CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Theo dõi 10 cây trên mỗi lần nhắc, lấy 10 cây liên tiếp ở hàng giữa luống, trừ cây đầu luống.

Phân chia các giai đoạn sinh trƣởng của ngô: Vn là giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng (V1 - V18), Rn là giai đoạn sinh trƣởng sinh thực (R1 - R6) theo phƣơng pháp của Heather and Lauer (2006).

2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển

* Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng

- Thời gian cây mọc: Số ngày từ gieo hạt đến khi có 50% số cây trên ô có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (giai đoạn mũi chông).

- Thời gian trổ cờ - tung phấn: Số ngày từ gieo đến khi có 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính.

- Thời gian phun râu: Số ngày từ gieo đến khi có 50% số cây có râu nhú dài từ 2-3 cm.

- Thời gian chín sinh lý (TGST): Số ngày từ khi gieo đến khi có khoảng 70% số bắp trên ô có chấm đen ở chân hạt hoặc 75% số cây có lá bi khô.

*Chỉ tiêu về hình thái:

- Chiều cao cây (cm): Chọn 10 cây ngẫu nhiên (trừ cây đầu hàng) đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên.

- Số lá thật trên cây (lá): Đếm số lá trên cây (đánh dấu lá thứ 5, lá thứ 10). - Chiều cao đóng bắp (cm): Đƣợc đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất).

- Độ bao bắp: Đánh giá trƣớc khi thu hoạch 1 - 3 tuần theo thang điểm Điểm 1: Rất tốt, bẹ che kín đều bắp và dài khỏi bắp

Điểm 2: Tốt, bẹ bao kín đầu

Điểm 3: Bẹ bao không chặt đến đầu bắp Điểm 4: Hở hạt, lá bi không che kín đầu bắp

Điểm 5: Hoàn toàn không chấp nhận, hở đầu bắp nhiều

2.5.2. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất ngô

- Chiều dài bắp (cm): Đo phần bắp có hàng hạt dài nhất của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình

- Đƣờng kính bắp (cm): Đo phần giữa bắp của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình

-Số hàng hạt/bắp: Hàng hạt đƣợc tính khi có 50% số hạt đóng trên hàng đó so với hàng dài nhất.

-Số hạt/hàng: Đƣợc đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp.

- Khối lƣợng nghìn hạt (g): Ở độ ẩm 14% lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lƣợng của 2 mẫu đƣợc khối lƣợng P1 và P2. Nếu hiệu số giữa hai lần cân không chênh lệch nhau quá 5% so với khối lƣợng trung bình của hai mẫu: P = P1 + P2.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Tính theo công thức sau:

NSLT (tạ/ha) = [(Số bắp hữu hiệu/cây × Số hàng hạt/bắp × Số hạt/hàng × P1000 hạt) × Mật độ/ha] / 100.000

- Năng suất thực thu: Thu bắp tại ruộng, cân riêng từng ô và tính năng suất quy về ẩm độ 14% (tạ/ha) theo công thức:

NSTT (tạ/ha) = FW x (100 - MC) × 10.000 × (P1 - P2)

S x (100 - RC) × 100 P1

Trong đó:

- FW: Khối lƣợng ô (kg); - MC: Độ ẩm hạt khi thu hoạch - RC: Độ ẩm tiêu chuẩn hạt (14%); - S: Diện tích ô (m2)

- P1: Khối lƣợng mẫu (g); - P2: Khối lƣợng lõi (g)

2.5.3. Chỉ tiêu về chất lƣợng

Chỉ tiêu về chất lƣợng cảm quan: Độ dẻo, hƣơng thơm, vị đậm.

Sau phun râu 18 - 20 ngày, lấy 10 bắp ở hàng thứ 1 hoặc thứ 4, luộc và đánh giá theo thang điểm: 1. Tốt ; 2. Khá; 3. Trung bình; 4. Kém; 5. Rất kém.

2.5.4. Chỉ tiêu về chống chịu

* Chỉ tiêu chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau các đợt gió to và trƣớc khi thu hoạch

- Đổ gốc (%): Tính % số cây nghiêng 300 trở lên so với chiều thẳng đứng của cây

- Gãy thân (%): Tính % số cây bị gãy ở đoạn thân phía dƣới bắp * Khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu

- Diễn biến mật độ sâu hại trên cây ngô:

Điều tra diễn biến mật độ sâu hại đƣợc tiến hành theo QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phƣơng pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng và QCVN 01-167:2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phƣơng pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Mật độ sâu (con/m2) =

Tổng số sâu điều tra Tổng số m2 điều tra

Mức độ gây hại của sâu =

Số cây bị sâu hại

x 100 Tổng số cây điều tra

Các mức gây hại của sâu:

Mức 1: <5% số cây bị sâu hại Mức 2: 5- <15% cây bị sâu hại Mức 3: 15- <25% cây bị sâu hại Mức 4: 25- <35% cây bị sâu hại Mức 5: 35- <50% cây bị sâu hại Mức 6: > 50% cây bị sâu hại

2.5.5. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

- Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm và so sánh chúng; Hiệu quả kinh tế (HQKT) đƣợc tính bằng công thức: H = Q/C, trong đó: H là hiệu quả kinh tế, Q là khối lƣợng sản phẩm thu đƣợc, C là chi phí bỏ ra.

Xác định thu nhập trên từng ô thí nghiệm = Giá trị tổng sản phẩm thu đƣợc;

Lợi nhuận = (Thu nhập) - (Chi phí bỏ ra).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)