Xác định mục tiêu, phương hướng và nội dung hoạt động của Cơng đồn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng tổ chức công đoàn (Trang 41 - 48)

Cơng đồn thành phố Hà Nội

Đây là nội dung quan trọng nhất, quyết định nhất trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Cơng đồn, bảo đảm cho Cơng đồn thật sự là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân, thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nắm vững lý luận cách mạng tiên phong của chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu rõ tâm trạng, nguyện vọng, đời sống và kinh nghiệm của quần chúng, xuất phát từ đặc điểm, hoàn cảnh của đất nước, Đảng vạch ra cương lĩnh và đường lối chính trị của cách mạng; đó cũng là phương hướng và nội dung của hoạt động cơng đồn.

Đường lối chính sách của Đảng là tiền đề chính trị, là cơ sở tư tưởng để đoàn kết, tập hợp và tổ chức quần chúng vào cuộc đấu tranh cách mạng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối chính trị của Đảng chẳng những là cơ sở tư tưởng và tổ chức toàn bộ hoạt động của Đảng mà còn là phương hướng hoạt động của xã hội, là nội dung công tác của tất cả các cơ quan nhà nước và các đoàn thể quần chúng, trong đó có Cơng đồn.

Cơng đồn thực hiện một cách chủ động, sáng tạo những nhiệm vụ cách mạng theo đúng chức năng của mình, nhưng phải trên cơ sở đường lối chính trị của Đảng, phù hợp với cương lĩnh, chính sách của Đảng và nhằm thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Các cấp cơng đồn cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành chương trình hành động, kế hoạch cơng tác của mình và vận động, tổ chức cơng nhân, viên chức phấn đấu thực hiện có kết quả các chỉ thị, nghị quyết đó.

Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Cơng đồn trước hết và chủ yếu lãnh đạo về chính trị. Đảng quyết định phương hướng chính trị và nội dung chính trị trong hoạt động của Cơng đồn. Khơng có lĩnh vực cơng tác quan trọng nào của Cơng đồn mà khơng cần sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối của Đảng là phương hướng chung phát triển đất nước, được quán triệt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời là định hướng hoạt động của cả hệ thống chính trị, trong đó có Cơng đồn. Nắm vững đường lối của Đảng, những u cầu, nhiệm vụ của cách mạng, Cơng đồn có phương hướng hoạt động đúng đắn, góp phần vận động, tổ chức và giáo dục công nhân, lao động phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương của Đảng.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố cũng như các tổ chức chính trị - xã hội khác ở Hà Nội là một trong những nội dung trọng tâm trong các chương trình hoạt động của Thành ủy Hà Nội. Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội (tháng 12 - 2000) nhấn mạnh:

Mặt trận Tổ quốc cùng Liên đồn Lao động, Hội Nơng dân, Liên hiệp phụ nữ, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chung của thành phố, nắm vững chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng ngày càng cao của nhân dân và đòi hỏi ngày càng lớn của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô [14, tr.104 - 106].

Đối với Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, Đại hội chỉ rõ :

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cấp Cơng đồn làm tốt chức năng tham gia quản lý hành chính, quản lý kinh tế ở từng cơ quan, đơn vị cơ sở; chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, tập trung xây dựng đội ngũ công nhân, tăng tỷ lệ cơng nhân trí thức, phát huy vai trị và bản chất tiên

phong của giai cấp công nhân; phát động và tổ chức cán bộ, cơng nhân viên chức tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, đi đầu trong giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Xây dựng tổ chức Cơng đồn vững mạnh, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ cơng đồn, phát triển tổ chức Cơng đồn ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh [14, tr.105 - 106].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, trong suốt nhiệm kỳ hoạt động, Thành ủy luôn luôn nhấn mạnh việc xây dựng mục tiêu, phương hướng và nội dung hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động cơng đồn.

Theo Quy chế hoạt động của Thành ủy, hàng năm Thành ủy sẽ có buổi làm việc với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố để chỉ đạo và triển khai các hoạt động của Thành phố có liên quan đến tổ chức cơng đồn Thủ đơ.

