CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(RCBD), 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần với diện tích ô thí nghiệm là 30 m2
, khoảng cách hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm, tƣơng ứng mật độ 57.000 cây/ha. Tổng diện tích thực hiện là 750 m2, trong đó diện tích thí nghiệm là 450 m2, xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều rộng băng là 2 hàng ngô với diện tích là 300m2
.
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-56:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô để xác định công thức bón phân và phƣơng pháp bón nhƣ sau:
- Nền: 02 tấn phân hữu cơ + 70 kg P2O5 + 120 kg N/ha + Công thức 1 (K1): Nền + 20 kg K2O/ha;
+ Công thức 2 (K2): Nền + 40 kg K2O/ha;
+ Công thức 3 (Đối chứng - K3): Nền + 60 kg K2O/ha + Công thức 4 (K4): Nền + 80 kg K2O/ha;
+ Công thức 5 (K5): Nền + 100 kg K2O/ha;
* Ghi chú: Tại Bảng 4 – Liều lượng phân bón vô cơ - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-56:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô quy định: Đối với ngô nếp, ngô ngọt trồng trên đất phù sa được bồi hàng năm thì sử dụng liều lượng từ 50 – 60 kg K2O/ha, từ đó tác giả xác định công thức đối chứng có liều lượng K2O là 60 kg/ha, đồng thời các công thức còn lại tăng hoặc giảm liều lượng K2O từ 20 – 40 kg/ha so với công thức đối chứng.
- Phƣơng pháp bón bón phân và chăm sóc:
Bón thúc lần 1: Giai đoạn cây ngô 4 - 5 lá: 1/4 lƣợng Đạm + 1/2 lƣợng Kali, kết hợp xới vun và vun nhẹ quanh gốc
Bón thúc lần 2: Giai đoạn cây ngô 8 - 9 lá: 1/2 lƣợng Đạm + 1/2 lƣợng Kali, kết hợp xới vun và vun cao chống đổ
- Tƣới tiêu: Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt vụ ngô và chú ý chế độ nƣớc vào các thời kỳ ngô 6 - 7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hƣớng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch: Khi ngô chín (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.