.Ảnh hƣởngcủa thời vụ gieo trồng đến sinh trƣởng, phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 44 - 51)

của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ

Đơn vị t nh: Ngày

Công thức Thời gian từ gieo đến khi có…

1 lá thật 2 lá thật Thu hoạch củ

CT1(gieo 15/10) (Đ/C) 32 47 191 CT2 (gieo 1/11) 33 49 187 CT3 (gieo 16/11) 36 51 190 CT4 (gieo 1/12) 40 59 181

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến thời gian xuất hiện 1 lá thật khác nhau khá rõ rệt biến động từ 32 đến 40 ngày. Trong đó gieo Bạch chỉ càng muộn, thời gian xuất hiện lá thật càng lâu, muộn nhất là công thức 4 (40 ngày). Nguyên nhân là do giai đoạn này hạt diễn ra các quá trình sinh hoá biến đổi các chất trong hạt tạo giúp hạt nảy mầm và cũng trong thời gian này nhiệt độ của môi trƣờng tƣơng đối thấp làm kéo dài thời gian từ khi gieo tới khi xuất hiện lá thật.

Thời gian từ gieo đến khi hình thành 2 lá thật có sự chênh lệch nhau rõ rệt, biến động từ 47 đến 59 ngày. Trong đó công thức gieo muộn (ngày 1 tháng 12) có thời gian từ gieo đến hình thành 2 lá thật lâu nhất (59 ngày). Bên cạnh đó thời vụ gieo có ảnh hƣởng trực tiếp đến thời gian thu hoạch củ Bạch chỉ. Thời gian từ gieo đến thu hoạch củ Bạch chỉ biến động từ 181 - 190 ngày, trong đó thu hoạch chậm nhất là công thức 1 (191 ngày) và nhanh nhất là công thức 4 (181 ngày). Có thể thấy hạt bạch chỉ gieo quá muộn ảnh hƣởng trực tiếp đến thời gian thu hoạch củ Bạch chỉ, điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng tích lũy vật chất khô cũng nhƣ chất lƣợng dƣợc liệu trong củ Bạch chỉ.

Qua theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ gieo đến chiều cao cây, số là/cây cũng nhƣ kích thƣớc lá cây Bạch chỉ ở thời điểm 150 ngày sau trồng cho thấy chiều cao của cây bạch chỉ tăng dần trong quá trình sinh trƣởng và phát triển, kết quả thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều cao cây, số lá và kích thƣớc lá cây Bạch chỉ sau trồng 150 ngày

Công thức Chiều cao cây TB (cm) Số lá/cây (lá) Kích thƣớc lá Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Đƣờng kính bẹ (cm) CT1 (gieo 15/10) (Đ/C) 91,7 20,1 80,2 53,1 1,41 CT2 (gieo 1/11) 93,1 18,5 78,1 50,1 1,38 CT3 (gieo 16/11) 93,9 22,0 81,0 33,4 1,02 CT4 (gieo 1/12) 88,1 17,3 79,6 32,4 0,85 CV% 7,9 8,3 LSD05 1,88 2,16

Chiều cao của cây bạch chỉ tăng dần trong quá trình sinh trƣởng và phát triển. Qua bảng số liệu có thể thấy chiều cao cây đạt giá trị cao nhất sau trồng 150 ngày. Sau giai đoạn này, chiều cao của cây ổn định do giai đoạn này cây không sinh trƣởng thân lá mà tập trung sự tích luỹ vật chất vào củ. Tại thời

điểm 150 ngày sau gieo, chiều cao cây có sự sai khác nhau rõ rệt giữa công thức 4 và các công thức còn lại.

Số lá/cây sau gieo 5 tháng dao động từ 17,3 - 22,0 lá và có sự sai khác giữa việc gieo hạt sớm và gieo hạt muộn. Trong đó cao nhất là công thức 3 (22,0 lá) và thấp nhất là công thức 4 (17,3 lá).

