Ảnh hƣởngcủa mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 58 - 61)

Mật độ trồng ảnh hƣởng đến chỉ số diện tích lá nên ảnh hƣởng đến hiệu suất quang hợp của cây trồng nói chung và cây Bạch chỉ nói riêng. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp đƣợc tổng hợp và đánh giá ở bảng 3.13:

Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp của cây Bạch chỉ tham gia thí nghiệm của cây Bạch chỉ tham gia thí nghiệm

Đơn vị t nh: (g/m2

lá/ngày

Công thức Hiệu suất quang hợpsau gieo (ngày)

60 90 120 150 180

CT1 (20 cây/m2) 0,06 2,88 6,30 10,86 5,37 CT2 (27 cây/m2) 0,07 2,92 6,36 10,88 5,51 CT3(40 cây/m2) 0,07 2,63 5,17 8,16 4,23 CT4(16 cây/m2) 0,06 3,00 6,95 11,40 5,66

Giai đoạn sau gieo 60 ngày cây Bạch chỉ bắt đầu hình thành lá thật và tổng hợp dinh dƣỡng để phát triển thân lá. Các công thức thí nghiệm có hiệu suất quang hợp thấp và không chênh lệch nhiều, và dao động trong khoảng 0,06 - 0,07 g/m2lá/ngày.

Giai đoạn sau gieo 90 ngày, hiệu suất quang hợp của cây Bạch chỉ bắt đầu tăng, biến động từ 2,63 đến 3,00 g/m2

lá/ngày. Giai đoạn 120 - 150 ngày sau gieocây sinh trƣởng mạnh nhất và có hiệu suất quang hợp đạt cao nhất. Đây là giai đoạn phát triển thân lá mạnh, các chất hữu cơ tập trung phát triển củ. Vì vậy cần chú ý cung cấp đủ dinh dƣỡng cho cây, đảm bảo cây sinh trƣởng phát triển tốt, tạo tiền đề tăng năng suất cho cây trồng. Giai đoạn từ sau 180 ngày trồng, hiệu suất quang hợp của cây giảm dần, lá Bạch chỉ chuyển sang màu vàng và có thể cho thu hoạch củ.

độ16 cây/m2) luôn có hiệu suất quang hợp cao nhất (3,00 - 11,4g/m2lá/ngày), do mật độ trồng thƣa nên không có nhiều sự canh tranh về ánh sáng và dinh dƣỡng. Tiếp đến là công thức 2 (mật độ 27cây/m2

). Ngƣợc lại công thức 3 có mật độ trồng cao nhất nên hiệu suất quang hợp của cây thấp nhất điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành năng suất cho cây.

Nhƣ vậy, hiệu suất quang hợp của cây không chỉ phụ thuộc vào diện tích lá mà phụ thuộc cả về lƣợng ánh sáng cung cấp cho cây. Mật độ trồng càng cao, khả năng hấp thu ánh sáng của cây càng hạn chế và ngƣợc lại. Vì vậy, bố trí mật độ trồng hợp lý là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây dƣợc liệu Bạch chỉ nói riêng. Kết quả này trùng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đó nghiên cứu về ảnh hƣởng của mật độ đến hiệu suất quang hợp của cây trồng.

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trƣởng, phát triển các hoạt động sống diễn ra trong cây và thu đƣợc trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể, đồng thời năng suất và chất lƣợng cũng là mục tiêu cuối cùng của ngƣời trồng dƣợc liệu. Khoảng cách trồng tác động rất rõ đến cỡ củ, khối lƣợng trung bình củ và số lƣợng củ/m2. Trồng với khoảng cách rộng làm tăng khối lƣợng củ, còn trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lƣợng củ. Bên cạnh đó sự giảm năng suất cá thể lại đƣợc bù vào nhiều hơn nhờ số lƣợng cây trên đơn vị diện tích và điều này làm tăng năng suất khi tăng mật độ cây trồng (Ball, 2000). Tuy nhiên trong sản xuất, việc lựa chọn mật độ phù hợp không nhất thiết phải là mật độ cho năng suất cao nhất. Qua theo dõi năng suất bạch chỉ ở các công thức thí nghiệm kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.14:

Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất, phẩm cấp củ khô của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ

Công thức Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất thực thu (tấn khô/ha) Tỷ lệ củ loại 1 (%) CT1 (20 cây/m2) 16,83 3,35 90,25 CT2 (27 cây/m2) 16,64 4,68 90,56 CT3(40 cây/m2) 14,89 3,81 90,32 CT4(16 cây/m2) 17,48 3,18 90,32 CV% 6,1 LSD05 0,90

Năng suất cá thể phụ thuộc đặc điểm di truyền của giống và chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, phản ánh sự phát triển của cá thể ở một điều kiện ngoại cảnh nhất định. Năng suất cá thể là yếu tố quyết định năng suất lý thuyết của cây Bạch chỉ. Năng suất cá thể của cây bạch chỉ biến động từ 14,89 – 17,48 gam/cây. Trong đó cao nhất là công thức 4 và thấp nhất là công thức 3 (14,89 g/cây).

Về năng suất thực thu: Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá tác động của yếu tố thí nghiệm tới giống. Mật độ trồng có ảnh hƣởng lớn đến năng suất thực thu của củ Bạch chỉ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bạch chỉ là cây ƣa trồng dày và có khả năng thích ứng rộng. Năng suất biến động từ 3,18 – 4,68 tấn/ha, trong đó cao nhất là công thức 2 (4,68 tấn/ha) và thấp nhất là công thức 4 (3,18 tấn/ha).

Về phẩm cấp củ: Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lƣợng củ bạch chỉ. Ngoài ra, phẩm cấp của củ cũng ảnh hƣởng tới giá trị thƣơng phẩm trên thị trƣờng. Việc phân loại củ bạch chỉ là cần thiết để nâng cao đƣợc giá trị sử dụng cũng nhƣ giá trị hàng hoá. Qua bảng số liệu cho thấy

khi tăng mật độ trồng lên không ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng củ Bạch chỉ thƣơng phẩm.

3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của cây Bạch chỉ

Quang hợp là quá trình cơ bản tạo ra năng suất chất khô cho cây trồng (Sultana & cs., 2001). Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của cây bạch chỉ cho thấy trồng dầy có xu hƣớng tăng tỷ lệ nƣớc trong cây. Ở mật độ trồng 27 cây/m2

cây Bạch chỉ có khả năng tích luỹ chất khô vào thân lá và rễ tốt nhất so với các mật độ còn lại, kết quả thể hiện ở bảng 3.15:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bạch chỉ thương phẩm tại Phú Thọ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)