(Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng Trong đó Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 2007 54538,1 30646,2 9324,8 14567,1 2016 54496,2 30618,2 9320,9 14557,1 2018 54495,6 30617.6 9320.9 14557,1
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Sơn
Trong giai đoạn từ 2007 – 2018 diện tích rừng của huyện có xu hướng giảm. Năm 2007 là 54538,1 nghìn ha, thì đến năm 2018 đã giảm xuống còn 54495,6 nghìn ha, giảm 42,5 nghìn ha, giảm chủ yếu rừng sản xuất.
Năm 2018 rừng sản xuất của huyện là 30617.6 nghìn ha chiếm 65,2% diện tích rừng của toàn huyện. Tuy nhiên trong giai đoạn 2007 – 2018 diện tích rừng sản xuất bị suy giảm từ 30646.2 nghìn ha năm 2007 xuống còn 30617.6 nghìn ha năm 2018, giảm 28,6 ha. Trong khi đó diện tích rừng pòng hộ và rừng đặc dụng không có sự thay đổi. Năm 2007 – 2018 diện tích rừng phòng hộ của huyện là 9320.9 nghìn ha chiếm 17,1% tổng diện tích rừng của toàn huyện. Rừng đặc dụng cảu huyện là 14557,1 nghìn ha chiếm 26.7% tổng diện tích rừng của huyện.
Diện tích rừng phân tán tăng từ 200,1 nghìn ha năm 2017 lên 240 nghìn ha năm 2018, tăng 40 nghìn ha. Diện tích rừng chăm sóc cũng tăng nhanh từ 4400,2 nghìn ha năm 2007 lên 5060,0 ha năm 2018, tăng 659,8 nghìn ha.
Việc trồng rừng và bảo vệ rừng của huyện trong những năm qua đã được quan tâm đúng cách. Tuy nhiên diện tích trồng rừng của huyện chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng phát triển của huyện. Diện tích rừng phòng hộ không được quan tâm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều rừng tre, nữa dễ
chá, hiệu quả kinh tế thấp. Hiện tượng khai thác rừng non còn xảy ra ở một số xã trong huyện, đẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
Tân Sơn là huyện có tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu giấy, gỗ chế biến. Lâm nghiệp đóng góp một phần trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy huyện cần đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.3.1.4. Ngành thủy sản
Trong cơ cấu giá trị của ngành nông – lâm – thủy sản, ngành thủy sản chiếm tỉ lệ nhỏ. Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có xu hướng tăng, năm 2007 là 233,7 ha, đến năm 2018 tăng lên là 312,4 ha, tăng 78,7 ha. Nuôi trồng thủy sản của huyện chủ yếu theo hình thức nuôi cá lồng. Năm 2015 toàn huyện có 11 hộ với 11 lồng, đến năm 2018 chỉ còn 1 hộ với 15 lồng. Nuôi cá lồng chỉ phát triển tại xã Xuân Đài.
Thủy sản là ngành phát triển khá chậm và chưa có bước chuyển biến trong tương lai, giá trị sản xuất thủy sản của huyện có xu hướng tăng. Năm 2007 giá trị sản xuất thủy sản là 4.208 triệu đồng, năm 2018 là 6.721 triệu đồng, tăng 2.513 triệu đồng. Mặc dù ngành thủy sản trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển song vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi diễn biến khí hậu thất thường, dịch bệnh, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng nâng cao chất lượng, thị trường tiêu thụ không ổn định, cần vốn đầu tư lớn.
Tân Sơn là huyện có lợi thế nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi trồng vừa. Tuy nhiên ngành thủy sản của huyện vẫn chưa được đầu tư phát triển đúng cách. Người dân còn e ngại chưa giám phát triển mở rộng diện tích, cũng như chưa giám đầu tư mạnh mẽ. Thị trường đầu ra còn hạn chế, chính vì vậy trong những năm tới huyện cần có những định hướng để phát triển ngành thủy sản của huyện lớn mạnh hơn nữa.
2.3.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
2.3.2.1. Hộ gia đình
Là hình thức sản xuất nhỏ, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung nguồn thu nhập.
