Bảng 1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2018
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệphuyện Tân Sơn
2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hội
2.1.3.1. Dân số và lao động
Dân số trung bình huyện năm 2018 là 20.863 hộ với 81.708 người, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh, lao động của huyện là 47.008 nghìn người, chiếm 58% tổng dân số toàn huyện.[4]
Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản là 38.644 nghìn người chiếm 82% tổng số lao động đang làm việc.
Tân Sơn có nguồn lao động dồi dào, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. Lao động của huyện có kinh nghiệm lâu đời, tiếp thu khá nhanh khoa học kĩ thuật, năng động sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, đó là những lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp huyện.
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật a. Đường bộ
Hệ thống đường bộ được đầu tư nâng cấp tương đối đều khắp trên địa bàn huyện, là tiền đề hết sức quan trọng làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện tăng nhanh.
Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 32, 32A, 32B đi qua; 03 tuyến đường tỉnh lộ 316C, 316D, 316E. Ngoài ra nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã và các công trình phúc lợi khác được cải tạo làm mới. Giao thông nông thôn được cải thiện, 100% số xã trong huyện có đường ôtô.
Với mạng lưới đường bộ như vậy, đến năm 2018 về cơ bản đã giải quyết được việc đi lại quanh năm giữa xã, huyện đến tỉnh bằng nhiều loại phương tiện giao thông đường bộ. Hạn chế tồn tại là mặt đường hẹp, tải trọng cầu, đường thấp, chất lượng đường còn yếu.
b. Đường thủy
Trên địa bàn có sông Bứa chảy qua, có hai nhánh sông lớn là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông của huyện Phù Yên, Sơn La; nhánh thứ hai là sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao của ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình đáp ứng nhu cầu vận tải thủy vừa và nhỏ cho nhân dân. Nhìn chung huyện Tân Sơn có hệ thống giao thông đường thủy khá phong phú, tạo điều kiện để giao lưu buôn bán và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi tiêu thụ.
c. Hệ thống tưới tiêu
Tân Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ với địa hình chủ yếu là đồi núi. Toàn huyện có trên 330 công trình hồ đập, phai dâng trong đó có 330 công trình kiên cố, 479 tuyến kênh mương với chiều dài 274km đảm bảo diện tích tưới tiêu cho 80% diện tích gieo trồng, còn lại phụ thuộc vào nước tự nhiên.Một số công trình đã xuống cấp, công suất công trình giảm, nhất là các cống lấy nước và kênh mương. Mặt khác do tình trạng phá rừng bừa bãi làm giảm số lượng và chất lượng nguồn nước đến, tăng cường độ hao tổn.(Nguồn: baophutho.vn)
Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương quan tâm, huy động nguồn vốn kịp thời để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tu sửa hệ thống thủy lợi nhằm khai thác tốt tiềm năng nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
d. Điện lưới và thông tin liên lạc
Hiện nay 100% các xã có điện lưới và số hộ dùng điện đạt 100%, bên cạnh đó để cung cấp thông tin, liên lạc hằng ngày và sách báo cung cấp cho nhân dân trong huyện đến nay đã có 17/17 xã có điểm bưu điện văn hóa xã được xây dựng, và 100% xã có đài truyền thanh tại các thôn số điện thoại trên 100 dân đạt 9,8 máy.
2.1.2.3. Thị trường
Với dân sô 81.708 ngưới nhu cầu về lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện rất lớn, bên cạnh đó các sản phẩm nông nghiệp của huyện còn cung cấp cho các huyện và tỉnh lân cận.
Sự phát triển một số ngành công nghiệp của huyện như chế biến chè, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ,...chiếm tỉ trọng khá lớn trong nền kinh tế huyện đã đặt ra nhu cầu lớn về nguyên liệu từ ngành nông nghiệp.
Hệ thống dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển nhanh, Năm 2007 toàn huyện mới có 7 xã có chợ, đến năm 2018 đã có 14 xã có chợ, cho thấy nhu cầu trao đổi sản phẩm, sản xuất ngày càng tăng, sự mở rộng giao lưu buôn bán ngày càng được chú trọng. [4]
2.1.2.4. Khoa học công nghệ
Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thu được nhiều kết quả khả quan.
Việc đưa giống mới vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kỹ thuật canh tác được xác định là khâu đột phát thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, đã đạt được kết quả như sau:
Về trồng trọt: Đẩy mạnh đưa lúa lai, ngô lai vào sản xuất. Đầu tư phát triển cây chè, đặc biệt tại các xã điểm trồng chè theo tiêu chuẩn Vietgap đây là hướng đi mới cho nông dân huyện. Cây ăn quả tiếp tục mở rộng diện tích cây có múi,...nghiên cứu đặc điểm sinh thái để đưa các loại cây có múi này vào trồng tất cả các xã trong huyện nâng cao hiệu quả kinh tế.
Về chăn nuôi: Cải tạo đàn gia cầm trong huyện theo hướng chăn thả công nghiệp, cải tạo đàn lợn theo hướng nạc hóa.
2.1.2.5. Chính sách phát triển nông nghiệp
Chính sách phát triển nông nghiệp là nhân tố quan trọng hàng đầu trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội. Những chính sách phù hợp, linh hoạt sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Trong những năm qua, nhờ những giải pháp và chính sách huy động mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đã góp phần thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn như: Giao thông nông thôn, chương trình 134, 135,...đã góp phần giải quyết những bức thiết của người dân.
2.1.2.6. Nguồn vốn
Tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2010 là 633 triệu đồng đến năm 2018 là 1598,7 triệu đồng. Đối với nông nghiệp mặc dù được đầu tư tập trung song số lượng không lớn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành. Năm 2010 số vốn đầu tư cho nông – lâm – thủy sản là 348,8 triệu đồng chiếm 55,1% so với đầu tư cho các ngành kinh tế khác, đến năm 2018 tăng lên là 692,7 triệu đồng chiếm 43,3%. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào thủy lợi, nước sạch và vật nuôi. Vốn đầu tư với mục đích là xóa đói, giảm nghèo góp phần tháo gỡ những khó khăn trong phát triển kinh tế. [4]
2.1.2.7. Đặc điểm kinh tế huyện Tân Sơn
Tân Sơn là huyện thuần nông nên cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn cao chiếm 50,4% năm 2018, giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ thấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích vì sao mà các sản phẩm nông nghiệp của huyện chưa trở thành hàng hóa rộng rãi cung cấp trên thị trường, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên nhờ có vị trí thuận lợi về đường bộ và đường thủy, dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện có bước chuyển biến tích cực.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ có bước chuyển biến ở một số lĩnh vực như công nghệ chế biến chè, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp, chế biến gỗ,...Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, trình độ công nghệ thấp, thiết bị còn lạc hậu, chất lượng, mẫu mã chưa thu hút người tiêu dùng.
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện có sự thay đổi. Năm 2018 cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đã thay dần tỉ trọng so với năm 2010, giá trị sản xuất
cây hằng năm giảm xuống 37,74%, giá trị ngành chăn nuôi tăng lên 9,77% so với năm 2010. [4]