Tác giả nhận thấy nhiều các bài nghiên cứu trước đã sử dụng thang đo Likert để thiết kế thang đo cho bài nghiên cứu. Thang đo Likert chính là một loại thang đo đơn hướng. Thang đo này được nhà tâm lý học người Mỹ Likert phát minh ra. Thang đo Likert đo các thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm vi từ tệ nhất đến tốt nhất (ví dụ, từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Một thang đo Likert cho phép bạn phát hiện ra mức độ của ý kiến. Tác giả nhận thấy nhiều các bài nghiên cứu trước đã sử dụng thang đo Likert nên tác giả quyết định kế thừa thang đo Likert để áp dụng cho bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm mỹ phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa vào mô hình đề xuất ở chương 2, tác giả kế thừa thang đo gồm 5 nhân tố độc lập với 20 biến quan sát và 1 nhân tố phụ thuộc với 4 biến quan sát về ý định mua.
Bảng 3.2 Biến quan sát và mã hóa thang đo
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tài liệu tham khảo
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tài liệu tham khảo
SK1 Tôi tin rằng mỹ phẩm hữu cơ tốt cho sức khoẻ của tôi
Hee Yeon Kim và Jae Eun Chung (2011) Ghazalia và cộng sự (2017)
Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020)
SK2 Tôi biết được tình trạng sức khoẻ mỗi ngày của mình
SK3 Tôi là người rất quan tâm đến sức khoẻ của mình
SK4 Tôi sẵn sàng thay đổi một vài thói quen, sở thích để bảo vệ sức khoẻ của mình
SK5 Tôi tin rằng sử dụng mỹ phẩm hữu cơ đồng nghĩa với lối sống khoẻ mạnh
Nhận thức về giá trị an toàn
AT1 Tôi thấy mỹ phẩm hữu cơ không gây kích ứng Ghazalia và cộng sự (2017)
Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020)
AT2 Tôi tin là mỹ phẩm hữu cơ hoàn toàn không có các hoá chất độc hại
AT3 Tôi tin là mỹ phẩm hữu cơ an toàn hơn mỹ phẩm thông thường
AT4 Tôi tin rằng mỹ phẩm hữu cơ là một sản phẩm có độ an toàn cao
Nhận thức về môi trường
MT1 Tôi thích sử dụng các sản phẩm thân thiện với
môi trường Mostafa (2009)
Hee Yeon Kim và Jae- Eun Chung (2011) MT2 Tôi tin rằng mỹ phẩm hữu cơ được sản xuất
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tài liệu tham khảo
theo cách có trách nhiệm với môi trường Ghazalia và cộng sự (2017)
Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020)
MT3 Tôi sẵn sàng ngừng mua sản phẩm từ các công ty có hành vi gây ô nhiễm môi trường
MT4 Tôi tin mỹ phẩm hữu cơ mang lại lợi ích tốt cho môi trường
Nhận thức về chất lượng
CL1 Tôi hiểu rõ những lợi ích mà mỹ phẩm hữu cơ đem lại so với những mỹ phẩm thông thường khác
Ghazalia và cộng sự (2017)
Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020)
CL2 Tôi nghĩ rằng sử dụng mỹ phẩm hữu cơ là một trong những cách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
CL3 Quy trình sản xuất chuẩn mỹ phẩm hữu cơ đảm bảo chất lượng cao và ngăn ngừa những nguy hiểm cho sức khoẻ
Chuẩn chủ quan
CQ1 Bạn bè khuyên tôi nên mua mỹ phẩm hữu cơ
Hee Yeon Kim và Jae-Eun Chung (2011) Ghazalia và cộng sự (2017) Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020) CQ2 Những người quan trọng với tôi có thể
tác động đến việc tôi mua mỹ phẩm hữu cơ
CQ3 Người thân trong gia đình tôi cho rằng sử dụng mỹ phẩm hữu cơ là một ý kiến tốt
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tài liệu tham khảo
CQ4 Những người tôi thường tham khảo ý kiến cho rằng tôi nên mua mỹ phẩm hữu cơ
Ý định mua mỹ phẩm hữu cơ
YD1 Tôi chắn chắn mua mỹ phẩm hữu cơ trong
tương lai Ghazalia và cộng sự(2017)
Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020) YD2 Tôi có kế hoạch mua sắm nhiều sản phẩm mỹ
phẩm hữu cơ
YD3 Tôi sẽ mua mỹ phẩm hữu cơ khi lần tới tôi cần mua mỹ phẩm
YD4 Tôi sẽ giới thiệu cho người khác mua mỹ phẩm hữu cơ
Nguồn: Tác giả tổng hợp