Xác định kích thước mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33 - 34)

- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

3.4.3 Xác định kích thước mẫu

Trong trường hợp có phân tích nhân tố khám phá EFA, Hair và cộng sự (2009) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 mẫu và tỷ lệ số quan sát/ biến đo lường ít nhất là 5:1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát và kích thước mẫu dễ chấp nhận hơn sẽ có tỷ lệ 10:1(Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J. & Anderson, R. E., 2009). Công thức xác định kích thước mẫu như sau: n ≥ 5 * m

Trong đó:

n: Kích thước mẫu m: Số biến quan sát

Mô hình nghiên cứu có 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với tổng 24 biến quan sát. Vì vậy, tác giả cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu là 24 * 5 = 120 (mẫu).

Đối với phân tích hồi quy đa biến, dựa theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (2007), cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức: n ≥ 8k+50

Trong đó:

n: Kích thước mẫu k: Số biến độc lập

(Tabachnick, B. G. & Fidell, L. S., 2007)

Mô hình nghiên cứu có 5 biến độc lập, vì vậy, tác giả cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu là 50 + 8*5 = 90.

Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả sử dụng đồng thời phân tích nhân tố khám phá EFA (số biến quan sát là 24) và phân tích hồi quy (số biến độc lập là 5), vì vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu phải là 120.

Tuy nhiên Comrey và Lee (1992) cho rằng mẫu nghiên cứu có kích thước càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Cụ thể: 50 là rất kém, 100 là kém, 200 là khá tốt, 300 là tốt, 500 là rất tốt và 1000 là tuyệt vời(Comrey, A. L. & Lee, H. B., 1992). Do đó, để tăng độ tin cậy, hạn chế những sai sót trong quá trình khảo sát và thống kê, tác giả sẽ tiến hành khảo sát 200 người.

3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)