KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN KHẢ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 59 - 71)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN KHẢ

KALI ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN92 TẠI THANH BA, PHÖ THỌ

Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng và nó phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của từng giống ngô. Khả năng chống đổ liên quan chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đƣờng kính thân, số lƣợng rễ chân kiềng, khả năng ăn sâu của bộ rễ, độ cứng của thân cây. Ngoài ra, khả năng chống đổ còn phụ thuộc vào đất trồng, mật độ trồng, chế độ canh tác, chế độ tƣới nƣớc, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh và đặc biệt là mức độ gây hại của sâu bệnh. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ đƣợc tổng hợp ở bảng 3.3. và biểu đồ 3.5

Liều lƣợng Kali ảnh hƣởng rất rõ đến tỷ lệ nghiêng - đổ và gãy thân. Bón Kali với liều lƣợng tăng làm giảm tỷ lệ nghiêng - đổ và gãy thân. Liều lƣợng 100 K2O/ha có tỷ lệ nghiêng - đổ và gãy thân thấp nhất và cao nhất là ở mức bón 20 K2O/ha với cả hai vụ.

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.3 cho thấy số lƣợng và tỷ lệ cây nghiêng - đổ ở công thức K5 thấp nhất trong các công thức tham gia thí nghiệm đạt 1,1% so với công thức đối chứng K3 là 2,2%. Số lƣợng và tỷ lệ cây nghiêng - đổ ở các công thức giảm liều lƣợng Kali xuống ở công thức K1 (20 kg K2O/ha) lên đến 10% và K2 (40 kg K2O/ha) là 7,8%. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng và tỷ lệ cây bị gãy thân ở tất cả các công thức tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân đều là 0%.

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Công thức

Tỷ lệ cây nghiêng - đổ (%) Tỷ lệ cây gãy thân (%)

Vụ Xuân Vụ Hè thu TB Vụ Xuân Vụ Hè thu TB K1 10 13,3 11,7 0 3,3 1,7 K2 7,8 11,1 9,5 0 1,1 0,6 K3 2,2 4,4 3,3 0 0 0 K4 2,2 2,2 2,2 0 0 0 K5 1,1 2,2 1,7 0 0 0

Ở vụ Hè thu, kết quả nghiên cứu tại bảng 3.3 cho thấy số lƣợng và tỷ lệ cây nghiêng - đổ và cây gãy thân tƣơng tự nhƣ ở vụ Xuân. Tỷ lệ cây nghiêng - đổ ở công thức K5 thấp nhất trong các công thức thí nghiệm đạt 2,2% so với công thức đối chứng K3 là 4,4%. Số lƣợng và tỷ lệ cây nghiêng - đổ ở các công thức giảm liều lƣợng Kali xuống ở công thức K1 (20 kg K2O/ha) lên đến 13,3% và K2 (40 kg K2O/ha) là 11,1%. Đặc biệt trong vụ Hè thu có mƣa bão lớn thì tỷ lệ cây gãy cao nhất là công thức K1 (20 kg K2O/ha) 3,3%; thấp hơn là K2 (40 kg K2O/ha) 1,1%; các công thức thí nghiệm còn lại không có cây gãy thân.

Từ kết quả nghiên cứu ở cả hai vụ cho thấy, giống ngô nếp HN92 có khả năng chống nghiêng - đổ và gãy thân rất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy liều lƣợng Kali có ảnh

hƣởng lớn tỷ lệ nghiêng - đổ của giống ngô nếp HN92. Bón đầy đủ Kali, vách tế bào dày hơn và mô tế bào ổn định hơn tăng cƣờng sức chống đỡ của thân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Afendulop (1972).

Biểu đồ 3.5. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU KEO MÙA THU CỦA KALI ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU KEO MÙA THU CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN92 TẠI THANH BA, PHÖ THỌ

Năm 2019, sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) xuất hiện và gây hại trên cây ngô tại Phú Thọ ở tất cả các vụ trong năm với mức độ gây hại tăng dần từ vụ Xuân đến vụ Đông. Sâu Keo mùa thu có sức gây hại mạnh, gây hại từ giai đoạn cây con 2 - 3 lá đến khi trỗ cờ, phun râu. Ở giai đoạn cây con, sâu ăn hại làm giảm diện tích lá, cây giảm khả năng quang hợp dẫn đến

sinh trƣởng kém, cây còi cọc. Sâu non tuổi lớn có thể cắn ngang cây hoặc chui sâu vào trong nõn ăn làm khuyết cây. Ở giai đoạn xoáy nõn, trỗ cờ đến phun râu, sâu non gây hƣ hại bông cờ, bắp non làm giảm khả năng tung phấn, thụ tinh và thụ phấn của cây do đó làm giảm đáng kể năng suất và chất lƣợng ngô.

