KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN THỜ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN THỜ

KALI ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN92 TẠI THANH BA, PHÖ THỌ

Thời gian sinh trƣởng của cây ngô đƣợc tính từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý. Thời gian sinh trƣởng của cây ngô phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng sản xuất. Ở vụ Xuân, đầu vụ có rét đậm nhiều ngày ở thời kỳ mới gieo, có những ngày xuống dƣới 14oC, trong khi ở vụ Hè thu, đầu vụ có năng nóng gay gắt nhiều ngày, nhiệt độ cao nhất trên 35o

C. Do vậy, cùng một giống ngô nhƣng trồng vào các thời vụ khác nhau và chế độ bón phân khác nhau sẽ có thời gian sinh trƣởng khác nhau. Nghiên cứu thời gian sinh trƣởng rất quan trọng đối với việc bố trí thời vụ gieo trồng cũng nhƣ lựa chọn chế độ canh tác phù hợp. Thời gian sinh trƣởng của cây ngô đƣợc chia làm hai giai đoạn chính là thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng và thời kỳ sinh trƣởng sinh thực. Thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng đƣợc tính từ khi gieo hạt đến khi trỗ cờ. Thời kỳ sinh trƣởng sinh thực đƣợc tính từ khi trỗ cờ đến khi bắp chín hoàn toàn. Căn cứ vào tổng thời gian sinh trƣởng, các giống ngô đƣợc chia ra 3 nhóm là giống chín sớm, giống chín trung bình và giống chín muộn.

Giống HN92 là giống ngô nếp lai đơn F1 do tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Giống có thời gian sinh trƣởng trung bình, thời gian từ gieo đến thu hoạch ăn tƣơi 65 - 90 ngày tùy từng thời vụ gieo trồng. Giống HN92 có thể trồng đƣợc quanh năm trên đất tƣới tiêu chủ động. Giống HN92 có khả năng chống đổ khá, chống chịu trung bình với một loại sâu bệnh hại chính, phổ thích nghi rộng.

Chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hƣởng liều lƣợng Kali khác nhau đến thời gian sinh trƣởng của giống ngô nếp HN92 trồng tại vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2020 tại xã Sơn Cƣơng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 3.1:

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến thời gian sinh trƣởng của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Công thức

Thời gian sinh trƣởng (ngày) Thời gian cây mọc Thời gian trỗ cờ - tung phấn Thời gian phun râu Thời gian thu hoạch bắp tƣơi Thời gian sinh trƣởng Vụ Xuân K1 9 69 72 95 118 K2 9 69 72 95 117 K3 9 69 72 95 115 K4 9 69 72 95 113 K5 9 69 72 95 112 Vụ Hè thu K1 7 50 53 75 106 K2 7 50 53 75 106 K3 7 50 53 74 105 K4 7 50 53 72 103 K5 7 50 53 70 101

Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy, thời gian sinh trƣởng của cây ngô HN92 gieo trồng vụ Xuân năm 2020 tại xã Sơn Cƣơng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có các khoảng thời gian sinh trƣởng từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch bắp tƣơi đều giống nhau ở các mức bón Kali khác nhau (95 ngày). Thời gian từ khi gieo hạt đến khi hạt mọc mầm đạt 50% ở cả 5 công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch đều là 9 ngày (vụ Xuân) và 7 ngày (vụ Hè thu).

Ngô trƣớc tiên tung phấn từ trục chính của bông cờ rồi sau đó mới tung phấn đến các nhánh theo thứ tự từ trên xuống dƣới và từ ngoài vào trong. Trong giai đoạn ngô trỗ cờ, tung phấn có yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh rất nghiêm ngặt. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cùng một thời vụ, ở các công thức liều lƣợng Kali bón khác nhau từ 20 kg K2O/ha đến 100 kg K2O/ha thì thời gian trỗ cờ tung phấn của giống ngô HN92 không có sự thay đổi, tuy nhiên, thời gian từ gieo đến trỗ cờ và tung phấn có sự thay đổi rõ rệt giữa 2 vụ, trong đó vụ Xuân là 69 ngày và vụ Hè thu là 50 ngày ở tất cả các công thức tham gia thí nghiệm

Sau quá trình trỗ cờ thì cây ngô sẽ chuyển sang quá trình phun râu, thời gian từ trỗ cờ đến phun râu càng tập trung thì quá trình hình thành hạt sẽ càng thuận lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian từ khi gieo hạt đến khi bắp phun râu của giống ngô nếp HN92 ở cả hai vụ có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Trong đó vụ Xuân là 72 ngày và vụ Hè thu là 53 ngày.

Kết quả theo dõi cũng cho thấy: Thời gian chênh lệch giữa trỗ cờ và phun râu ở cả vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2020 đều là 3 ngày. Trỗ cờ và phun râu tƣơng đối tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt.

Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch bắp tƣơi ở hai vụ cũng có sự chênh lệch. Ở vụ Xuân, thời gian từ gieo đến khi thu hoạch bắp tƣơi ở các

công thức bón Kali khác nhau không có sự thay đổi và đều là 95 ngày. Tuy nhiên, thời gian sinh trƣởng tính từ khi gieo hạt đến khi bắp chính sinh lý có sự sai khác nhẹ ở các liều lƣợng Kali khác nhau, biến động từ 17 ngày ở công thức bón 100 kg K2O/ha đến 23 ngày ở công thức bón 20 kg K2O/ha. Thời gian sinh trƣởng rút ngắn dần khi tăng liều lƣợng Kali bón tăng lên. Thời gian sinh trƣởng của giống HN92 rút ngắn 6 ngày khi bón liều lƣợng Kali là 100 kg K2O/ha so với bón 20 kg K2O/ha.

Biểu đồ 3.1. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến thời gian sinh trƣởng của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Ở vụ Hè thu, do điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch bắp tƣơi giảm xuống còn 70 đến 75 ngày. Thời gian sinh trƣởng của giống HN92 gieo trồng vụ Hè thu rút ngắn hơn so với vụ Xuân từ 10 ngày (80 kg K2O/ha) đến 12 ngày (20 kg K2O/ha). Thời gian sinh

trƣởng tính từ khi gieo hạt đến khi bắp chính sinh lý có sự sai khác nhẹ ở các liều lƣợng Kali khác nhau tƣơng tự nhƣ ở vụ Xuân. Thời gian sinh trƣởng của cây ngô là 106 ngày khi bón liều lƣợng Kali 20 kg K2O/ha và 101 ngày khi bón 100 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu trong hai vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2020 cho thấy, liều lƣợng Kali có ảnh hƣởng đáng kể đến tổng thời gian sinh trƣởng của cây ngô nếp HN92. Vụ Xuân biến động từ 112 – 118 ngày và vụ Hè thu từ 101 – 106 ngày. Qua bảng số liệu có thể thấy khi tăng liều lƣợng Kali làm rút ngắn thời gian sinh trƣởng của cây ngô nếp HN92 trong điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)