Kỹ thuật trồng cây bạch chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 32 - 36)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Kỹ thuật trồng cây bạch chỉ

- Chọn vùng trồng: Bạch chỉ là cây có khả năng thích nghi rộng nên có thể sống tốt từ đồng bằng đến miền núi phía Bắc. Ƣu thế từng vùng có khác

nhau, ở miền núi thuận lợi cho việc trồng lấy hạt, còn ở đồng bằng có ƣu thế hơn về sản xuất dƣợc liệu. Nói chung có thể trồng đƣợc ở nhiều nơi, không kén chọn khí hậu. Ở những vùng khí hậu ấm áp, có đủ ánh sáng, biên độ nhiệt độ thích ứng tƣơng đối rộng, độ ẩm không khí 80 - 90%, Bạch chỉ cũng dễ tính với điều kiện đất đai. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là đất đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Thời vụ: Trồng lấy củ tốt nhất vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 thu hoạch vào tháng 6 - 7 năm sau, ở miền núi phía bắc có thể gieo trồng vào tháng 2 - 3 thu vào tháng 11 - 12 khi cây lụi.

- Chọn đất: Đất trồng Bạch chỉ nên chọn đất thịt nhẹ, pha cát, nhiều mùn, tầng canh tác dầy, tốt nhất là đất phù sa ven sông có pH từ 6,5 - 7,0. Tƣới tiêu thuận lợi, xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nƣớc thải và chất thải, xa đƣờng quốc lộ ít nhất 100 m, không có gia xúc, gia cầm thƣờng xuyên thâm nhập. Là đất không bị các tác nhân gây hại cho sức khỏe con ngƣời, có lịch sử sạch ít nhất 3 năm trƣớc đó.

- Làm đất: Để ải, bừa kỹ làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại. Bón toàn bộ phân lót sau vét thành luống cao 30 cm, rộng 1 - 1,2 m, dài tùy theo ruộng, rãnh rộng 30 cm.

- Gieo hạt: Hạt giống Bạch chỉ trong điều kiện bảo quản thông thƣờng rất dễ mất sức nảy mầm, khi gieo tỷ lệ mọc mầm kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.

Loại bỏ hạt lép, có thể ngâm hạt trong nƣớc ấm 30 – 400C (hai sôi ba lạnh) trƣớc khi gieo. Có thể gieo vãi hoặc gieo rạch và phủ rơm rạ, tƣới đều đặn đảm bảo đủ ẩm 80 - 90% khoảng 18 - 20 ngày cây mọc, khi cây mọc phải bỏ rơm rạ ra.

- Phân bón: Phân chuồng: dùng bón lót và tƣới: 15 - 20 tấn/ha; phân vô cơ: Đạm 250kg/ha, lân lâm thao 200 - 250kg/ha; kaliclorua 150 - 200kg/ha

- Khoảng cách trồng: Nhiều tài liệu đều nêu sau khi tỉa dặm định cây, để lại khoảng cách 25x20 cm là tốt nhất.

- Chăm sóc thời kỳ cây mọc: Luôn giữ ẩm 80-85% khi cây đã mọc phải gỡ bỏ rơm rạ sớm, cây 1 - 2 lá thật giữ ẩm 60%, khi cây giao tán giữ ẩm 50%. Thƣờng xuyên tháo nƣớc rãnh luống sau khi mƣa, tránh ngập úng kéo dài 1 - 2 ngày.

- Tỉa giặm cây: Cần tỉa giặm cây sớm khi cây có 3 lá và định cây theo đúng mật độ khoảng cách khi cây có 6 lá.

- Làm cỏ bón thúc: Khi cây 1 - 2 lá thật làm cỏ xới nhẹ, dùng đạm loãng tƣới, khi cây 2 - 3 lá thật tỉa dặm cây, làm cỏ nhẹ. Mỗi lần tỉa dặm kết hợp làm cỏ bón thúc từ 2 - 3 lần. Khi cây còn nhỏ tƣới phân, khi cây lớn có thể bón trực tiếp vào đất. Bón thúc kết thúc lúc cây giao tán. Riêng kali trƣớc thu hoạch 2 tháng bón lần cuối cùng. Thƣờng xuyên theo dõi đồng ruộng, ngắt bỏ kịp thời ngồng ở cây để đảm bảo chất lƣợng dƣợc liệu củ khi thu hoạch.

- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phát hiện sớm rệp và sâu xám để diệt trừ kịp thời, có thể dùng tay bắt hoặc rắc Basudin từ 40 - 45 kg/ha để trừ sâu xám, phun Shepha trừ rệp nồng độ theo hƣớng dẫn trên nhãn thuốc.

Chú ý: Tuyệt đối không dùng các loại thuốc cấm, các loại thuốc không

có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng và các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

- Thu hái sơ chế: Khi cây Bạch chỉ chỉ còn lại lá vàng, đào cắt bỏ lá, rễ con rửa sạch, tránh làm xây xát hay gẫy củ chính, đem phơi hoặc sấy khô, đem bảo quản. Củ thƣơng phẩm tốt nhất là củ có đầu tròn, đuôi thuôn dài, không phân nhánh, màu vàng nâu, đƣờng kính 2 - 3 cm, dài 20cm. Năng suất thƣờng đạt 2 - 2,5 tấn/ha.

- Bảo quản, vận chuyển: Củ Bạch chỉ khô trong quá trình bảo quản dễ

bị mốc, mối, mọt. Nguyên tắc khi bảo quản củ Bạch chỉ phải đảm bảo môi trƣờng khô, thoáng, tốt nhất là ở nhiệt độ thấp. Bạch chỉ dƣợc liệu khi phơi sấy xong đƣợc đóng trong bao nilon, ngoài bao dứa, xếp trên kệ cách mặt đất ít nhất 50 cm trong kho thoáng, mát. Điều kiện lý tƣởng là bảo quản Bạch chỉ dƣợc liệu trong kho lạnh.

Khi vận chuyển dƣợc liệu khô dễ bị gãy nát, cần di chuyển một cách nhẹ nhàng.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)