đƣợc dùng làm thực phẩm thay các loại rau nhƣng không giống các loại rau khác. Nhƣ vậy, nếu nhƣ trƣớc đây du khách muốn thƣởng thức hƣơng vị món rau ngon bổ và lạ miệng này thì phải đến Chùa Hƣơng nhƣng bây giờ du khách có thể thƣởng thức món đặc sản này ngay tại VQG Xuân Sơn với cách thức chế biến mới lạ và độc đáo.
VQG Xuân Sơn vừa phát hiện những cá thể đầu tiên của giống cá quý anh vũ ở phía hạ nguồn của khu vực thác Kẹm thuộc xóm Cỏi, xã Xuân Sơn. Loại cá này xƣa nay chỉ sống ở ngã ba sông Bạch Hạc, thành phố Việt Trì loài cá này dân tộc Dao gọi là cá Dòi Đen, dân tộc Mƣờng gọi là cá ruột mèo (do ruột dài, nhỏ và đặc thịt), còn dân trài lƣới gọi là cá Mắt Thần hay cá Nghìn Mắt. Chúng thƣờng kiếm ăn ở tầng đáy suối, ăn rong rêu. Đồng bào dân tộc thƣờng hay đánh bắt vào cuối thu khi có lũ, nƣớc suối đục.
Cá có màu ngọc bích, miệng ở phía dƣới leo ra, da nhƣ da cá chép, trên lƣng có màu hơi xanh, bụng nhỏ màu vàng, có thể đổi màu bụng theo mùa. Một cá thể đầu tiên đã đƣợc phát hiện tại khu vực thác Kẹm có trọng lƣợng tới 1kg và là cá cái. Theo lời đồng bào của dân tộc ở khu vực này, cá trƣởng thành có trọng lƣợng tới 3kg. Những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực nhƣ vậy, VQG Xuân Sơn đã để lại ấn tƣợng khó quên đối với du khách khi đến đây tham quan, nghỉ dƣỡng.
e) Làng nghề truyền thống
Hầu nhƣ bất cứ một xứ Mƣờng nào cũng có tên gọi là làng Chiềng. Đó là trung tâm của xứ Mƣờng, là nơi quan thổ tù ở và là nơi sinh hoạt chung của ngƣời dân. Còn nghề dệt thổ cẩm thì không biết có từ bao đời nay, đã là con gái Mƣờng thì ai ai cũng biết dệt, nếu không thì không thể lấy đƣợc chồng. Trƣớc khi về nhà chồng, ngƣời con gái Mƣờng phải tự tay mình dệt từ 6 đến 12 chiếc chăn, đệm làm quà cho họ hàng nhà chồng để thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ. Vì thế ở nơi đây, con gái chừng 13 – 14 tuổi đã thành thạo nghề, hầu nhƣ nhà nào cũng có khung cửi. Trƣớc kia, dệt thổ cẩm chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của
37
gia đình. Có thời gian, khi các loại đồ may mặc sẵn tràn về, tƣởng chừng nghề đã bị mai một đi. Khi VQG Xuân Sơn trở thành khu du lịch, nhiều ngƣời đã tìm vào tận đây để mua hàng thì nghề đã đƣợc khôi phục và phát triển trở lại. Hiện nay nhiều ngƣời đã coi đây là một trong những nghề chính để xây dựng cuộc sống thoát khỏi đói nghèo. Cả làng hiện nay có khoảng 250 ngƣời tham gia dệt, thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/ năm.