ở các công thức tham gia thí nghiệm
Công thức Sâu xám (Agrotis ypsilon) Sâu khoang (Spodoptera litura) Sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae Linn) Rệp muội (Aphis sp.) CT1 + + + ++ CT2 + ++ + + CT3 + + ++ ++ CT4 ++ + + +
Qua bảng số liệu có thể thấy, ở các mật độ trồng khác nhau đều xuất hiện các loại sâu xám, sâu khoang, sâu xanh bƣớm trắng và rệp. Tuy nhiên mức độ hại đều ở mức độ ít phổ biến.
3.3. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến tính chất đất, sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng cây Bạch chỉ
Việc tăng năng suất cây trồng chắc chắn có vai trò quan trọng của thâm canh và sử dụng phân bón. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón cũng gây ra những áp lực đối với môi trƣờng nói chung và môi trƣờng đất nông nghiệp nói riêng ở nƣớc ta trong giai đoạn phát triển hiện nay (Phạm Quang Hà, Nguyễn Văn Bộ, 2002).
Bón phân hữu cơ một cách có hệ thống sẽ cải thiện những tính chất lý - hóa cũng nhƣ sinh học, chế độ nƣớc, chế độ nhiệt của đất (Lê Văn Khoa, 1996). Đất có kết cấu tốt sẽ thoáng khí, do đó giúp rễ cây phát triển, trao đổi khí đƣợc tốt hơn (Hamblin, 1985), đồng thời giảm dung trọng và lực cản của đất (Sparovek, 1999; Carter, 2002). Ngƣợc lại, sự suy giảm chất hữu cơ trong đất đƣa đến giảm độ xốp đất và tăng dung trọng đất (Tisdall và Oades, 1982).
3.3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến tính chất đất trồng cây Bạch chỉ
Trƣớc khi tiến hành thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu phân tích, kết quả phân tích đất trƣớc thí nghiệm cho thấy khá phù hợp với sinh trƣởng của cây Bạch chỉ: thành phần cơ giới thịt trung bình, dung trọng 1,32 g/cm3, pHKCl = 5,95, đất có hàm lƣợng chất hữu cơ 2,73%; đạm tổng số 0,17%; phốt pho tổng số 0,16%; kali tổng số 0,22%.
* Ảnh hưởng đ n t nh chất lý học đất
Chất hữu cơ có ảnh hƣởng rất lớn đến tính chất vật lý của đất. Một trong những ảnh hƣởng quan trọng là hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất (Cochrane và Aylmore, 1994; Thomas, 1996). Khi trộn chất hữu
cơ vào đất làm tăng độ ổn định kết cấu đất, giúp làm đất tơi xốp do hoạt động của vi sinh vật đất và tạo lớp phủ bề mặt đất. Với thí nghiệm bổ sung phân hữu cơ sinh học cho thấy độ xốp đất có sự cải thiện đáng kể và đều tăng lên so với đối chứng không bón bổ sung phân hữu cơ sinh học. Kết quả thể hiện ở bảng 3.17:
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh đến tính chất lý học của đất trồng Bạch chỉ sau một năm tiến hành thí nghiệm
Công thức Dung trọng (g/cm3) Tỷ trọng (g/cm3) Độ xốp (%) CT1 (ĐC) 1,08 2,32 46,8 CT2 1,20 2,50 51,90 CT3 1,15 2,62 55,93 CT4 1,13 2,64 57,02
Sau 1 năm tiến hành thí nghiệm, độ xốp đất ở các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học đƣợc cải thiện đáng kể. Trong đó công thức 4 có độ xốp đất đạt cao nhất (57,02%).
