- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1 Phân tích thống kê mô tả
4.3.5 Tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.10 Tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố EFA
STT Ký hiệu
Tên nhân tố Biến quan sát
1 SK Nhận thức về sức khỏe SK1, SK2, SK3, SK4, SK5 2 AT Nhận thức về giá trị an toàn AT1, AT2, AT3, AT4 3 MT Nhận thức về môi trường MT1, MT2, MT3, MT4 4 CL Nhận thức về chất lượng CL1, CL2, CL3
5 CQ Chuẩn chủ quan CQ1, CQ2, CQ3, CQ4
7 YDM Ý định mua mỹ phẩm hữu cơ YDM1, YDM2, YDM3, YDM4 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS Để thực hiện phân tích hồi quy, tác giả sử dụng phép tính trung bình (MEAN) cho các biến quan sát trong từng yếu tố.
4.4 Phân tích tương quan Pearson
Kết quả phân tích ở bảng 4.8 cho thấy:
- Các giá trị Sig. kiểm định tương quan Pearson của 5 biến độc lập nhận thức về sức khỏe (SK), nhận thức về môi trường (MT), nhận thức về giá trị an toàn (AT), nhận thức về chất lượng (CL), chuẩn chủ quan (CQ) với biến phụ thuộc ý định mua (YDM) nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan r có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác là có sự tương quan giữa các biến độc lập nhận thức về sức khỏe (SK), nhận thức về môi trường (MT), nhận thức về giá trị an toàn (AT), nhận thức về chất lượng (CL), chuẩn chủ quan (CQ) với biến phụ thuộc ý định mua (YDM).
- Biến độc lập nhận thức về giá trị an toàn (AT) có tương quan mạnh nhất với biến phụ thuộc ý định mua (YDM) với hệ số tương quan r = 0,554 và biến nhận thức về chất lượng (CL) có tương quan yếu nhất với hệ số tương quan r = 0,154.
- Tất cả bốn biến độc lập nhận thức về sức khỏe (SK), nhận thức về môi trường (MT), nhận thức về giá trị an toàn (AT), chuẩn chủ quan (CQ) đều tương quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%) và có mối tương quan thuận biến (tương quan thuận) vì có hệ số tương quan của các biến đều mang dấu dương. Còn biến độc lập nhận thức về chất lượng (CL) tương quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy 95%) và có mối tương quan thuận biến (tương quan thuận) vì có hệ số tương quan của biến mang dấu dương.
- Từng cặp biến độc lập khác đều có hệ số tương quan r nhỏ hơn 0,8 (< 0,8) nên bước đầu có thể kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Bảng 4.11 Kết quả phân tích tương quan Pearson
YDM SK AT MT CL CQ YDM r 1 Sig. SK r 0,473** 1 Sig. 0,000 AT r 0,554** 0,393** 1 Sig. 0,000 0,000 MT r 0,262** 0,251** 0,238** 1 Sig. 0,000 0,000 0,000 CL r 0,154* 0,175* 0,329** 0,131 1 Sig. 0,030 0,013 0,000 0,065 CQ r 0,510** 0,227** 0,487** 0,249** 0,280** 1 Sig. 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000
**: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 phía) * : Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 phía)
Trong đó:
YDM: “Ý định mua”(là trung bình của các biến YDM1, YDM2, YDM3, YDM4) SK: “Nhận thức về sức khỏe” (là trung bình của các biến SK1, SK2, SK3, SK4, SK5) AT: “Nhận thức về giá trị an toàn” (là trung bình của các biến AT1, AT2, AT3, AT4) MT: “Nhận thức về môi trường” (là trung bình của các biến MT1, MT2, MT3, MT4) CL: “Nhận thức về chất lượng” (là trung bình của các biến CL1, CL2, CL3)
CQ: “Chuẩn chủ quan” (là trung bình của các biến CQ1, CQ2, CQ3, CQ4)
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính