KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN CÁC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 52 - 59)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN CÁC

KALI ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN92 TẠI THANH BA, PHÖ THỌ

Các chỉ tiêu hình thái của cây ngô bao gồm chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và hình thái bắp, số lá thật trên cây, là các chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu và đánh giá khả năng sinh trƣởng và thích ứng của mỗi giống ngô. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh điều kiện trồng và chăm sóc của cây ngô trong vụ đó. Trong khi đó, chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu thể hiện khả năng chống đổ, nhận phấn và chống sâu bệnh, chuột hại của giống.

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến các chỉ tiêu hình thái của cây nhƣ chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và hình thái bắp, số lá thật của giống ngô nếp HN92 gieo trồng vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2020 tại xã Sơn Cƣơng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu tại vụ Xuân và vụ Hè thu tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Kali đến các chỉ tiêu sinh trƣởng của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá thật (lá) Chiều cao đóng bắp (cm) Độ bao bắp (Điểm) Vụ Xuân K1 163,70c 18,70a 55,07d 2,50 K2 170,17b 18,77 a 63,10c 2,00 K3 171,40ab 18,80 a 67,13b 1,00 K4 174,53ab 18,83 a 68,50ab 1,00 K5 176,50a 18,87 a 70,20a 1,00 LSD0,05 5,34 0,17 2,46 CV% 1,7 0,5 2,0 Vụ Hè thu K1 188,30c 18,77a 83,07c 2,00 K2 189,07c 18,80a 83,73c 2,00 K3 198,50b 18,83a 88,97b 1,00 K4 204,30ab 18,87a 91,63b 1,00 K5 206,03a 18,90a 98,27a 1,00 LSD0,05 7,16 0,35 3,54 CV% 1,9 1,0 1,9

Ghi chú: Trong phạm vi cột dọc các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa với mức độ tin cậy P ≤ 0,05 khi Phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA) để kiểm định sự

khác biệt giá trị trung bình, N=30. Độ bao bắp: Điểm 1: Rất tốt, bẹ che kín đều bắp và dài khỏi bắp; Điểm 2: Tốt, bẹ bao kín đầu; Điểm 3: bẹ bao không chặt đến đầu bắp

* Chiều cao cây:

Chiều cao cây đƣợc đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào giống đồng thời phụ thuộc một phần vào điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác. Đây là chỉ tiêu phản ánh xác thực nhất về sự sinh trƣởng phát triển của cây ngô qua các thời kì khác nhau.

Chiều cao cây có liên quan đến việc hình thành số đốt, số lá, khả năng chống đổ. Đây là đặc trƣng về hình thái có liên quan chặt chẽ đến cấu trúc di truyền, biện pháp kỹ thuật, đất đai và điều kiện ngoại cảnh.

Biểu đồ 3.2. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đối với chiều cao cây của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy liều lƣợng Kali có ảnh hƣởng đáng kể đến chiều cao cây ngô nếp HN92 vụ Xuân năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ. Chiều cao cây tăng lên khi tăng liều lƣợng phân Kali từ 20 kg K2O/ha lên đến 100 kg K2O/ha. Chiều cao cây ngô nếp HN92

tăng lên rõ rệt và có sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05 (Phân tích phƣơng sai một yếu tố - One Way ANOVA) ở tất cả các công thức K2 (40 kg K2O/ha) đến K5 (100 kg K2O/ha) so với công thức K1 (20 kg K2O/ha). Tuy nhiên, chiều cao cây ngô nếp HN92 không có sự khác biệt rõ rệt ở các liều lƣợng bón Kali từ 80 kg K2O/ha và 100 kg K2O/ha so với công thức đối chứng là 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chiều cao cây ngô nếp HN92 sẽ giảm đáng kể khi bón liều lƣợng Kali thấp hơn liều lƣợng khuyến cáo. Số lá thật trên cây không có sự sai khác ý nghĩa ở tất cả các công thức thí nghiệm.

Trong vụ Hè thu, kết quả nghiên cứu cho thấy liều lƣợng Kali có ảnh hƣởng đáng kể đến chiều cao cây ngô nếp HN92 tƣơng tự nhƣ kết quả thí nghiệm tạivụ Xuân. Chiều cao cây ngô tăng lên đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa với P < 0,05 khi tăng liều lƣợng Kali lên đến 100 kg K2O/ha (K5: 206,0 cm) so với đối chứng 60 kg K2O/ha (K3: 198,50 cm). Chiều cao cây ngô giảm xuống đáng kể và có sự sai khác có ý nghĩa với P < 0,05 khi giảm liều lƣợng Kali xuống 40 kg K2O/ha (K2 189,07cm) và đặc biệt 20 kg K2O/ha (K1: 188,30 cm) so với đối chứng 60 kg K2O/ha (K3).

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây ngô trồng trong vụ Hè thu cao hơn so với trồng trong vụ Xuân năm 2020 từ 20 đến 30 cm.

* Chiều cao đóng bắp:

Chiều cao đóng bắp đƣợc tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp là đặc điểm hình thái quan trọng liên quan đến năng suất, khả năng chống đổ gãy, khả năng cơ giới hoá cũng nhƣ khả năng chống sâu bệnh. Chiều cao đóng bắp có tƣơng quan với chiều cao cây. Đối với giống có thời gian sinh trƣởng ngắn đóng bắp ở vị trí đốt thứ 7 - 8 và chiếm 35 - 38 %

chiều cao cây. Đối với giống có thời gian sinh trƣởng dài thƣờng đóng bắp ở đốt thứ 10 - 14 và chiếm 45 - 60% chiều cao của cây.

