CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA KALI VÀ LIỀU LƢỢNG PHÂN
LƢỢNG PHÂN BÓN ĐẾN CÂY NGÔ
Kali có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây ngô sau yếu tố phân Đạm. Kali tham gia xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dƣỡng của cây ngô từ quá trình quang hợp và giúp cây tăng cƣờng hô hấp. Đặc biệt ở cây ngô, Kali là yếu tố quan trọng trong quá trình tích luỹ chất khô vào hạt. Ngoài ra, Kali tham gia thúc đẩy tổng hợp prôtit trong cây và từ đó làm giảm các tác hại của việc bón thừa Đạm cho cây. Yếu tố Kali làm tăng khả năng hút nƣớc của bộ rễ cây làm cho cây không bị mất nƣớc khi gặp điều kiện khô hạn. Cây ngô phát triển tốt, thân có độ cứng cáp cao, không bị ngã đổ, có khả năng chịu hạn và chịu rét tốt khi đƣợc bón đủ liều lƣợng Kali. Kali kích thích cho bộ rễ cây phát triển tốt, ăn sâu xuống đất (Afendulop, 1972). Ngô thiếu Kali lá bị mềm đi uốn cong nhƣ gợn sóng và có màu sáng. Khi tỷ lệ Kali trong cây giảm xuống đến 2- 3 lần so với lƣợng bình thƣờng mới thấy triệu chứng thiếu Kali biểu hiện trên lá. Cây ngô sẽ phát triển chậm, dễ gẫy đổ khi bón thiếu Kali là do bộ rễ phát triển kém không ăn sâu vào trong đất. Ngoài ra, lá cây ngô xuất hiện các triệu chứng nhƣ dọc theo mép lá và chóp lá chuyển nâu và khô. Bón thiếu Kali làm giảm năng suất và chất lƣợng bắp ngô nhƣ bắp có kích thƣớc nhỏ, hạt lép ở đầu mút của bắp nhiều tạo ra đuôi chuột bắp dài.
Theo Berger K. C (1994), cây ngô thiếu Kali có các triệu chứng nhƣ các lá phía dƣới chuyển màu vàng hoặc nâu sau đó sẽ lan dần vào gân lá và dần dần lên các lá phía trên. Cây ngô bón thiếu Kali hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến kích thƣớc của bắp, tuy nhiên chúng ảnh hƣởng đến sự hình thành các hạt ở đầu mút của bắp và làm bắp lép. Ở các thời kỳ sung yếu của cây ngô cần dinh dƣỡng cao, cây cần bón liều lƣợng Kali nhiều hơn Đạm.
Theo Subandi (1998) để tạo ra mỗi một tấn hạt, cây ngô hút từ 23 - 24 kg N; 6,5 - 11 kg P2O5 và 14 - 42 kg K2O/ha từ đất. Yêu cầu dinh dƣỡng thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào giống và mức năng suất đƣợc tạo ra. Theo Thomas Dieroff (2001), để đạt năng suất 4,5 tấn/ha, lƣợng dinh dƣỡng mà cây ngô hút là: 115 kg N; 20 kg P2O5 ; 75 kg K2O; 9 kg Ca; 16 kg Mg; 12 kg S/ha.
Tại Nigeria, Kogbe và Adediran, (2003) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của 5 mức phân bón N, P, K trên 3 giống ngô lai (8516-12, 8321-18, và 8329- 15) và 2 giống ngô thụ phấn tự do (TZSR-Y và TZSR-W). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức Đạm và Lân tối ứu cho ngô sinh trƣởng phát triển tốt là 100 và 40 kg/ha. Các giống ngô lai có năng suất cao hơn so với các giống thụ phấn tự do. Jaliya et al. (2008) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của 4 mức phân bón N, P, K lần lƣợt là 0:0:0, 120:18:33; 150:26:50 và 180:35:66 kg/ha đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô GH110-5. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức bón phân N, P, K là 150 kg N:26 kg P2O5:50 kg K2O/ha là tốt nhất và phù hợp nhất cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây cũng nhƣ năng suất ngô.
Hiệu quả sử dụng Kali của cây ngô trên đất bạc màu đã đƣợc tiến hành nghiên cứu và đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả sử dụng Kali trên đất bạc màu đạt cao nhất và trung bình 15 - 20 kg ngô hạt/kg K2O. Trong khi đó, hiệu lực của phân Kali trên đất phù sa sông Hồng chỉ đạt 5,2 kg ngô hạt/kg K2O. Liều lƣợng bón Kali cho ngô trên một số chân đất đƣợc nghiên cứu và so sánh. Liều lƣợng bón Kali cho ngô là 60 - 90 kg K2O/ha (đất phù sa sông Hồng) và 90 - 120 kg K2O/ha (đất bạc màu) (Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ, 1999). Bón phân Kali đã làm tăng năng suất ngô đáng kể khi đất có lƣợng Đạm cao. Ngoài ra, phân Lân cũng có hiệu lực rõ rệt đối với cây
ngô trồng trên đất phù sa sông Hồng có nền 180N - 120K2O và có thể bón liều lƣợng phân Lân lên tới 150P2O5 (Tạ Văn Sơn, 1995).