Nghiên cứu này tiến hành đánh giá ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali bón đến khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 trong vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2020. Kết quả nghiên cứu về mức độ hại và tỷ lệ hại ở các công thức thí nghiệm đƣợc tổng hợp ở bảng 3.4 và bảng 3.5:

Kết quả nghiên cứu trong vụ Xuân năm 2020 tại bảng 3.4 cho thấy mức hại của sâu Keo mùa thu khá cao từ giai đoạn 4 - 5 lá đến giai đoạn 7 - 8 lá và giảm nhẹ ở giai đoạn 9 - 10 lá. Ở giai đoạn 4 - 5 lá, mức hại ở công thức K1 cao nhất đạt mức 6 là trên 50% cây trong ô thí nghiệm bị hại. Công thức K4 và K5 có mức hại thấp hơn ở mức 4 (25 - < 35% cây bị sâu hại) so với công thức đối chứng ở mức 5 (35 - < 50% cây bị sâu hại). Đến giai đoạn 7 - 8 lá, mức hại ở các công thức K1 đến K4 đều cao nhất đạt mức 6, riêng công thức K5 có mức hại thấp hơn ở mức 5. Tuy nhiên, đến giai đoạn 9 - 10 lá mức hại giảm mạnh chỉ còn ở mức 2 và mức 3.

Tỷ lệ cây bị sâu Keo mùa thu gây hại đƣợc đánh giá ở 3 giai đoạn tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu về mức hại. Tỷ lệ hại quan sát thấy cao nhất ở công thức K1 trong cả 3 giai đoạn theo dõi là 72,51 % (4 - 5 lá), 83,63% (7 - 8 lá) và 13,45% (9 - 10 lá). Trong khi, tỷ lệ hại thấp nhất ở công thức K5 là 25,73% (4 - 5 lá), 38,6% (7 - 8 lá) và 6,34% (9 - 10 lá). Ở giai đoạn 4 - 5 lá, tỷ lệ hại của SKMT tăng lên đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi giảm liều lƣợng Kali bón xuống 20 kg K2O/ha (K1) khi so sánh với công thức đối chứng 60 kg K2O/ha (K3). Đặc biệt, tỷ lệ hại giảm đáng kể và

có sự sai khác có ý nghĩa khi tăng liều lƣợng Kali bón lên 80 kg K2O/ha ở công thức K4 và 100 kg K2O/ha ở công thức K5. Ở giai đoạn 7 - 8 lá mật độ SKMT tăng cao cùng mức hại cao nhất, tỷ lệ hại của sâu Keo mùa thu tăng mạnh ở tất cả các công thức và không có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 ở các công thức K1, K2, K4 so với công thức đối chứng K3. Tuy vậy, tỷ lệ cây bị hại ở công thức K5 thấp hơn đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05. Tỷ lệ cây bị hại ở giai đoạn 9 - 10 lá tƣơng tự nhƣ ở giai đoạn 7 - 8 lá.

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến mức độ gây hại của sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 vụ Xuân năm 2020 tại

Thanh Ba, Phú Thọ Công thức Mức hại Tỷ lệ hại (%) 4 - 5 lá 7 - 8 lá 9 - 10 lá 4 - 5 lá 7 - 8 lá 9 - 10 lá K1 6,0 6,0 2,0 72,51a 83,63a 13,45ab K2 5,0 6,0 2,0 45,61b 80,70a 12,28ab K3 5,0 6,0 3,0 46,20b 73,68ab 15,79a K4 4,0 6,0 2,0 32,16c 63,16b 9,36bc K5 4,0 5,0 2,0 25,73c 38,60c 6,43c

Ghi chú: Trong phạm vi cột dọc các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi Phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA) để kiểm định sự

khác biệt giá trị trung bình, N=3.Mức hại: 1: <5% số cây bị sâu hại; 2: 5- <15% cây bị sâu hại; 3: 15- <25% cây bị sâu hại; 4: 25- <35% cây bị sâu hại; 5: 35- <50% cây bị sâu

Kết quả nghiên cứu cho thấy liều lƣợng Kali bón có ảnh hƣởng khá rõ đến khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu của giống ngô nếp HN92. Mức hại và tỷ lệ hại đều giảm đáng kể khi tăng liều lƣợng Kali bón lên đến 100 kg K2O/ha.

