giai đoạn 2007–2018
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn 2018
Biểu đồ 2.8. Diện tích và sản lượng cây bưởi huyện Tân Sơn 2007 – 2018
Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy diện tích, năng xuất và sản lượng cây bưởi huyện Tân Sơn giai đoạn 2007 – 2018 có xu hướng tăng.
+ Về diện tích
Trong giai đoạn 2007 – 2018 diện tích cây bưởi của huyện có xu hướng tăng. Năm 2007 là 4,5 nghìn ha, đến năm 2018 diện tích đã tăng lên là 82,6 nghìn ha (tăng 78,1 nghìn ha). 4,5 22,8 28,2 51,1 79,5 82,6 4,3 20,1 19,1 20,8 25,6 26,9 42,3 189,5 183,4 200,8 247,9 264,9 0 50 100 150 200 250 300 0 20 40 60 80 100 120 2007 2010 2015 2016 2017 2018 Diện tích Diện tích cho thu hoach sản lượng
Nghìn ha Nghìn tấn
Năm
Năm Diện tích
( nghìn ha)
Diện tích cho thu hoạch
(nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2007 4,5 4,3 42,3 2010 22,8 20,1 189,5 2015 28,2 19,1 183,4 2016 51,1 20,8 200,8 2017 79,5 25,6 247,9 2018 82,6 26,9 264,9
Diện tích bưởi cho thu hoạch cũng có xu hướng tăng. Năm 2007, diện tích bưởi cho thu hoạch của huyện là 4,3 nghìn ha chiếm 95,5% trong tổng diện tích cây bưởi của huyện. Đến năm 2018 diện tích cây bưởi cho thu hoạch tăng lên 26,9 nghìn ha, chiếm 32,2% tổng diện tích cây bưởi của huyện
+ Về sản lượng
Sản lượng bưởi của huyện giai đoạn 2007 – 2018 liên tục tăng. Năm 2007 sản lượng bưởi là 42,3 nghìn tấn tăng lên đạt 246,9 nghìn tấn năm 2018 (tăng 204,6 nghìn tấn).
Cây bưởi được trồng chủ yếu ở các xã như: Văn Luông, Mỹ Thuận, Tân Phú, Thu Cúc,...Văn Luông là xã trồng bưởi lớn nhất trong huyện, năm 2018 diện tích trồng bưởi của xã Văn Luông là 23,9 nghìn ha, chiếm 29,8% tổng diện tích trồng bưởi của huyện.
Trong những năm qua huyện đã có định hướng phát triển mở rộng diện tích trồng bưởi. Diện tích và sản lượng bưởi tăng do áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đạt hiệu quả cao về kinh tế. Tuy nhiên việc phát triển diện tích còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng mất mùa do ảnh hưởng của thời tiết. Nhiều diện tích bưởi mới không phát triển được do dịch bệnh hoành hành. Đó là những tồn tại trong việc phát triển diện tích cây bưởi mà huyện cần giải quyết trong những năm tới.
* Một số loại cây ăn quả khác
Cây xoài: Diện tích cây xoài của huyện giai đoạn 2007 – 2018 có sự biến động qau các năm và có xu hướng giảm . Năm 2007 diện tích xoài của huyện là 6,9 ha, năm 2010 tăng lên là 21,7 ha, đến năm 2018 giảm xuống còn 12,1 ha. Cây xoài tập trung ở các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc, Tam Thanh,...Diện tích cây xoài giảm do hiệu quả kinh tế không cao, giá cả thu mua thấp, do những biến động thời tiết thất thường làm cho xoài không đậu quả.
Cây chuối: Diện tích chuối của huyện giai đoạn 2007 – 2018 có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007 diện tích chuối của huyện là 38,2 ha, năm 2010 tăng lên là 63,3 ha, đến năm 2018 diện tích tăng nhanh là 139,9 ha. Diện tích chuối tập trung tại các xã: Lai Đồng, Thu Cúc, Mỹ Thuận, Kim Thương, Tam Thanh,... Cây chuối là cây có lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên thị trường đầu ra cho cây chuối bấp bênh nên huyện cần có bước đi đúng đắn cho việc phát triển diện tích cây chuối cho tương lai.
Cây cam, chanh: Diện tích cây trồng này trên địa bàn bàn huyện có xu hướng giảm. Năm 2007 diện tích cam, chanh của huyện là 56,1 ha, đến năm 2018 giảm xuống còn 48,4 ha. Cây cam, chanh mang lại lợi nhuận không lớn, giá cả thị trường bấp bên, dịch bệnh trên cây cam, chanh nhiều do ít thích nghi với điều kiện đất đai của huyện. Hiện nay cây cam, chanh được trồng tại các xã: Thu Cúc, Kiệt Sơn, Văn Luông,...
