Bảng 1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2018
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệphuyện Tân Sơn
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệphuyện Tân Sơn
thực, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu. Tất cả các sản phẩm này có khối lượng lớn nhưng chưa có công nghiệp chế biến. Chè xanh có khối lượng lớn nhất và có cơ sở chế biến đạt chất lượng cao.
Kinh tế của huyện trong những năm qua có sự phát triển khá nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm đạt 3,5%/năm. Sự chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ. Huyện vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nên được chú trọng đầu tư hơn. Đây là thuận lợi lớn nhất để huyện phát huy thế mạnh của mình, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp chung của toàn tỉnh.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp huyện Tân Sơn Tân Sơn
2.1.3.1. Thuận lợi * Về điều kiện tự nhiên
Tân Sơn có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú là tiền đề cơ bản cho nông nghiệp phát triển:
Huyện Tân Sơn có vị trí địa lí tương đối thuận lợi, giáp với ba tỉnh là Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 32A,32B chạy qua là tuyến nối liền với thành phố Hà Nội và các tỉnh Sơn La, Yên Bái tạo cơ hội cho huyện giao lưu văn hóa, kinh tế với các tỉnh lân cận và Hà Nội, từ đó góp phần nông nghiệp phát triển.
Qũy đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn khá lớn, còn khả năng khai thác và trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.
Khí hậu thuận lợi phù hợp với sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây lúa, các loại công nghiệp (chè, sơn, keo), cây ăn quả như bưởi, cam,...Nền nhiệt cao, ánh sáng dồi dào quanh năm, các yếu tố khí hậu khá ổn định theo thời gian và không gian, ít bị thiên tai bão lụt. Yếu tố khí hậu hết sức lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp.
Địa hình phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc trồng nhiều các loại cây khác nhau, cơ cấu cây trồng phong phú đa dạng. Thuận lợi cho cho việc chăn nuôi gia súc và đại gia súc.
Nguồn nước khá dồi dào và phong phú cung cấp cho việc tiêu dùng cho sản xuất nông nghiệp nhất là mùa khô.
* Về kinh tế - xã hội
Người dân có tập quán phát triển nông nghiệp lâu đời, tích lũy được những kinh nghiệm phong phú, không ngừng trao đổi cho nhau để phát triển ngành nông nghiệp huyện vững mạnh.
Nguồn nhân lực khá dồi dào, có thể đáp ứng các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hệ thống giao thông thuận tiện, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trên thị trường.
Kinh tế huyện có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc dộ tăng trưởng khá với nguồn lao động trẻ, dồi dào, kinh nghiệm ngày càng được nâng cao đây là nguồn lực đóng góp vào phát triển kinh tế huyện trong thời gian tới.
Chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân tiếp tục đổi mới sẽ tạo động lực và thời cơ mới cho phát triển sản xuất nông nghiệp: Chính sách đất đai, đầu tư, khoa học công nghệ,...
2.1.3.2. Khó khăn * Về điều kiện tự nhiên
Tân Sơn là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, một số cơ sở kĩ thuật, cơ sở hạ tầng xuống cấp, đường liên thôn, liên xóm chủ yếu là đường đất đi lại khó khăn (đặc biệt vào mùa mưa), mặc dù được quan tâm nhưng chưa có chi phí hoàn thiện công trình nên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cộng đồng và lưu thông hành hóa.
Điều kiện đất đai và địa hình không đồng nhất, phần lớn được cải tạo thâm canh trong sản xuất, công tác thủy lợi, tưới nước gặp nhiều khó khăn do địa hình. Tình hình thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, nhiều thiên tai dịch bệnh đã gây ảnh hưởng đến việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi của huyện không phát triển theo đúng thời vụ, các loại vật nuôi bị chết do thiên tai và dịch bệnh lớn.
* Về kinh tế - xã hội
Huyện có lợi thế, tiềm năng phát triển nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả thành vùng sản xuất hàng hóa, nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng còn thấp. Các cơ sở sản xuất giống cây trồng, bảo quản chế biến hầu như không có. Trình độ kỹ thuật của người dân còn thấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn, đào tạo còn chưa đáp ứng.
Huyện có tiềm năng mở rộng diện tích các cây nông nghiệp. Song khả năng về vốn trong dân còn yếu, kém, hộ nghèo đói chiếm tỉ lệ 33% (2018). Thu nhập bình quân đầu người thấp so với nhu cầu thực tế, chuyển dịch kinh tế chậm, tập quán canh tác còn lạc hậu, áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất còn chậm. Đất đai kém màu mỡ do khai thác sử dung không hợp lí, khả năng tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế.
Nhận thức của người dân chưa cao, chưa theo kịp với cơ chế thị trường. Trình độ dân trí thấp, chủ yếu chưa được qua đào tạo, vì vậy hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc chăm sóc, nuôi trồng các loại vật nuôi cây trồng.
Vốn đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ít nên gây ảnh hưởng đên việc phát triển nông nghiệp của huyện. Đặc biệt là cây công nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm kém ổn định ảnh hưởng đến tâm lí của người dân.
Việc trồng rừng chưa gắn với việc bảo vệ và chăm sóc rừng. Công tác bảo vệ rừng còn nhiều bất cập. Tình trạng khai thác rừng non, rừng phòng hộ vẫn còn diễn ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
Các cấp Đảng, chính quyền địa phương chưa đi sâu, đi sát với việc phát triển nông nghiệp của huyện. Các chỉ đạo chưa đúng đắn, kịp thời, sâu sắc, cán bộ quản lí nông nghiệp tại một số xã trình độ chuyên môn không cao, không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Nông nghiệp của huyện vẫn phát triển theo hướng tự cấp, tự túc, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ với thị trường. Người dân còn thụ động trước những biến đổi của thời tiết cũng như thị trường.