* Ảnh hưởng đ n t nh chất hóa học đất
Vũ Hữu Yêm (1995) cho rằng: Phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là các humic aicd trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất. Cũng theo Jones và Jarvis (1982) trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ tạo ra nhiều dinh dƣỡng cung cấp cho cây trồng, làm giảm sự cố định K, P trong đất và có khả năng tạo phức với các kim loại. Chất mùn có khả năng tạo phức với Al làm giảm Al trao đổi và Al hoà tan trong dung dịch đất, do đó hạn chế khả năng gây độc của Al đối với cây trồng (Hargrove và Thomas,
1981; Bell và Edwards, 1987). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu bón bổ sung phân hữu cơ sinh học, kết quả thể hiện ở bảng 3.18:
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến một số tính chất hóa học đất trồng Bạch chỉ Công thức pHKCl CHC (%) N tổng số% P2O5 tổng số% K2O tổng số% CT1 (ĐC) 4,9 2,18 0,10 0,11 0,19 CT2 5,9 2,91 0,17 0,16 0,28 CT3 6,0 2,88 0,21 0,17 0,24 CT4 6,0 2,87 0,18 0,15 0,25
3.3.2.Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến đến sinh trưởng, phát triển của cây Bạch chỉ
Việc tăng năng suất cây trồng chắc chắn có vai trò quan trọng của thâm canh và sử dụng phân bón. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón cũng gây ra những áp lực đối với môi trƣờng nói chung và môi trƣờng đất nông nghiệp nói riêng ở nƣớc ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Các cây khi trồng lấy dƣợc liệu sinh trƣởng mạnh ở giai đoạn đầu sau đó sinh trƣởng trở nên ôn hòa cân đối ở giai đoạn giữa của tổng thời gian sinh trƣởng, giai đoạn cuối cùng dƣờng nhƣ giảm đến ngừng sinh trƣởng thân lá vàng lụi đi và cho thu hoạch thì củ to, không có ngồng hoa. Các cây sinh trƣởng mạnh suốt thời kỳ gần đến lúc thu hoạch thƣờng lên ngồng, củ rỗng không làm đƣợc dƣợc liệu.
Mỗi loại cây trồng có thời gian sinh trƣởng cũng nhƣ có các thời kỳ khác nhau. Thời gian sinh trƣởng của các thời kỳ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trƣởng và phát triển của cây. Khoảng thời gian giữa các
thời kỳ ngắn hay dài thể hiện cho tốc độ sinh trƣởng phát triển của cây nhanh hay chậm.
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh họcđến động thái tăng trƣởng chiều cao cây bạch chỉ
Công thức Sau trồng 90 ngày Sau trồng 120 ngày Sau trồng 150 ngày Sau trồng 180 ngày CT1 (ĐC) 5,67 19,5 62 108,3 CT2 5,37 21,67 74,17 119,3 CT3 4,8 19 63,67 116,7 CT4 5,63 22,5 67 119
Có thể thấy việc bón phân hữu cơ sinh học có ảnh hƣởng đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây Bạch chỉ. Sau trồng từ 60 – 90 ngày, chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch. Tuy nhiên giai đoạn sau trồng 150 – 180 ngày chiều cao cây có sự chênh lệch, công thức 2 chiều cao lớn nhất so với các công thức còn lại ( bón phân hữu cơ Sông Gianh)
Động thái ra lá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng nói chung và cây Bạch chỉ nói riêng. Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bón bổ sung phân hữu cơ sinh học đến tốc độ tăng trƣởng số lá của cây bạch chỉ, kết quả thể hiện ở bảng 3.20:
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh họcđến động thái ra lá của cây bạch chỉ tham gia thí nghiệm
Công thức Sau trồng 90 ngày Sau trồng 120 ngày Sau trồng 150 ngày Sau trồng 180 ngày CT1 (ĐC) 4,67 6,33 17,66 15,60 CT2 4,67 7,5 19,33 18,63 CT3 3,67 5,66 19,53 18,36 CT4 5 6,33 20,03 18,66
Số lá/cây là chỉ tiêu quan trọng trong việc hình thành năng suất củ Bạch chỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về chỉ tiêu số lá/cây từ lúc gieo đến khi cây đạt 150 ngày tuổi. Số lá/cây phát triển mạnh nhất và ổn định từ 120 đến 150 ngày sau trồng. 180 ngày sau trồng số lá/cây có chiều hƣớng giảm, cây chuẩn bị cho thu hoạch.
3.3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học trồng đến năng suất, chất lượng của cây Bạch chỉ
Năng suất đƣợc xem là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, nó là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây. Tuy nhiên nó mang tính chất giới hạn không những phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác và khả năng đầu tƣ của từng vùng. Đối với cây dƣợc liệu, hàm lƣợng hoạt chất trong cây chịu ảnh hƣởng khả lớn của phân bón (Võ Văn Chi, 2000).