Lá là bộ phận quan trọng của cây, là nơi tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trƣởng phát triển của cây. Qua theo dõi kích thƣớc lá (chiều dài, chiều rộng và đƣờng kính bẹ lá) cây Bạch chỉ ở các công thức thí nghiệm cho thấy kích thƣớc lá đều tăng dần và đạt cực đại sau gieo 5 tháng. Trong đó công thức 4 có chiều dài lá, độ rộng lá cũng nhƣ đƣờng kính bẹ đạt thấp nhất và đạt cao nhất là công thức 1.

3.1.3. Ảnh hưởng thời vụ trồng đếnđộng thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá cây Bạch chỉ

Chỉ số diện lích lá (LAI) là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng và là chỉ tiêu quyết định không nhỏ đến hiệu suất quang hợp của cây. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến chỉ số diện tích lá đƣợc tổng hợp và đánh giá tại bảng 3.4:

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống Bạch chỉ tham gia thí nghiệm

Đơn vị t nh: m2

lá/m2đất

Công thức Thời gian sau gieo (ngày)

60 90 120 150 180

CT1 (gieo 15/10) 0,50 3,78 8,78 8,88 5,16 CT2 (gieo 1/11) 0,42 3,62 9,08 10,88 7,08 CT3 (gieo 16/11) 0,28 3,68 9,32 10,89 9,81 CT4 (gieo 1/12) 0,50 3,28 8,16 10,90 9,83

Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy chỉ số diện tích lá LAI của cây Bạch chỉ ở các thời vụ gieo khác nhau tăng dần từ khi bắt đầu gieo và ổn định dần ở giai đoạn 120 - 150 ngày. Sau gieo 60 ngày, LAI ở các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều, giai đoạn này cây bắt đầu hình thành bộ lá và bộ khung tán của cây.

Chỉ số diện tích lá LAI của cây tăng trƣởng mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 90 - 120 ngày. Tăng trƣởng chậm lại và ổn định vào khoảng thời gian từ 120 - 150 ngày sau gieo, trong khoảng thời gian này LAI của công thức dao động trong khoảng 8,16 m2lá/m2đất đến 10,90 m2lá/m2đất.

Sau gieo 180 ngày, chỉ số diện tích lá của cây Bạch chỉ có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Công thức 3 (gieo ngày 16/11) và công thức 4 (gieo ngày 1/12) vẫn duy trì đƣợc chỉ số diện tích lá cao (từ 9,81 - 9,83 m2lá/m2đất) trong khi đó công thức đối chứng (gieo ngày 15/10) chỉ số diện tích lá giảm xuống chỉ còn 5,16 m2lá/m2đất. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc tăng tuổi thọ cũng nhƣ thời gian quang hợp cho cây, tạo tiền đề tăng năng suất cây Bạch chỉ.

3.1.4. Ảnh hưởng thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây Bạch chỉ

Khi nghiên cứu các kỹ thuật canh tác đối với cây trồng nói chung và cây dƣợc liệu nói riêng thì năng suất là một trong những yếu tố chính đặt ra trong mục tiêu cần đạt đƣợc giá trị cao nhất. Năng suất cao trƣớc hết thể hiện bằng các yếu tố cấu thành năng suất phải đạt ở mức cao theo hƣớng thích hợp. Bạch chỉ là cây lấy củ, kích thƣớc củ là chỉ tiêu có tỷ lệ thuận với khối lƣợng củ. Kích thƣớc củ tăng mạnh là cơ sở để tăng khối lƣợng củ và năng suất củ dƣợc liệu cây bạch chỉ. Đƣờng kính rễ và chiều dài rễ phát triển đồng thời, nhƣng thời gian đầu (sau khi gieo hạt 4 tháng) là thời điểm phát triển về chiều dài rễ mạnh, sau đó chiều dài rễ tăng chậm, đƣờng kính rễ tăng mạnh

nhất từ 4 đến 5 tháng sau gieo (Ninh Thị Phíp, 2012). Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều dài và đƣờng kính củ Bạch chỉ trồng trong điều kiện tỉnh Phú Thọ đƣợc tổng hợp và thế hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều dài và đƣờng kính củ bạch chỉ tham gia thí nghiệm