Cây nhãn, vải, hồng: Diện tích 3 loại cây này trên địa bàn huyện có xu hướng giảm nhanh . năm 2007 diện tích là 103 ha, đến năm 2018 còn lại là 42,9 ha (giảm 60,1 ha). Việc giảm diện tích các loại cây này là do người dân không có hứng thú với việc trồng và chăm sóc. Hiện nay các loại cây này trồng phổ biến ở các xã Tân Phú, Tân Sơn, Thạch Kiệt,...mục đích chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình và một phần là cung cấp cho thị trường trong huyện nhưng số lượng không nhiều và không thực là cây phát triển kinh tế. Diện tích ba loại cây này suy giảm do những biến động của thời tiết làm phần lớn diện tích không cho thu hoạch hoặc thu hoạch ít. Hiệu quả kinh tế không cao, giá cả thu mua thấp, vì vậy mà phần lớn diện tích đã bị phá bỏ và thay thế các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Ngoài các loại cây ăn quả chủ yếu như bưởi, xoài, chuối, cam, chanh, nhãn, vải, hồng trong huyện còn trồng một số loại quả khác như dứa, táo,...
2.3.1.2. Ngành chăn nuôi
Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với trồng trọt. Ngành chăn nuôi của huyện trong những năm qua đã có bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển. Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện rất đa dạng bao gồm chăn nuôi lợn, bò, trâu, gà và một số loại vật nuôi khác, trong đó các ngành chăn nuôi chính của huyện là:
* Chăn nuôi lợn
Lợn là vật nuôi chính gắn bó lâu đời với nhà nông, hiện tại 80% hộ nông dân nuôi lợn trong huyện. Lợn có thể nuôi theo hình thức hộ gia đình số lượng nhỏ đến hình thức trang trại quy mô lớn.
Tổng số đàn lợn năm 2018 của huyện là 27.139 con chiếm 11,72% tổng số lợn đàn lợn của toàn tỉnh. Trong những năm qua đàn lợn của huyện liên tục tăng.
Bảng 2.10. Tình hình chăn nuôi lợn huyện Tân Sơn giai đoạn 2007 - 2018
Năm Tổng số
(con)
Trong đó Sản lượng thịt
hơi xuất chuồng
(tấn) Lợn nái (con) Lợn đực giống (con) Lợn thịt (con) 2007 32.370 1.610 144 30.616 1.824,0 2010 32.365 2.290 291 29.784 4.206,0 2015 36.004 3.219 102 32.683 4.527,3 2016 38.005 3.176 111 34.718 4.794,9 2017 31.648 2.433 93 29.122 5.001,6 2018 27.139 2.303 64 24.826 5.001,6
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn 2018
Biểu đồ 2.9. Tình hình chăn nuôi lợn huyện Tân Sơn giai đoạn 2007 – 2018
Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy tình hình chăn nuôi lợn huyện Tân Sơn giai đoạn 2007 – 2018 có sự biến động qua các năm
Tổng số đàn lợn của huyện giai đoạn 2007 – 2018 có sự biến động qua các năm và có xu hướng giảm. Năm 2007 là 32.370 con đến năm 2015 tăng lên là 36.004 con (tăng 3.634 con ). Tuy nhiên từ năm 2015 – 2018 lại có xu hướng giảm xuống còn 27.139 con (giảm 8.865 con). Trong tổng số 27.139 con lợn năm 2018 thì đàn lợn thịt là 24.826 con, chiếm 91,5% tổng số đàn lợn của huyện. Lợn nái là 2.303 con, chiếm 8,5%. Lợn đực giống là 64 con, chiếm 0,2%. Đây là nguồn lực chủ yếu để phát triển đàn lợn của huyện ngày càng lớn mạnh.
1.610 2.290 3.219 3.176 2.433 2.303 30.616 29.784 32.683 34.718 29.122 24.826 1.824,00 4.206,00 4.527,30 4.794,90 5.001,60 5.001,60 0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 2007 2010 2015 2016 2017 2018 Lợn nái Lợn thịt Sản lượng thịt Con Tấn Năm
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2018. Năm 2007 là 1.824,0 tấn đến năm 2018 tăng lên là 5.001,6 tấn (tăng 3.177,6 tấn).
Chăn nuôi lợn hiện nay của huyện hầu hết là chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ (trên 90%) nên giá thành sản xuất cao. Bên cạnh đó tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, quản lí dịch bệnh không tốt, rủi ro cao.
Tân sơn là huyện miền núi, diện tích đất đồi lớn nên có khả năng phát triển trang trại rất cao. Hiện nay Tân Sơn có rất nhiều mô hình trang trại nuôi lợn, tập trung ở các xã như: Minh Đài, Văn Luông, Thu Cúc,...các trang trại tuy có diện tích và quy mô nhỏ nhưng đây cũng là bước phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển ngành chăn nuôi huyện.
* Chăn nuôi trâu
Chăn nuôi trâu ở Tân Sơn chủ yếu phục vụ cho mục đích lấy sức kéo. Trâu là vật nuôi rất quen thuộc với nông dân, dễ nuôi, sản phẩm dễ tiêu thụ được người tiêu dùng ngày càng ưu chuộng. Điều kiện sinh thái vùng khá thích hợp cho việc chăn nuôi trâu.