Theo Vũ Hữu Yêm (1999), hiệu suất sử dụng Kali của các vụ ngô trong năm là khác nhau và trên các chân đất khác nhau là khác nhau. Hiệu suất sử dụng Kali của cây ngô ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân, đo đó không nên bón liều lƣợng Kali vƣợt trên 90 kg K2O/ha. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng Kali trên đất bạc màu cao hơn rất nhiều nên có thể bón liều lƣợng Kali lên đến 150 kg/ha. Ngoài ra, trên đất vàn hai vụ lúa, một vụ ngô Đông, liều lƣợng Kali bón cho vụ ngô khoảng 60 kg K2O /ha sẽ cho hiệu suất rất cao. Trên đất mặn và đất phèn nhẹ cây ngô phản ứng yếu với Kali do đó không nên bón liều lƣợng Kali trên 60 kg K2O/ha.
Các nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của công thức bón phân N, P, K đến năng suất ngô tại Việt Nam đã đƣợc tiến hành trong nhiều năm qua. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Tình (1997) cho biết tỷ lệ nhu cầu dinh dƣỡng N, P, K trên các chân đất ở các vùng sinh thái khác nhau là khác nhau. Trên đất phù sa sông Hồng, tỷ lệ N, P, K cho ngô đạt năng suất cao nhất là 1:0,35: 0,45 và liều lƣợng bón phân là 180 kg N:60 kg P2O5:120 kg K2O /ha. Trên đất vùng miền Đông Nam Bộ là 90:90:30 kg/ha và đất tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long là 150:50:0 kg/ha. Bùi Mạnh Cƣờng (2011) cho biết liều lƣợng phân bón N, P, K phù hợp cho cây ngô tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá là 150 kg N:120 kg P2O5:120 kg K2O /ha và năng suất ngô đạt trung bình 76 tạ/ha.
Tại Đồng Tháp, Đoàn Vĩnh Phúc và cs (2017) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng và liều lƣợng phân Đạm đến sinh trƣởng, chống chịu và năng suất của giống ngô MN585. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất ngô đạt cao nhất ở mật độ 7,1 vạn cây/ha với công thức phân bón là 200
kg N: 90 kg P2O5 : 60 kg K2O/ha trong vụ đông xuân năm 2016-2017 và mật độ 7,1 vạn cây/ha với công thức phân bón 240 kg N : 90 kg P2O5 : 60 kg K2O/ha trong vụ Xuân hè năm 2017.
Tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá, Lê Quý Tƣờng và cs. (2019) cho biết mức phân bón hợp lý cho cây ngô lai QT55 trên đất cát pha là 160-180 kg N: 90 kg P2O5: 110 kg K2O/ha trên nền 2 tấn phân hữu cơ vi sinh cho năng suất cao nhất đạt 8,68- 9,28 tấn/ha, lãi thuần trung bình 23.479 triệu đồng/ha.
Tại Gia Lâm, Hà Nội, Phạm Quang Tuân và cs. (2019) cho biết mức phân bón khuyến cáo áp dụng đối với giống ngô nếp lai ADI668 là 170 kg N:110 kg P2O5:110 kg K2O/ha trên nền 10 tấn phân chuồng cho năng suất bắp tƣơi, tỷ lệ bắp loại 1 và chất lƣợng tốt nhất.
Đối với liều lƣợng phần bón N, P, K của một số giống ngô nếp cũng đƣợc tiến hành nghiên cứu nhƣ giống ngô nếp HN88. Tại Thái Nguyên, công thức bón phân 140 kg N: 80 kg P2O5:90 kg K2O/ha cho năng suất bắp tƣơi cao nhất đạt 9,21 tấn/ha (Lê Thị Kiều Oanh, 2014). Tại Quảng Ninh, công thức bón phân 140 kg N:80 kg P2O5:90 kg K2O /ha trên nền 3 tấn phân hữu cơ sông Gianh cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, liều lƣợng phân bón nhƣ trên với nền 3 tấn phân hữu cơ vi sinh cho năng xuất thực thu cao đạt 37,8 -40 tạ/ha và khá ổn định qua các vụ. Công thức liều lƣợng phân bón 130 kg N:70 kg P2O5:80 kg K2O/ha với nền là 2,6 tấn phân hữu cơ sông Gianh cho năng xuất thực thu 34,1 đến 37,7 tạ/ha (Đặng Văn Minh và cs. 2015).
Tại Bình Phƣớc, tác giả Ngô Phƣớc Khánh và cs. (2020) cho biết mức bón phân N, P, K đối với giống ngô CP333 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là 180 kg N:80 kg P2O5:90 kg K2O/ha trên nền 10 tấn phân chuồng và năng suất ngô đạt 93,39 tạ/ha, lãi thuần đạt 40,22 triệu đồng/ha/vụ. Đối với giống ngô NK7328, mức phân bón là 180-210 kg N:80 kg P2O5:90 kg K2O/ha
trên nền 10 tấn phân chuống cho năng suất cao nhất là 101,39 tạ/ha, lãi thuần đạt 43,92 triệu đồng/ha/vụ.
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho thấy cây ngô là loại cây trồng có nhu cầu dinh dƣỡng cao để đạt năng suất tối ƣu do đó chế độ canh tác cần phải bón đầy đủ và cân đối N-P-K. Trong đó, Kali là một trong những nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng quyết định đến năng suất của cây ngô. Tuy nhiên các nghiên cứu về Kali đối với khả năng chống chịu cho cây ngô chƣa nhiều, nhất là đối với khả năng chống chịu sâu bệnh.