Kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng

Phân hữu cơ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sinh trƣởng và phát triển cũng nhƣ tạo sản phẩm kinh tế cho cây trồng. Phân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dƣỡng khoáng cho cây trồng, đồng thời còn bổ sung lƣợng vi sinh vật và cải thiện đặc tính lý hóa của đất (Ekawati et al., 2013). Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế đƣợc 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trƣớc cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.

Bón phân hữu cơ cho cây trồng nói chung và cây dƣợc liệu nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo Lê Văn Khoa và cộng sự (1996) cho rằng: Phân hữu cơ bám vào đất để tăng năng suất cây trồng và tăng độ phì nhiêu cho đất. Còn theo Ngô Ngọc Hƣng và cộng sự (2004) thông thƣờng sử dụng phân hữu cơ nhằm mục đích cung cấp dƣỡng chất, làm gia tăng hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất, bón phân hữu cơ không những góp phần làm gia tăng độ phì của đất mà còn ảnh hƣởng đến độ hữu dụng của lân trong đất. Ngoài việc cải tạo tình trạng dinh dƣỡng của đất, phân hữu cơ còn làm tăng lƣợng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có đƣợc. Kết hợp cung

cấp phân hữu cơ với phân vô cơ đƣợc xem là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất, ổn định năng suất cây trồng, gia tăng hoạt động của vi sinh vật, đồng thời cải thiện tính chất vật lý, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, các quy trình quản lý đất phụ thuộc chủ yếu vào phân bón hóa học vô cơ, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng (Bùi Huy Hiền, 2013).Phân hữu cơ vi sinh đã đƣợc xác định là giải pháp thay thế các loại phân hữu cơ truyền thống nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng sản lƣợng cây trồng trong canh tác bền vững. Việc khai thác các vi khuẩn có lợi trong phân hữu cơ vi sinh đã trở thành hƣớng đi quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp do vai trò và tiềm năng của chúng trong việc cải tạo đất và sản xuất cây trồng bền vững (Khosro và Yousefs, 2012).

Phân vi sinh hay chế phẩm vi sinh là các chế phẩm có chứa các vi sinh vật sống, khi bổ sung vào đất, hạt giống hoặc bề mặt của cây trồng sẽ cố định tại vùng rễ và kích thích sự phát triển thông qua việc tăng nguồn cung cấp hoặc huy động các chất dinh dƣỡng có sẵn cho cây chủ. Phân vi sinh là một dạng mới của phân hữu cơ chứa các vi sinh vật có lợi cho cây trồng (Swathi, 2010). Phân vi sinh bao gồm tất cả các nguồn hữu cơ cần cho sự phát triển của cây trồng, đƣợc cung cấp dƣới dạng sẵn có để thực vật hấp thu thông qua vi sinh vật hoặc kết hợp hoặc tƣơng tác với vi sinh vật (Khosro và Yousefs, 2012).

Phân vi sinh chứa các sinh vật sống sẽ tham gia vào các quá trình phân giải chuyển đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, nhờ đó sẽ tăng cƣờng các chất dinh dƣỡng sẵn có cho cây trồng. Thêm vào đó, nhiệt độ cao của quá trình phân hủy sinh học này sẽ tăng cƣờng khả năng chịu hạn cho cây trồng, tiêu diệt các mầm bệnh và cỏ dại, tạo trạng thái cân bằng cho đất (Mahimaraja và cộng sự, 2008).

Các sinh vật sống phổ biến trong phân vi sinh gồm các vi sinh cố định đạm, hòa tan kali, hòa tan lân…các vi sinh vật này thƣờng đƣợc sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các chủng nấm khác nhau. Hầu hết, các vi sinh trong phân vi sinh có mối quan hệ chặt chẽ với hệ rễ của cây trồng. Vi khuẩn

Rhizobacterium tƣơng tác cộng sinh với rễ cây họ đậu, cố định ở bề mặt rễ hoặc tầng rễ nằm trong đất (Khosro và Yousefs, 2012). Các vi sinh vật phân giải photpho chủ yếu là vi khuẩn và nấm chuyển photpho không hòa tan sang dạng hòa tan để cây trồng hấp thu bằng cách tiết ra các axit hữu cơ. Các axit này làm giảm độ pH của đất dẫn để phá vỡ các liên kết của phốt phát. Bên cạnh đó, các vi sinh vật hòa tan photpho vô cơ còn có khả năng sản xuất ra các chất kích thích sinh trƣởng thực vật nhƣ Indole axetic axit, gibberlins, cytokinins (Bùi Huy Hiền, 2013).

Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh:

(1) Cung cấp chất dinh dƣỡng đặc biệt là N và P;

(2) Tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với tác nhân gây bệnh; (3) Chống chịu lại các kim loại nặng và chất độc đối với thực vật;

(4) Cải thiện cấu trúc đất và không làm ô nhiễm mỗi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)