Hộ nông dân là chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp ở Tân Sơn. Nhưng chủ yếu sản xuất quy mô nhỏ, giá trị sản phẩm hàng hóa ít. Năm 2018 toàn huyện có gần 16.658 hộ có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Hộ nông nghiệp là 16.293 hộ chiếm 97,8% tỉ trọng ngành nông nghiệp trong toàn huyện, hộ lâm
nghiệp là 229 hộ chiếm 1,4%, hộ thủy sản chiếm số lượng ít nhất với 9 hộ chiếm 0,05% tỉ trọng ngành nông nghiệp trong toàn huyện. Bình quân diện tích đất sản xuất nông - lâm - thủy sản của mỗi hộ là 2 ha/hộ. Nếu chỉ tính đất nông nghiệp, quy mô diện tích đất của mỗi hộ nông dân chỉ đạt 1,5 ha/hộ.
Hiện nay tổ chức sản xuất hộ gia đình ngày càng đa dạng với những mô hình phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng. Các hộ gia đình ở huyện Tân Sơn có địa hình chủ yếu là đồi núi thường phát triển theo mô hình nông – lâm kết hợp (chăn nuôi gia súc, trồng trọt kết hợp với trồng rừng) như các xã: Xuân Đài, Kim Thương, Xuân Sơn, Tam Thanh, Vinh Tiền, Long Cốc,.... Một số ít các xã ở huyện đồng bằng chủ yếu sản xuất zwtheo mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi (chăn nuôi lợn, gia cầm) như các xã: Thu Cúc, Minh Đài, Tân Phú,...
2.3.2.2.Trang trại
Kinh tế trang trại đã làm thay đổi đáng kể nông nghiệp và nông thôn trong huyện. Năm 2018, Tân Sơn có 10 trang trại lớn và nhiều trang trại nhỏ bao gồm trang trại lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi.Số lượng trang trại của huyện Tân Sơn ngày cằng tăng tuy nhiên quy mô trang trại nhỏ.
Tại xã Mỹ Thuận hiện có 15.000 ha đất lâm nghiệp phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Ở những vùng đất cao để phát triển cây lâm nghiệp như keo, bồ đề, cây ăn quả,...những vùng thấp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và đàn ao thả cá. Phát huy lợi thế về kinh tế đồi rừng, những năm qua xã Mỹ Thuận đã khuyến khích hỗ trợ người dân phát triển các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Tại xã Văn Luông tập trung đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi thịt theo hướng hàng hóa tập trung, với diện tích 2,3ha. Xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại, có hệ thống lọc gió, giàn phun thuốc khủ trùng, hệ thống quạt điều hòa không khí mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
Phát triển trang trại ở Tân Sơn cũng phải đối mặt với khó khăn, đặc biệt là về đất sản xuất. Phần lớn các hộ phải đổi thừa, mua bán, thuê mướn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của nhiều chủ khác nhau với nhiều loại đất khác nhau để có khu đất tương đối tập trung, quy mô lớn cho việc hình thành trang trại. Quy mô trang trại còn nhỏ, không ổn định, trình độ sản xuất, quản lý của nhiều chủ trang trại còn yếu, lao động chủ yếu còn trình độ lao động phổ thông đơn giản. Thiếu vốn và khó tiếp cận tín dụng đối với trang trại. Hạ tầng công nghệ sản xuất yếu kém làm giảm sức cạnh tranh của trang trại. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa
được đầu tư, cải tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại, vận chuyển, cấp, tiêu thoát nước phục vụ cho sản xuất trang trại. Phần lớn chủ trang trại gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm vì đa số còn thiếu hiểu biết về thị trường, lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản biến động.
2.3.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp
Năm 2018 huyện Tân Sơn có 8 hợp tác xã với 38 người. Hợp tác xã huyện Tân Sơn tập trung vào các lĩnh vực như: Bảo vệ thực vật, làm đất và chế biến tiêu thụ sản phẩm,..
Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã đảm bảo nguyên tắc thu đủ, bù chi, tạo điều kiện phục vụ tăng trưởng chung của cộng đồng, không chỉ kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận. Các hợp tác xã bước đầu phát huy tốt vai trò hậu cần, hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tăng dần. Các hợp tác xã đã mạnh dạn mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên như dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, thu mua nông sản, mua bán cây con giống, thức ăn gia súc, gia cầm quản lý công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nước sạch nông thôn, thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, trồng rừng,...góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Một số hợp tác xã đã chủ đông đăng kí xây dựng thương hiệu hàng hóa, phát huy được hiệu quả của thương hiệu trên thị trường.