Việc sử dụng phân bón hữu cơ cóthể làm tăng hàm lƣợng chất hữu cơ/cacbon, sự ổn định về cấu trúc đất, hoạt động của vi sinh vật trong đất và có thể giảm lƣợng đạm và lân bị thất thoát.Để đánh giá ảnh hƣởng của việc bổ sung phân hữu cơ sinh học đến năng suất cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ, tiến
hành đánh giá năng suất tƣơi, tỷ lệ tƣơi/khô, tỷ lệ củ đơn kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.21:
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất, phẩm cấp củ khô của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ
Công thức Năng suất củ tƣơi (kg/ha) Tỷ lệ tƣơi/khô (%) Tỷ lệ loại 1 (%) CT1 (ĐC) 5804,5 4,4 59,51 CT2 7830,9 6,0 90,43 CT3 7713,7 5,8 90,26 CT4 7912,8 6,0 90,30 CV% 7,4 LSD05 295,8
Qua kết quả bảng số liệu 3.21 cho thấy: Các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học đều có năng suất củ tƣơi cao hơn hẳn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó cao nhất là công thức 4 (bón bổ sung phân hữu cơ trùn quế), tiếp đến là công thức 2 và cuối cùng là công thức 3.
Bón bổ sung phân hữu cơ sinh học cũng có lợi cho việc hình thành vật chất khô của củ Bạch chỉ và tăng tỷ lệ củ loại, biến động từ 59,51 – 90,30% và cao hơn hẳn công thức đối chứng. Giữa các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học không có sự sai khác nhau về tỷ lệ củ loại 1.
Kết quả đánh giá chất lƣợng củ Bạch chỉ ở các công thức thí nghiệm cho thấy bón bổ sung phân hữu cơ sinh học có tác dụng nâng cao chất lƣợng củ Bạch chỉ, cụ thể tại bảng 3.22:
Bảng 3.22 Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến chất lƣợng dƣợc liệu Bạch chỉ
Công thức Tro toàn phần (%) Hàm lƣợng imperatorin (%)
CT1 (ĐC) 4,2 0,17
CT2 (HC Sông Gianh) 3,3 0,41
CT3 (HC Quế Lâm) 3,3 0,41
CT4 (HC Trùn quế) 3,4 0,43
Qua bảng 3.22 có thể thấy: Bón bổ sung phân hữu cơ sinh học có tác dụng tăng hàm lƣợng imperatorin trong củ Bạch chỉ và cao hơn hẳn công thức đối chứng không bón phân hữu cơ sinh học. Trong đó cao nhất là công thức bón phân hữu cơ sinh học Trùn quế (0,43%), tiếp đến là phân hữu cơ Quế Lâm và Sông Gianh (0,41%).
3.3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học trồng đến thành phần sâu bệnh hại cây Bạch chỉ
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bạch chỉ có nhiều loài sâu và động vật gây hại từ khi cây bắt đầu mọc mầm cho đến khi thu hoạch. Qua điều tra chúng tôi đã thu đƣợc tổng số 10 loài gây hại cho cây bạch chỉ thuộc 5 bộ và 7 họ khác nhau, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.23. Trong đó đáng chú ý là giai đoạn đầu khi cây bạch chỉ mới nảy mầm đến khi đƣợc 3 lá thật thì có sự xuất hiện của sâu khoang và ốc sên lớn, chúng ăn cây non, cắn đứt thân cây non làm chết cây, do đó làm giảm mật độ cây trồng trên ruộng. Tuy nhiên việc bón bổ sung phân hữu cơ sinh học không ảnh hƣởng đến thành phần sâu hại cây Bạch chỉ.
Khi cây vào giai đoạn trải lá, sinh trƣởng phát triển mạnh thì có sự xuất hiện của một số loài gây hại khác nhƣ sâu xanh, rệp, châu chấu… nhƣng không ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng của cây bạch chỉ.
Bảng 3.23: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến thành phần sâu bệnh hại
Công thức Đối tƣợng gây hại Tên khoa học Mức độ phổ biến
CT1 (Đ/c)
Sâu xám Agrotis ypsilon ++ Sâu đo xanh Anomis flava Fabr + Sâu khoang Spodoptera litura + Sâu xanh bƣớm trắng Pieris rapae Linn +
Cào cào Atractomorpha
sinensis +
Châu chấu Oxyachinunsis Thunb. -
Rệp muội Aphis sp. ++
Ốc sên lớn Achatina fulica ++
CT2( bón phân HC
Sông Gianh)
Sâu xám Agrotis ypsilon + Sâu đo xanh Anomis flava Fabr + Sâu khoang Spodoptera litura + Sâu xanh bƣớm trắng Pieris rapae Linn +
Cào cào Atractomorpha
sinensis +
Châu chấu Oxyachinunsis Thunb. +
Rệp muội Aphis sp. ++
Ốc sên lớn Achatina fulica ++
CT3 (bón phân HC Quế Lâm)
Sâu xám Agrotis ypsilon + Sâu đo xanh Anomis flava Fabr + Sâu khoang Spodoptera litura + Sâu xanh bƣớm trắng Pieris rapae Linn +
Cào cào Atractomorpha
Châu chấu Oxyachinunsis Thunb. -
Rệp muội Aphis sp. ++
Ốc sên lớn Achatina fulica ++
CT4 (bón phân HC Trùn quế)
Sâu xám Agrotis ypsilon + Sâu đo xanh Anomis flava Fabr + Sâu khoang Spodoptera litura + Sâu xanh bƣớm trắng Pieris rapae Linn ++
Cào cào Atractomorpha
sinensis +
Châu chấu Oxyachinunsis Thunb. +
Rệp muội Aphis sp. ++
Ốc sên lớn Achatina fulica ++
Nhìn chung các công thức bón phân hữu cơ có tỷ lệ nhiễm các đối tƣợng sâu, bệnh hại nhẹ hơn so với công thức bón phân hóa học, đặc biệt là không bị nhiễm bệnh sƣơng mai.
