CÁC KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VỀ SÂU KEO MÙA THU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 36 - 41)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. CÁC KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VỀ SÂU KEO MÙA THU

1.5.1. Triệu chứng gây hại của sâu Keo mùa thu

Sâu non xuất hiện và gây hại trên cây ngô từ giai đoạn từ 20-30 ngày sau nảy mầm. Sâu non thƣờng ăn và gây hại tập trung ở những phần mềm nhƣ lá nõn, lá non. Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ăn nhu mô màu xanh và để lại lớp biểu bì trong màu trắng trên bề mặt lá ngô. Sâu non từ tuổi 3 gây hại trên toàn bộ cây con và thƣờng ăn khuyết, thủng lá nõn, ngọn, mầm hoa (Trần Thị Thu Phƣơng và cs., 2019). Triệu chứng điển hình trên lá có các lỗ thủng, vết rách hoặc ăn hết phần mô lá để lại phần gân lá.

1.5.2. Đặc điểm hình thái của các pha phát dục của sâu Keo mùa thu

Sâu Keo mùa thu có 4 pha phát dục: trứng, sâu non, nhộng và trƣởng thành. Trƣởng thành cái đẻ trứng thành ổ ở mặt trên của lá, bẹ lá và có phủ lớp lông màu trắng kem. Trứng có hình cầu với kích thƣớc đƣờng kính 0,4 - 0,5 mm. Sâu non sâu Keo mùa thu có màu sắc từ xanh nhạt đến nâu sẫm. Trên đầu sâu non, ngấn lột xác có hình chữ Y ngƣợc màu vàng và hai bên mảnh đầu có vân hình lƣới. Các đốt ngực có 8 đốm đen ở chân lông màu nâu đen xếp thành 1 hàng ngang. Các đốt bụng tứ 1 đến 7 có 4 đốm chân lông

màu nâu đen xếp thành hình thang cân trên phần lƣng. Riêng đốt bụng thứ 8 có 4 đốm chân lông có kích thƣớc lớn hơn màu nâu đen xếp thành hình vuông. Sâu non tuổi 6 đẫy sức có kích thƣớc mảng đầu 2,5 - 2,7 mm và chiều dài thân 32 - 35mm. Nhộng có màu nâu sáng bóng, nhộng cái thƣờng có kích thƣớc lớn hơn nhộng đực kích thƣớc trung bình 1,6 - 1,8 cm (Trần Thị Thu Phƣơng và cs., 2019).

Trƣởng thành đực và trƣởng thành cái có đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Trƣởng thành có chiều dài cơ thể dao động từ 1,3 đến 1,5 cm và độ rộng sải cánh dao động từ 3,0 đến 3,3 cm. Trƣởng thành đực và cái có cánh trƣớc màu nâu đến nâu sẫm. Cánh trƣớc của trƣởng thành đực có các đốm, vân màu nâu nhạt, xám và vàng rơm. Cánh trƣớc của trƣởng thành cái có màu nâu sáng đồng nhất và có các vết đốm vân mờ hơn so với trƣởng thành đực ở khu giữa cánh (Trần Thị Thu Phƣơng và cs., 2019).

1.5.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học

Các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu Keo mùa thu đã đƣợc các Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Trung tâm bảo vệ thực vật vùng IV tiến hành nghiên cứu.

Khi nuôi trên thức ăn là giống ngô nếp ở điều kiện nhiệt độ 29o

C, ẩm độ 85%, thời gian hoàn thành vòng đời của sâu Keo mùa thu khoảng từ 26,50 ± 0,54 ngày. Thời gian phát dục của trứng là 2,50 ± 0,23 ngày. Thời gian phát dục sâu non các tuổi 1, 2, 3, 4, 5,6 lần lƣợt là 1,92 ± 0,15; 2,25 ± 0,13; 2,17 ± 0,11; 2,42 ± 0,19; 3,08 ± 0,29 ngày. Thời gian phát dục pha nhộng là 6,92 ± 0,15 ngày.

Ở điều kiện nhiệt độ 30o

C, ẩm độ 62%, thời gian phát dục sâu non các tuổi 1 đến 6 lần lƣợt là 2,28 ± 0,13; 1,50 ± 0,11; 1,62 ± 0,16; 1,92 ± 0,18;

2,25 ± 0,12; 5,22 ± 0,22 ngày. Tổng thời gian phát triển sâu non là 13,80 ± 0,24 ngày. Thời gian phát dục của trứng là 2,10 ± 0,10 ngày. Thời gian phát triển của nhộng là 8,36 ± 0,2 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời là 26,8 ± 0,4 ngày.

