Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt heo sạch của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.4 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu (cỡ mẫu) của nghiên cứu càng lớn, sai số trong các ước lượng sẽ càng thấp, khả năng đại diện cho tổng thể càng cao. Tuy nhiên, việc thu thập cỡ mẫu lớn sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc ở tồn bộ các khâu từ thu thập, kiểm tra, phân tích. Do đó việc chọn kích thước mẫu cần phải được xem xét một cách có cân

34

nhắc để mọi thứ được cân bằng và hiệu quả. Sự lựa chọn cỡ mẫu sẽ phụ thuộc vào: - Độ tin cậy cần có của dữ liệu. Nghĩa là mức độ chắc chắn rằng các đặc điểm của

cỡ mẫu được chọn phải khái quát được cho đặc điểm tổng thể.

- Sai số mà nghiên cứu có thể chấp nhận được. Đó là độ chính xác chúng ta u cầu cho bất ký ước lượng được thực hiện trên mẫu.

- Các loại kiểm định, phân tích sẽ thực hiện. Một số kỹ thuật thống kê yêu cầu cỡ mẫu phải đạt một ngưỡng nhất định thì các ước lượng mới có ý nghĩa.

- Kích thước của tổng thể. Mẫu nghiên cứu sẽ cần chiếm một tỷ lệ nhất định so với kích thước của tổng thể.

Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1. Tác giả lựa chọn công thức lấy mẫu theo EFA với tỉ lệ 10:1

N = 10 * Số biến đo lường tham gia EFA

Áp dụng đối với bài nghiên cứu của tác giả. Trong bài nghiên cứu của tác giả có 23 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 23 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 23 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA. Áp dụng tỉ lệ 10:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là: 10 x 23= 230 mẫu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt heo sạch của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)