Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

Bảng 1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2018

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệphuyện Tân Sơn

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình đồi núi chia cắt bởi các dãy núi cao xen kẽ là những gò đồi bát úp thấp và các thung lũng nhỏ. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình được chia làm 4 dạng chính:

+ Dạng đồi núi cao: Có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 700 – 1000m, với độ dốc lớn, thường trên 30o, gồm các xã: Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Thu Ngạc, Thạch Kiệt,...

+ Địa hình núi thấp: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 – 700m, độ dốc khá lớn thường trên 25o, đồi chạy thành từng dải ngắn, bao gồm các xã Tân Phú, Xuân Đài,..

+ Địa hình trung du, đồi thấp: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 150 – 300m, độ dốc trung bình từ 15 – 25o, các đồi thoải là chủ yếu, thung lũng được mở rộng, gồm các xã Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh,...

+ Thung lũng, đồng bằng: Thung lũng lòng chảo như Cọ Sơn (Thu Ngạc), các cánh đồng bằng rất thuận lợi cho sản xuất lương thực như cánh đồng ở Kim Thượng, Xuân Đài.

Tân Sơn có địa hình khá đa dạng, đã tạo cho huyện có thể phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Diện tích gò đồi lớn thuận lợi cho việc phát triển đàn gia súc, chăn nuôi gà theo phương thức thả đồi. Tuy nhiên diện tích đất lầy thụt lớn gây khó khăn cho việc canh tác nhất là trồng lúa và các loại hoa màu.

b. Khí hậu

Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu Trung du Bắc Bộ nhưng có ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Bắc, có nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. mùa hè lượng mưa cao cường độ mạnh chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, trời nắng gắt đôi khi có mưa đá, lốc xoáy. Mùa đông ít mưa có gió mùa Đông Bắc thổi vào, trời rét, nhiệt độ thấp, nắng hanh kèm theo sương muối.

Nhiệt độ:Nhiệt độ trung bình của huyện là 23 - 24°C, mùa hè từ 26 – 27oC (từ tháng 4 năm trước đến tháng 10, các tháng 4, 5, 6, 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, nhiệt độ đôi khi lên tới 39-40°C). mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, các tháng lạnh nhất tập trung vào tháng 12, 1, 2.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện là 86,8%, độ ẩm cao nhất 90%, và thấp nhất là 75%. Tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 8, thấp nhất là tháng 5. Số giờ nắng trung bình là 1453 giờ.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1800mm lượng mưa

phân bố theo mùa tập trung vào các tháng 6,7,8,9, có mưa đá, lốc xoáy, sương muối và sương mùa .

Khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của huyện. Vào mùa hạ lượng mưa lớn giúp tưới tiêu các diện tích đất canh tác khô hạn, có mùa đông lạnh đã thúc đẩy việc trồng cây vụ đông (rau các loại) năng cao năng suất và gia tăng giá trị kinh tế. Tuy nhiên mùa đông lạnh cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm, thời tiết cực đoạn sương muối rét đậm làm vật nuôi cây trồng bị chết nhất là gia súc chăn thả.

Nhìn chung, khí hậu phù hợp cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển, nhưng lốc xoáy, lũ quét, sạt lở núi thường xảy ra vào mùa mưa, dịch bệnh, hạn hán, rét đậm, rét hại thường xảy ra vào mùa khô đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với đời sống nhân dân nói chung và sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng.

c. Thủy văn

Trên địa bàn có sông Bứa chảy qua, có hai nhánh sông lớn là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông của huyện Phù Yên, Sơn La; nhánh thứ hai là sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao của ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa

Bình và các chi lưu của nó có lưu lượng nước dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động dân sinh khác. Ngoài ra còn có các hệ thống ao, hồ, đầm phân bố rải rác như hồ Xuân Sơn, hồ Sận Hòa, các hệ thống ống dẫn nước cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn nước ngầm của huyện dồi dào, chất lượng tốt, đảm bao cho sinh hoạt. Nguồn nước khá dồi dào bao gồm cả nước mặt và nước ngầm đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của huyện, cung cấp nước cho các diện tích cây trồng, phục vụ nhu cầu con người. Vào mùa lũ sông gây lụt lội cho các xã ven sông, gây thiệt hại về người và của rất lớn.

d. Đất đai

Theo số liệu điều tra, huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất nông nghiệp là 65.410,07 ha chiếm 95% tổng diện tích đất tự nhiên.Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 10.552,8 ha chiếm 15,3% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp là 54.495,61 ha (gồm rừng sản xuất 30.617,63 ha, đất rừng phòng hộ 9320,95 ha, đất rừng đặc dụng 14.557,04 ha) Bao gồm các nhóm đất chính: [4]; [15].

* Đất phù sa

Đất phù sa huyện Tân Sơn có diện tích là 2931,48 ha. Đất phù sa được hình thành do sự bồi lắng các vật liệu phù sa của các con sông, con suối lớn trong huyện mà chủ yếu là sông Bứa và sông Giày, tạo thành dải đất hẹp và bằng phẳng chạy dọc theo hai bên sông, tập trung ở các xã: Tân Phú, Tân Sơn, Thu Cúc, Minh Đài, Mỹ Thuận, Văn Luông,...Đặc điểm chưng của nhóm đất phù sa là còn trẻ, các quá trình thổ nhưỡng diễn ra yếu nên phẫu diện đất còn chưa có sự phong hóa rõ rệt, đất phù sa huyện Tân Sơn chia làm các loại sau:

+ Đất phù sa trung tính ít chua

Đất này có diện tích 1.680.79 ha chiếm 57,4% đất phù sa của huyện, được hình thành do sự bồi tụ của con sông Bứa và sông Giày. Đất phù sa trung tính ít chua phân bố chủ yếu trên các địa hình cao ngoài đê, tập trung tại các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Tân Phú, Mỹ Thuận, Minh Đài, Văn Luông,... Đất có độ phì tự nhiên ở mức khá, phản ứng đất từ trung tính đến chua, độ pH từ 5,0 – 8,0. Thành phần cơ giới nhẹ đến thịt, ngoài sự có mặt của phù sa còn có sự xuất hiện của một lượng cát khá lớn. Đây là một trong những loại đất khá tốt của huyện Tân Sơn, có khả năng thâm canh khác nhau như lúa, ngô, cây ăn quả,...