Một số tồn tại của kinh tế hợp tác xã hiện nay: Quy mô hoạt động của hợp tác xã còn quá nhỏ, thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, chưa mở thêm được dịch vụ phục vụ đời sống cho hộ xã viên và cộng đồng dân cư, chưa khai thác được yêu cầu thực tế của hộ nông dân trên địa bàn. Thu nhập của cán bộ quản lí hợp tác xã, xã viên và người lao động thường xuyên còn thấp.
2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển nông nghiệphuyện Tân Sơn Tân Sơn
2.4.1. Kết quả đạt được
Sau nhiều năm thực hiện đường lối và chính sách phát triển đường lối đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là:
Thành tựu nổi bật nhất của nông nghiệp huyện là giải quyết vững chắc vấn đề lương thực trên địa bàn huyện, đảm bảo ăn ninh lương thực cho nhân dân, góp phần ổn định sản xuất và xã hội.
Đã hình thành được các vùng chăn nuôi tập trung, tuy quy mô chưa lớn nhưng đã tạo tiền đề cho nông nghiệp huyện phát triển theo hướng trang trại hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm cơ cấu ngành trồng trọt, tăng cơ cấu ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Các giống cây trồng, vật nuôi được đảm bảo và ngày càng chủ động trong việc lai tạo giống có chất lượng cao. Các giống lúa, ngô lai được đưa vào sản xuất đã làm tăng năng suât cây trồng.
Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, tăng năng suất và quảng bá được thương hiệu ra thị trường.
Các nguồn vốn đầu tư được sử dụng tối đa, sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp ở mức ổn định, vững chắc về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
2.4.2. Hạn chế
Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung, tự cấp. Quá trình sản xuất nông nghiệp chuyển sang hàng hóa còn chậm chưa vững chắc.
Chuyển dịch cơ cấu theo ngành diễn ra còn chậm và chưa ổn định.
Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hình thức sản xuất quảng canh vẫn là chủ yếu nên năng suất hiệu quả thấp.
Vấn đề giữa sản xuất và tiêu thụ chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Mối quan hệ giữa tiêu thụ và sản xuất còn lỏng lẻo nên hiệu quả chưa cao, chất lượng sản phẩm thấp, chưa đủ cạnh tranh với nông sản các huyện khác.
Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống giao thông ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện. Việc phát triển các cơ sở chế biến còn hạn chế, công nghệ thấp chưa đồng bộ nên đa số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở dạng thô,
Dịch vụ nông nghiệp phát triển chậm, nhiều hạn chế và kìm hãm sự phát triển nền nông nghiệp huyện.
Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp còn ít, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nhiều vấn đề xã hội bất cập cần được giải quyết triệt để. Vai trò của cán bộ quản
lý nông nghiệp cấp cơ sở còn nhiều yếu kém, chưa tham mưu, đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp huyện một cách đúng đắn.
Tiểu kết chương 2
Với vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong phú, cộng với các nguồn lực quan trọng khácTân Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2007 – 2018 huyện đã đạt được nhiều kết quả trong tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, đảm bảo an ninh lương thực. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Việc nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tân Sơn trong giai đoạn 2007 – 2018 đã có bước phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển của toàn tỉnh Phú Thọ
Tuy nhiên, trình độ phát triển của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều thách thức không nhỏ. Kinh tế phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nhỏ bé; các ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính. Kinh tế phát triển chủ yếu ở các xã, trung tâm của huyện Tân Sơn. Các xã vùng cao, vùng xa kinh tế còn chậm phát triển, hầu hết đó là các xã đặc biệt khó khăn có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.Vì vậy trong những năm tới huyện Tân Sơn cần đưa ra những định hướng cũng như nghững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nông nghiệp.
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN SƠN
3.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp huyện Tân Sơn
3.1.1. Định hướng chung
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suât, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài
Phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất và chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Nâng quy mô và đa dạng hóa các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại các xã, phường đối với các sản phẩm có thế mạnh như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây lương thực, cây công nghiệp,....
Phát triển nông nghiệp góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và giảm đáng kể tỉ lệ nghèo, bảo vệ môi trường. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định, tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.
+ Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực: Nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
+ Tạo sự chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất chế biến – kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông thôn.
+ Hình thành kết cấu hạ tầng cơ bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện môi trường và sinh thái nông thôn, tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng.
Định hướng năm 2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, bền vững, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường.
+ Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5 – 4%. Hình thành một số ngành snar xuất kinh doanh mũi nhọn.
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu càu thị trường.
+ Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
+ Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nồn nghiệp, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp có kĩ năng sản xuất và quản lí gắn kết trong các lọai