3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ sinh học cho cây Bạch chỉ Bạch chỉ
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học đƣợc tổng hợp trong bảng 3.24:
Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học cho cây Bạch chỉ
Đơn vị: đồng/ha
Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi
CT1 (ĐC) 104.481.000 32.500.000 71.981.500
CT2(HC Sông Gianh) 140.956.200 40.370.000 100.586.200
CT3 (HC Quế Lâm) 138.846.600 40.370.000 98.476.600
CT4 (HC Trùn quế) 142.430.400 40.370.000 102.060.400
Hạch toán kinh tế cho thấy các công thức bón phân hữu cơ sinh học mặc dù đầu tƣ ban đầu cao hơn nhƣng cho lãi cao hơn công thức bón phân hóa học, trong đó công thức bón phân hữu cơ Trùn quế cho lãi cao nhất (102.060.400 đồng)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.Thời vụ trồng có ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy mầm, thời gian sinh trƣởng, năng suất của cây Bạch. Trong đó gieo ngày 16 tháng 11 có tỷ lệ nảy mầm và năng suất đạt cao nhất lần lƣợt là 90,2% và 4,29 tấn khô/ha.
Thời vụ gieo không ảnh hƣởng đến hàm lƣợng tro toàn phần nhƣng có ảnh hƣởng đến hàm lƣợng imperatorin. Trong đó gieo ngày 16 tháng 11 có hàm lƣợng imperatorin đạt cao nhất (0,41%).
2. Mật độ trồng có ảnh hƣởng rất lớn đến chỉ số diện tích lá của cây Bạch chỉ và ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất của Bạch chỉ. Mật độ trồng 27 cây/m2đạt năng suất cao nhất (4,68 tấn/ha).
3. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng cây bạch chỉ và có tác dụng làm xốp đất, cải thiện lý hóa tính đất. Bón bổ sung phân phân hữu cơ Trùn quế có năng suất củ tƣơi đạt cao nhất (7,9tấn/ha).
Bón bổ sung phân hữu cơ sinh học có tác dụng tăng hàm lƣợng imperatorin trong củ Bạch chỉ và cao hơn hẳn công thức đối chứng không bón phân hữu cơ sinh học. Trong đó cao nhất là công thức bón phân hữu cơ sinh học Trùn quế (0,43%), tiếp đến là phân hữu cơ Quế Lâm và Sông Gianh (0,41%).
Bón bổ sung phân hữu cơ không ảnh hƣởng đến thành phần sâu hại cây bạch chỉ.
2. Đề nghị
1. Khuyến cáo áp dụng vào sản xuất Bạch chỉ tại Huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Thời vụ gieo hạt 16 tháng 11; mật độ trồng 27 cây/m2 ; bón phân với mức 250N + 230 P2O5 + 180 K2O + 3000kg Phân hữu cơ Trùn Quế/ha.
2. Tiếp tục lặp lại nghiên cứu thực nghiệm tại một số huyện để rút ra quy trình kỹ thuật canh tác cây Bạch chỉ cho tỉnh Phú Thọ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB
Nông nghiệp.
2. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Bộ (2013), “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam”, Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
phân ón tại Việt Nam, tr.13 - 34.
4. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Trƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàm (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, NXB khoa học kỹ thuật, 774 - 781.
5. Bộ Y tế (2009), Dƣợc điển Việt Nam IV, Nxb Hà Nội.
6. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội 7. Lê Khúc Hạo (1993), K t quả ước đầu về chọn và xây dựng tiêu chuẩn
giống ạch chỉ, Báo cáo hội nghị khoa học kỹ thuật Viện Dƣợc liệu.