Theo Đào Thị Hằng và cs. (2019), trƣởng thành cái sâu Keo mùa thu đẻ trứng thành ổ và trung bình 150 - 300 trứng/1 ổ.

1.5.4. Tình hình sâu Keo mùa thu gây hại trên cây ngô tại Phú Thọ

Tại Phú Thọ, một vài năm trƣớc 2019, sâu Keo mùa thu đã xuất hiện rải rác và gây hại nhẹ trên cây ngô. Tuy nhiên đến vụ Xuân năm 2019, do quá trình tích lũy mật độ kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi, chúng đã phát sinh, phát triển và gây hại mạnh, cục bộ trên một số diện tích ngô ở hầu hết các huyện, thành thị. Các giống ngô bị sâu Keo mùa thu gây hại nhƣ: CP511, CP512, NK4300, NK919, LVN61, LVN99, ..., các giống ngô nếp.

Theo kết quả điều tra, tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và BVTV về quy mô và mức độ gây hại của sâu Keo mùa thu trên cây ngô, chúng tôi trình bày ở bảng 1.9.

Vụ Xuân năm 2019: Mật độ sâu Keo mùa thu phổ biến 0,1 - 2 con/m2 , cao 3 - 4 con/m2 cục bộ ruộng 7 - 12 con/m2. Diện tích nhiễm sâu Keo mùa thu là 85,59 ha; trong đó nhiễm nhẹ là 85,08 ha, nhiễm trung bình 0,44 ha, nhiễm nặng 0,07 ha (Đoan Hùng),

Bảng 1.9. Quy mô và mức độ gây hại của sâu Keo mùa thu trên cây ngô tại Phú Thọ năm 2019 - 2020

Năm Cây

trồng

Diện tích nhiễm (ha) Diện tích phòng

trừ (ha) Tổng số Nhẹ Trung bình Nặng Tổng số lần 1 Lần 2 2019 Ngô Xuân 85,59 85,08 0,44 0,07 53,89 53,89 Ngô Hè 1.170,6 724,9 387,8 57,9 620 598,8 21,2 Ngô Đông 954,6 495,5 278,3 180,8 447,6 447,6 2020 Ngô Xuân 376,3 301,6 67,2 7,5 208,6 199,9 8,7 Ngô Hè 340,2 238,5 101,7 0,0 158,9 158,9

* Nguồn: Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Phú Thọ 2020 - 2021

Vụ Hè thu năm 2019: Do điệu kiện thời tiết nóng ẩm, kết hợp đã có thời gian tích lũy mật độ, sâu Keo mùa thu có chiều hƣớng gia tăng gây hại, Mật độ sâu Keo mùa thu phổ biến 2 - 4 con/m2 , cao 8 - 10 con/m2 cục bộ ruộng 12-18 con/m2. Diện tích nhiễm 1.170,6 ha tại hầu hết các huyện, thành, thị trong đó nhiễm nhẹ 724,9 ha, nhiễm trung bình 387,8 ha, nặng 57,9 ha (Phù Ninh, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba),

Vụ Đông năm 2019: Mật độ sâu Keo mùa thu phổ biến trong tháng 9 và đầu tháng 10 với mật độ phổ biến là 0,8 - 3 con/m2

, cao 4 - 8 con/m2 cục bộ ruộng 10 -15 con/m2. Diện tích nhiễm 954,6 ha tại hầu hết các huyện, thành, thị, trong đó nhiễm nhẹ 495,5 ha, nhiễm trung bình 278,3 ha, nặng 180,8 ha (Phù Ninh, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba),

Vụ Xuân năm 2020: Mật độ sâu Keo mùa thu phổ biến 0,4 - 1,8 con/m2, cao 2 - 3 con/m2 cục bộ ruộng 8 - 13 con/m2. Diện tích nhiễm sâu Keo mùa thu là 376,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ là 301,6 ha, nhiễm trung bình 67,2 ha, nhiễm nặng 7,5 ha.

Vụ Hè thu năm 2020: Mật độ sâu Keo mùa thu phổ biến 0,3 - 1,2 con/m2, cao 2,2 - 6,4con/m2 cục bộ ruộng 9 - 10 con/m2. Diện tích nhiễm 340,2 ha tại hầu hết các huyện, thành, thị trong đó nhiễm nhẹ 238,5 ha, nhiễm trung bình 101,7 ha.

Nhƣ vậy 2019, là năm sâu Keo mùa thu gây hại mạnh với quy mô tƣơng đối rộng và mức độ hại nặng hơn nhiều so với các năm trƣớc đó. Sang năm 2020, do ngƣời dân đã có kinh nghiệm phòng trừ và đổi sang trồng các giống có chuyển gen kháng sâu nên diện tích nhiễm và mức độ gây hại giảm và ít hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)