Diện tích và sản lượng cây chè huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

hướng giảm. Năm 2007 diện tích cây công nghiệp của huyện là 301,4 nghìn ha, năm 2018 diện tích cây công nghiệp là 112,3 nghìn ha (giảm 189,1 nghìn ha).

Cơ cấu cây trồng lâu năm của huyện rất đa dạng với nhiều loại cây như chè, sơn, cây ăn quả,...Trong đó các cây công nghiệp của huyện bao gồm các loại cây sau.

* Cây chè

Chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao trong huyện. Chè trồng một lần có thể thu hoạch 20 – 30 năm hoặc hơn nữa. Ngoài ra chè còn là mặt hàng xuất khẩu có thị trường tiêu thụ ổn định và ngày càng mở rộng.

Năm 2018 diện tích cây chè của huyện là 3505,6 nghìn ha chiếm 21,8% diện tích của toàn tỉnh. Sản lượng chè cho thu hoạch được là 3351,97 nghìn ha. Trong giai đoạn 2007 – 2018 diện tích cây chè huyện Tân Sơn có xu hướng tăng.

Bảng 2.8. Diện tích và sản lượng cây chè huyện Tân Sơngiai đoạn 2007 – 2018giai đoạn 2007 – 2018 giai đoạn 2007 – 2018

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn 2018

Năm Diện tích

( nghìn ha)

Diện tích cho thu hoạch

(nghìn ha) Sản lượng chè búp tươi (nghìn tấn) 2007 2774,2 2416,0 17.712,2 2010 2908,8 2521,0 25.366,2 2015 3210,2 2986,9 31.781,7 2016 3243,7 2919,4 31.655,1 2017 3469,1 3342,6 36.450,2 2018 3505,6 3351,9 39.603,3

Biểu đồ 2.7. Diện tích và sản lượng cây chè huyện Tân Sơngiai đoạn 2007 – 2018

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng cây chè huyện Tân Sơn giai đoạn 2007 – 2018 có sự biến đông qua các năm

+ Về diện tích

Trong giai đoạn 2007 – 2018 diện tích cây chè của huyện có xu hướng tăng. Năm 2007 là 2774,2 nghìn ha, đến năm 2018 diện tích đã tăng lên là 3505,6 nghìn ha (tăng 731,4 nghìn ha). Do có lợi thế về điều kiện tự nhiên đặc biệt là thổ nhưỡng, khí hậu. Cây chè được coi là thế mạnh của huyện được tập trung đầu tư và phát triển.

Diện tích chè cho thu hoạch cũng có xu hướng tăng. Năm 2007, diện tích chè cho thu hoạch của huyện là 2416,0 nghìn ha chiếm 87,0% trong tổng diện tích cây chè của huyện. Đến năm 2018 diện tích cây chè cho thu hoạch tăng lên3351,97 nghìn ha, chiếm 95,6% tổng diện tích cây chè của huyện.

+ Về sản lượng

Với sự gia tăng diện tích trồng chè, cùng với việc áp dụng khoa học – kĩ thuật, sử dụng các giống chè mới LDP1, LDP2, PH11,...đã làm sản lượng của huyện tăng liên tục. Năm 2007 sản lượng chè búp tươi của huyện là 17.712,2 nghìn tấn, đến năm 2018 sản lượng chè búp tươi của huyện là 39.603,32 nghìn tấn, tăng nghìn tấn.

Cây chè là một trong những cây phát triển chủ lực của huyện, được người dân trong huyện lựa chọn làm cây phát triển kinh tế. Cây chè được trồng chủ yếu

2774,2 2908,8 3210,2 3243,7 3469,1 3505,6 2416 2521 2986,9 2919,4 3342,6 3351,9 17.712,20 25.366,20 31.781,70 31.655,10 36.450,20 39.603,30 0,00 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00 30.000,00 35.000,00 40.000,00 45.000,00 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2007 2010 2015 2016 2017 2018

Diện tích Diện tích cho thu hoạch Sản lượng chè búp tươi

Nghìn ha Nghìn tấn

ở các xã như: Văn Luông, Long Cốc, Mỹ Thuận, Minh Đài, Tam Thanh, Thu Cúc,... Văn Luông và Long Cốc là hai xã có diện tích trồng chè lớn nhất của huyện. Năm 2018 diện tích trồng chè của xã Văn Luông là 870,8 nghìn ha chiếm 24,8 % diện tích trồng chè của toàn huyện, Long Cốc là 687,4 nghìn ha chiếm 19,6% diện tích trồng chè toàn huyện.

Là huyện có diện tích chè lớn trong tỉnh tuy nhiên Tân Sơn cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc gia tăng diện tích cây chè. Diện tích chè trồng mới chưa phát triển, sản lượng thu về không cao. Người dân vẫn còn chậm tiếp thu khoa học kĩ thuật. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách làm chất lượng chè không được đảm bảo, khó cạnh tranh với các huyện khác trong tỉnh. Huyện chưa có định hướng phát triển cây chè cụ thể. Chủ yếu diện tích chè của huyện là giống chè cũ năng suất không cao. Chưa hình thành được vùng chuyên trồng chè, cơ sở hạ tầng nhà máy chè Tân Sơn còn lạc hậu chưa được đầu tư.

* Cây sơn

Cây sơn là loại cây lấy nhựa như cao su, thông. Đây là loại cây thân gỗ sống trên các đồi thấp. Tân Sơn là huyện mới phát triển cây sơn nên diện tích cây sơn không lớn. Trong giai đoạn 2007 – 2018 diện tích trồng cây sơn của huyện là 72 nghìn ha, chiếm 5,7% tổng diện tích cây sơn của toàn tỉnh. Đây là loại cây mới và được huyện đưa vào trồng tại các xã như: Tam Thanh, Vinh Tiền, Văn Luông, Mỹ Thuận,...Trong thời gian tới huyện sẽ mở rộng diện tích tạo hướng đi mới cho phát triển kinh tế của huyện.

d.Cây ăn quả

Cây ăn quả đã được trồng từ lâu, nhưng trước đây quy mô còn hạn chế, những năm gần đây cây ăn quả đã được chú trọng đầu từ và phát triển. Tân Sơn cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng cây ăn quả. Hiện nay cùng với chính sách đa dạng hóa cây trồng và cải tạo vườn tạp nên diện tích cây ăn quả ngày càng tăng đặc biệt là những cây có giá trị kinh tế cao như: Bưởi, xoài, vải, nhãn, hồng, cam, chanh,....

* Cây bưởi

Diện tích cây bưởi năm 2018 của huyện Tân Sơn là 82,6 nghìn ha, chiếm 2,1% tổng diện tích trồng bưởi của toàn tỉnh. Do có lợi thế về điều kiện tự nhiên đặc biệt là thổ nhưỡng, khí hậu, cây bưởi được trồng nhiều trong huyện, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)