Trong vụ Xuân, kết quả nghiên cứu cho thấy liều lƣợng Kali có ảnh hƣởng đáng kể đến chiều cao đóng bắp của giống HN92. Chiều cao đóng bắp tăng lên rõ rệt khi tăng liều lƣợng phân Kali từ 20 kg K2O/ha lên đến 100 kg K2O/ha. Chiều cao đóng bắp tăng cao nhất là 15 cm khi bón 100 kg K2O/ha so với bón liều lƣợng 20 kg K2O/ha. Chiều cao đóng bắp tăng lên và có sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05 (Phân tích phƣơng sai một yếu tố - One Way ANOVA) ở tất cả các công thức K2 (40 kg K2O/ha) đến K5 (100 kg K2O/ha) so với công thức K1 (20 kg K2O/ha). Khi so sánh với công thức đối chứng, chiều cao đóng bắp của cây ngô chỉ tăng lên đáng kể khi tăng liều lƣợng Kali lên đến 100 kg K2O/ha. Ngoài ra, chiều cao đóng bắp sẽ giảm đáng kể khi giảm liều lƣợng bón Kali xuống từ 40 đến 20 kg K2O/ha.

Biểu đồ 3.3. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 và biểu đồ 3.3 cho thấy liều lƣợng Kali có ảnh hƣởng đáng kể đến chiều cao đóng bắp của giống HN92 ở vụ Hè thu giống nhƣ vụ Xuân. Chiều cao đóng bắp tăng lên rõ rệt khi tăng liều lƣợng phân Kali từ 20 kg K2O/ha lên đến 100 kg K2O/ha. Chiều cao đóng bắp tăng cao nhất là 16 cm khi bón 100 kg K2O/ha so với bón liều lƣợng 20 kg K2O/ha. Khi so sánh với công thức đối chứng, chiều cao đóng bắp tăng lên và có sự sai khác có ý nghĩa với P < 0,05 ở công thức K5 (98,27 cm) so với công thức đối chứng (88,97 cm). Chiều cao đóng bắp sẽ giảm đáng kể khi giảm liều lƣợng bón Kali xuống còn 20 kg K2O/ha ở công thức K1 (83,07 cm) so với đối chứng.

* Độ bao bắp:

Độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng bảo vệ bắp của một giống ngô. Độ bao bắp đƣợc đánh giá bằng cách cho điểm trƣớc khi thu hoạch theo thang điểm từ 1 - 5. Trong vụ Xuân, chúng tôi đã tiến hành đánh giá chỉ tiêu độ bao bắp và kết quả tại bảng 3.2 và biểu đồ 3.4 cho thấy độ bao bắp đều rất tốt và bẹ che kín đầu bắp và dài khỏi bắp khi bón liều lƣợng Kali bằng hoặc cao hơn liều lƣợng khuyến cáo 60 kg K2O/ha. Độ bao bắp trung bình và bẹ bao không chặt đến đầu bắp khi giảm liều lƣợng Kali bón xuống còn 20 kg K2O/ha. Chỉ tiêu độ bao bắp thể hiện khả năng bao bọc và bảo vệ bắp của bẹ lá chống lại các tác động của yếu tố thời tiết khí hậu và sâu bệnh hại trên bắp hạt. Độ bao bắp kém làm giảm khả năng bảo vệ hạt và bắp khỏi các yếu tố ngoại cảnh và sâu bệnh từ đó làm giảm chất lƣợng của hạt và năng suất.

Chỉ tiêu độ bao bắp theo dõi tại vụ Hè thu tại bảng 3.2 cũng cho thấy độ bao bắp của giống HN92 tại các công thức đều rất tốt, bẹ che kín đều bắp và dài khỏi bắp khi bón liều lƣợng Kali bằng hoặc cao hơn liều lƣợng khuyến cáo 60 kg K2O/ha. Độ bao bắp giảm nhẹ xuống mức tốt, bẹ bao kín đầu khi

giảm liều lƣợng Kali bón xuống còn 40 kg K2O/ha (K2). Kết quả nghiên cứu này cũng không có sự sai khác đáng kể so với kết quả nghiên cứu tại vụ Xuân.

Biểu đồ 3.4. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến độ bao bắp của giống ngô nếp HN92 năm 2020 tại Thanh Ba, Phú Thọ

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu trong hai vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2020 cho thấy, liều lƣợng Kali có ảnh hƣởng đáng kể đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và độ bao bắp của cây ngô HN92. Ngoài ra, thời vụ gieo trồng cũng ảnh hƣởng đáng kể đến các chỉ tiêu hình thái trên. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp tăng lên đáng kể khi tăng liều lƣợng bón Kali so với công thức đối chứng và ngƣợc lại sẽ giảm đáng kể khi giảm lƣợng Kali bón so với công thức đối chứng. Số lá thật trên cây ở cả hai vụ và các công thức thí nghiệm không có sự sai khác ý nghĩa. Số lá thật trên cây là do đặc điểm của giống HN 92 nên không biến động trong điều kiện lƣợng phân bón K thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng liều lượng Kali đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu Keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) của cây ngô nếp tại Phú Thọ (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)