Đơn vị: cm

Công thức Đƣờng kính củ Chiều dài củ

CT1 (gieo 15/10) (Đ/C) 3,31 20,34 CT2 (gieo 1/11) 3,17 19,06 CT3 (gieo 16/11) 4,10 20,34 CT4 (gieo 1/12) 3,81 18,17 CV% 2,5 3,2 LSD05 0,14 1,09

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy ở các công thức thời vụ trồng khác nhau có ảnh hƣởng rất lớn đến đƣờng kính và chiều dài củ bạch chỉ. Trong đó đƣờng kính củ và chiều dài củ ở công thức 4 là nhỏ nhất (3,81 cm và 18,17 cm) và cao nhất là công thức 3 (4,10 cm và 20,34 cm). Nguyên nhân là trồng quá muộn cây sinh trƣởng phát triển kém, quá trình vận chuyển chất hữu cơ về các cơ quan tích lũy chậm.

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trƣởng, phát triển các hoạt động sống diễn ra trong cây và thu đƣợc trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể, đồng thời năng suất và chất lƣợng cũng là mục tiêu cuối cùng của ngƣời trồng dƣợc liệu.

Thời vụ gieo ảnh hƣởng đến quá trình trƣởng của cây, từ đó sẽ ảnh hƣởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dƣợc liệu Bạch chỉ. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất, phẩm cấp củ khô của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ

Công thức Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất thực thu (tấn khô/ha) Tỷ lệ củ loại 1 (%) CT1 (gieo 15/10) 16,83 4,00 93,25 CT2 (gieo 1/11) 16,64 3,93 90,56 CT3 (gieo 16/11) 17,00 4,29 93,32 CT4 (gieo 1/12) 14,85 3,66 80,32 CV% 6,8 LSD05 0,83

Năng suất cá thể phụ thuộc dặc điểm di truyền của giống và chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, phản ánh sự phát triển của cá thể ở một điều kiện ngoại cảnh nhất định. Năng suất cá thể là yếu tố quyết định năng suất lý thuyết của cây Bạch chỉ. Năng suất cá thể của cây bạch chỉ biến động từ 16,64 – 17,00 gam/cây. Trong đó cao nhất là công thức 3 và thấp nhất là công thức 4 (14,85 g/cây).

Về năng suất thực thu: Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá tác động của yếu tố thí nghiệm tới giống. Thời vụ gieo trồng có ảnh hƣởng lớn đến năng suất thực thu của củ Bạch chỉ. Năng suất biến động từ 3,66 – 4,29 tấn/ha, trong đó cao nhất là công thức 3 (4,29 tấn/ha) và thấp nhất là công thức 4 (3,66 tấn/ha).

Về phẩm cấp củ: Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lƣợng củ bạch chỉ. Ngoài ra, phẩm cấp của củ cũng ảnh hƣởng tới giá trị thƣơng phẩm trên thị trƣờng. Việc phân loại củ bạch chỉ là cần thiết để nâng cao đƣợc giá trị sử dụng cũng nhƣ giá trị hàng hoá. Thời vụ gieo trồng có ảnh hƣởng đến phẩm cấp củ Bạch chỉ. Qua bảng số liệu có thể thấy gieo muộn ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng củ Bạch chỉ, tỷ lệ củ loại 1 ở công thức 4 chỉ đạt 80,32%.

3.1.5. Ảnh hưởng thời vụ gieo đến chất lượng củ Bạch chỉ

3.5.1.1. Ảnh hưởng thời vụ gieo đ n khả năng t ch lũy chất khô của củ Bạch chỉ

Muốn hiểu đƣợc công dụng của các cây thuốc và tác dụng của chứng cần hƣớng vào việc tìm hiểu hoạt chất của cây và hiệu quả của các loại hoạt chất này. Lƣợng hoạt chất trong cây dễ biến đổi, có thể hoàn toàn không có khi trồng trong điều kiện không phù phù hợp. Ngay cả trên một cây, thậm chí của một hàm lƣợng hoạt chất đã khác nhau.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của cây bạch chỉ. Công thức 3 có khả năng tích luỹ chất khô vào thân, lá và rễ tốt nhất so với các công thức còn lạikết quả thể hiện ở bảng 3.7:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)