Đất phù sa chua có diện tích 345,7 ha chiếm 11,8% đất phù sa. Đất được hình thành trên địa hình cao trong đê, tập trung tại các xã Thu Cúc, Mỹ Thuận, Minh Đài, Văn Luông,...Đất có phản ứng chua độ pH từ 3,5 – 4,7, hàm lượng kim loại trong đất nghèo. Thành phần cơ giới trung bình khá, chủ yếu thích hợp cho việc trồng hoa màu các loại.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ

Đất phù sa có tầng loang lổ có diện tích là 103,45 ha chiếm 29,9% đất phù sa chua. Đất phân bố trên địa hình cao, xa đê tập trung ở ba xã Thu Cúc, Tân Phú, Mỹ Thuận. Cây trồng chủ yếu là hoa màu và cây ăn quả. Đất có màu nâu xám đến đỏ vàng, tầng mặt khá tơi xốp, các tầng dưới chặt cứng. Thành phần cơ giới thịt năng đến sét, đất có phản ứng từ chua đến trung tính 3,5 – 6,5. Độ phì của đất ở mức trung bình khá, thành phẩn cơ giới nặng.

* Đất glây

Đất glây huyện Tân Sơn có diện tích 1.958,6 ha đất hình thành từ các vật liệu không gắn kết trên dạng địa hình thấp trũng, đọng nước thường xuyên hoặc những nơi có mực nước ngầm nông, quá trình glây chiếm ưu thế, đất thường bão hòa nước, tính trương, tính co của đất lớn, khi khô trở nên cứng rắn. Đất tập trung ở các xã: Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền,... Đất gồm 2 đơn vị nhỏ là đất glây chua và glây xẫm.

+ Đất glây xám xẫm

Đất có diện tích 725,35 ha chiếm 37% diện tích đất glây. Đất phân bố tập trung trên những vùng có địa hình thấp như các xã: Thu Cúc, Tân Sơn, Thạch Kiệt,...thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặn, phản ứng đất từ chua đến rất chua độ Ph từ 3,5 – 5,5, hàm lượng dinh dưỡng trong đất rất cao, thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu.

+ Đất glây chua

Đất có diện tích là 1.260.7 ha chiếm 64,4% diện tích đất glây. Đất phân bố chủ yếu ở các dạng địa hình thấp, trũng, hay ở các khe núi, tập trung tại các xã: Xuân Đài, Kim Thượng,... thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến pha cát phản ứng từ chua đến rất chua độ pH từ 3,5 – 6,5.

* Đất xám

Đất xám là nhóm đất lớn nhất của huyện Tân Sơn với diện tích 21.213,45 ha, đất phân bố ở khắp các xã trong huyện và trên mọi địa hình.

Đất xám điển hình có diện tích 345,35 ha, chiếm 1,6% diện tích đất xám phân bố chủ yếu ở dạng địa hình vàn, tập trung tại các xã: Thu Cúc, Thu Ngạc, Lai Đồng, Mỹ Thuận, Văn Luông ,...Cây trồng chủ yếu là lúa ngô, hoa màu, cây ăn quả,... Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cát chiếm tỉ trọng lớn trong phẫu diện đất. Đất có phản ứng chua đến rất chua, độ phì của đất từ trung bình đến thấp vì hàm lượng dinh dưỡng trong tổng số trung bình khá đến khá, nhưng hàm lượng các chất dễ tiêu hóa trong đất lại nghèo.

+ Đất xàm glây

Đất có diện tích là 1278,25 ha, chiếm 6,02% đất xám. Đất này phân bố chủ yếu trên các dạng địa hình vàn, vàn cao dưới dưới các thung lũng,...Tập trung tại các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Minh Đài, Tân Sơn,...Đất xám glây có thành phần cơ giới từ pha cát đến thịt nặng, phản ứng từ chua đến rất chua độ pH từ 3,5 – 5,0, đặc tính của đất là nghèo dinh dưỡng, chua và độ phì không cao. Tuy nhiên, đất phân bố trên địa hình bằng phẳng, hơi thoải nên đất thoáng khí, thoát nước tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng như hoa màu, cây ăn quả. Đất có thể sử dụng lâu dài nếu người dân tiến hành bón phân, bón vôi,...và nâng cao độ phì trong đất.

+ Đất xám felalit

Là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện với diện tích 2.957,6 ha, chiếm 92,2% diện tích đất xám. Phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, tập trung ở độ dốc từ 5o – 25o . Tầng dày của đất >100cm, đất khá tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ đến nặng, phản ứng của đất chua pH từ 3,0 – 4,5. Đất có độ chua cao, nghèo các kim loại thổ (Ca, Mg). Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao, nhưng lại rất thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, keo, cây ăn quả,...

Đất feralit là loại đất có giá trị cao nhất trong huyện, có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong quá trình sử dụng cần sử dụng các biện pháp để trống xói mòn, rửa trôi.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)