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến mật độ sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 ở các công thức liều lƣợng Kali bón khác nhau. Kết quả điều tra diễn biến sâu Keo mùa thu gây hại trong vụ Xuân năm 2020 đƣợc trình bày tại bảng 3.5, 3.6, 3.7 và biểu đồ 3.6, 3.7, 3.8.

Kết quả tại bảng 3.5 và biểu đồ 3.6 cho thấy sâu Keo mùa thu xuất hiện trên ngô nếp HN92 ở tất cả 5 công thức thí nghiệm là giai đoạn 3 - 4 lá thật sau đó mật độ sâu non tăng nhanh. Đến giai đoạn 5 lá, mật độ ở công thức K1 tăng lên đến 4,97 con/m2

nên chúng tôi đã tiến hành phun thuốc phòng trừ lần 1. Sau phòng trừ, mật độ sâu non giảm xuống. Tuy nhiên, đến giai đoạn 7 - 8 lá một lứa sâu non mới xuất hiện và mật độ tăng đột biến ở cả 5 công thức thí nghiệm với mật độ cao nhất 5,8 con/m2

ở công thức K1. Khi đó, chúng tôi tiến hành phun thuốc phòng trừ lần 2 do đó mật độ sâu non giảm đáng kể ở giai đoạn 9 - 10 lá. Ở các giai đoạn sinh trƣởng tiếp theo, mật độ sâu non sâu Keo mùa thu giảm đáng kể và đến giai đoạn trỗ cờ - phun râu chỉ còn 0,33 con/m2

ở công thức K1 và không thấy xuất hiện ở cả 5 công thức khi cây ngô vào giai đoạn tạo bắp.

Mật độ sâu Keo mùa thu gây hại trên cây ngô ở các công thức liều lƣợng Kali bón thấp K1, K2 và K4 không có sự sai khác rõ rệt so với công thức đối chứng K3 với mức độ tin cậy P < 0,05. Tuy nhiên, mật độ sâu keo giảm đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P < 0,05 khi tăng liều lƣợng Kali bón lên 100 kg K2O/ha (K5).

Bảng 3.5. Diễn biến mật độ sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 vụ Xuân năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Giai đoạn sinh trƣởng của cây ngô

Mật độ sâu Keo mùa thu (con/m2)

K1 K2 K3 K4 K5 1 - 2 lá 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3 - 4 lá 0,80ab 0,83a 0,63ab 0,70ab 0,53b 4 - 5 lá 4,97a 2,77b 2,77b 2,03c 1,90c 5 - 6 lá 1,07a 0,80b 1,20a 0,77b 0,50c 7 - 8 lá 5,80a 5,10ab 4,87ab 4,07b 2,93c 9 - 10 lá 0,77ab 0,70ab 0,90a 0,53bc 0,37c 11 - 12 lá 0,63ab 0,50bc 0,73a 0,17d 0,30cd Xoắy nõn 0,50a 0,20b 0,33b 0,27b 0,17b Trỗ cờ - phun râu 0,33a 0,0b 0,10b 0,0b 0,0b Tạo bắp 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tạo bắp 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Ghi chú: Trong phạm vi hang ngang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi Phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA) để kiểm

0 1 2 3 4 5 6 7 1-2 lá 2-3 lá 3-4 lá 4-5 lá 5-6 lá 7-8 lá 9-10 lá 11-12 lá XN TC- PR Tạo bắp M ật đ ô u k e o m ù a t h u ( c o n /m 2 )

Giai đoạn sinh trưởng của cây ngô

K1 K2 K3 K4 K5

Biểu đồ 3.6. Diễn biến mật độ sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 vụ Xuân năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu về mức độ gây hại của sâu keo trên cây ngô trong vụ Hè thu năm 2020 đƣợc trình bày tại bảng 3.6. Kết quả trong bảng 3.6 cho thấy mức hại của sâu Keo mùa thu khá cao từ giai đoạn 4 - 5 lá đến giai đoạn 6 - 7 lá và giảm nhẹ ở giai đoạn 10 - 11 lá. Ở giai đoạn 4 - 5 lá, mức hại ở công thức K1 cao nhất đạt mức 6 là trên 50% cây trong ô thí nghiệm bị hại. Công thức K4 và K5 có mức hại thấp hơn ở mức 4 so với công thức đối chứng ở mức 5. Đến giai đoạn 6 - 7 lá, mức hại ở các công thức K1 đến K4 đều cao nhất đạt mức 6, riêng công thức K5 có mức hại thấp hơn ở mức 5. Tuy nhiên, đến giai đoạn 10 - 11 lá mức hại giảm mạnh chỉ còn ở mức 2 và mức 3.

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến mức độ gây hại của sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 vụ Hè thu năm 2020 tại

Thanh Ba, Phú Thọ Công thức Mức hại Tỷ lệ hại (%) 4 - 5 lá 6 - 7 lá 10 - 11 lá 4 - 5 lá 6 - 7 lá 10 - 11 lá K1 6,0 6,0 2,0 71,93a 35,07a 86,53a K2 5,0 6,0 2,0 76,03a 22,23b 72,50b K3 5,0 6,0 3,0 76,60a 19,87bc 49,13c K4 4,0 6,0 2,0 77,20a 16,37c 34,63d K5 4,0 5,0 2,0 78,97a 11,10d 17,53e

Ghi chú: Trong phạm vi cột dọc các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi Phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA) để kiểm định sự

khác biệt giá trị trung bình, N=3.

Tỷ lệ cây bị sâu Keo mùa thu gây hại trong vụ Hè thu năm 2020 có sự khác biệt rõ rệt so với vụ Xuân (biểu đồ 3.7). Tỷ lệ cây bị hại cao nhất quan sát thấy ở cả 5 công thức thí nghiệm ngay từ giai đoạn cây 4 - 5 lá đều đạt trên 70% số cây trong ô thí nghiệm bị hại. Tỷ lệ hại ở giai đoạn cây 4 - 5 lá không có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi thay đổi liều lƣợng Kali bón ở cả 5 công thức. Tuy nhiên, đến giai đoạn 6 - 7 lá tỷ lệ hại giảm mạnh ở công thức K5 và có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 so với công thức đối chứng K3. Tỷ lệ hại ở công thức giảm liều lƣợng Kali bón xuống ở K1 vẫn cao hơn đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng K3.

Biểu đồ 3.7. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến mức độ gây hại của sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Giai đoạn 10 - 11 lá, sâu Keo mùa thu xuất hiện và bùng phát một lứa và tỷ lệ hại tăng mạnh. Tỷ lệ hại của sâu Keo mùa thu tăng lên đến 86,53% số cây bị hại trong ô thí nghiệm tại công thức K1 và 72,5% ở công thức K2. Tuy nhiên, tỷ lệ hại ở công thức K4 chỉ là 34,63% và K5 là thấp nhất 17,53%. Ở giai đoạn này, tỷ lệ hại có sự thay đổi đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi tăng hoặc giảm liều lƣợng Kali bón so với công thức đối chứng 60 kg K2O/ha (K3).

Kết quả nghiên cứu cho thấy liều lƣợng Kali bón có ảnh hƣởng khá rõ đến khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu của giống ngô nếp HN92. Mức hại và tỷ lệ hại đều giảm đáng kể khi tăng liều lƣợng Kali bón lên đến 100 kg K2O/ha.

Bảng 3.7. Diễn biến mật độ sâu Keo mùa thu trên giống ngô nếp HN92 vụ Hè thu năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Giai đoạn sinh trƣởng của cây

ngô

Mật độ sâu Keo mùa thu (con/m2)

K1 K2 K3 K4 K5 1 - 2 lá 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2 - 3 lá 0,63a 0,50a 0,73a 0,67a 0,70a 4 - 5 lá 4,97a 4,87a 5,03a 5,07a 5,20a 6 - 7 lá 2,07a 1,43b 1,17bc 0,93cd 0,73d 8 - 9 lá 1,10a 0,80b 0,67bc 0,43cd 0,33d 10 - 11 lá 5,40a 4,57b 3,17c 2,83c 1,30d Xoáy nõn 0,83a 0,67ab 0,50bc 0,37cd 0,23d Trỗ cờ - phun râu 0,63a 0,50a 0,30b 0,23b 0,13b Tạo bắp 0,33a 0,23ab 0,17bc 0,10cd 0,03d Tạo bắp 0,0 0,0 0,0 0,0 0.0

Ghi chú: Trong phạm vi hang ngang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)