Tại buổi làm việc ngày 14 - 2 - 2001, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã định hướng mục tiêu và phương hướng hoạt động của Liên đoàn Lao động thành phố những năm đầu thế kỷ XXI là luôn ln bám sát u cầu nhiệm vụ chính trị, tư tưởng chỉ đạo của Thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tập trung lãnh đạo tập hợp, động viên công nhân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Thủ đơ; chỉ đạo các phong trào thi đua có hiệu quả, thiết thực; tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của Thành phố.

Thành ủy chỉ đạo các cấp Cơng đồn cần tổ chức học tập, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt, tăng cường ý thức trách nhiệm, giác ngộ nhiệt tình cách mạng và sự sáng tạo cho công nhân lao động Thủ đô thấy rõ trách nhiệm của người công nhân lao động; tự hào về Đảng, về dân tộc và đất nước. Cơng đồn các cấp cần tun truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý

thức chính trị, lao động sáng tạo, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, chống lại những luận điệu xuyên tạc, kích động, lôi kéo của các phần tử chống đối, phản động; quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tham ơ, lãng phí góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị ở Thủ đơ.

Bên cạnh đó, các cấp cơng đồn cần làm tốt hơn nữa chức năng tham gia quản lý kinh tế xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sắp xếp lao động tại doanh nghiệp; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động; động viên cơng nhân, lao động gia nhập cơng đồn, tham gia xây dựng Đảng. chính quyền, giám sát cán bộ đảng viên, đấu tranh chống tiêu cực, góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các cấp uỷ Đảng từ Thành phố đến chi bộ cơ sở cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ công nhân Thủ đô, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các cấp chính quyền, sở, ban, ngành, quận, huyện phối hợp với các tổ chức cơng đồn và các đoàn thể nghiên cứu tham mưu đề xuất những chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc tồn tại đối với người lao động, tạo cơ chế cho cơng đồn hoạt động có hiệu quả như: cơng đồn tham gia cơng tác quản lý chính sách, cán bộ; chế độ tiền lương; bảo hiểm xã hội….

Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo cơng đồn thành phố cần có giải pháp tích cực đẩy mạnh các mặt cơng tác cơng đồn; làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng; sâu sát cơ sở. Đặc biệt tăng cường hơn nữa xây dựng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của cơng đồn khu vực kinh tế ngồi quốc doanh; chăm lo củng cố xây dựng tổ chức cơng đồn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực.

Đảng ủy các cấp cần lãnh đạo cơng đồn cấp mình tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động bằng nhiều nội dung, hình thức sinh động, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị và những vấn đề

bức xúc của Thành phố, như cơng tác giải phóng mặt bằng, vấn đề giao thơng và văn minh đơ thị, phịng chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ quan liệu, tham nhũng, lãng phí…, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ cơ sở đến Thành phố.

Thường xuyên đi sâu hiểu rõ tâm tư, nhu cầu nguyện vọng của người lao động, đi đôi với bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động; phát huy vai trò làm chủ của cơng nhân, vai trị quản lý, giám sát của tổ chức Cơng đồn trong lao động sản xuất, cơng tác và chống tiêu cực; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh.

Khơng chỉ chỉ đạo trực tiếp Liên đồn Lao động thành phố Hà Nơi, Thành ủy Hà Nội cịn có sự chỉ đạo các ngành, các tổ chức có liên quan. Trong các chương trình hoạt động lớn của mình, Thành ủy ln có những nội dung liên quan đến hoạt động và tổ chức của Cơng đồn.

Theo Thông báo số 27-TB/TU ngày 04 - 04 - 2001 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Hà Nội khẳng định: Chương trình "Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" là "chương trình có tính chất tổng hợp, gắn bó chặt chẽ với các chương trình, kế hoạch phát triển Thủ đơ Hà Nội trong 10 năm tới. Do đó cần xác định rõ nhiệm vụ phát triển văn hóa và xây dựng con người Thủ đơ, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể" [15, tr.13]. Để thực hiện Chương trình trên, Thảnh ủy chỉ đạo các cấp cơng đồn có những giải pháp tuyên truyền đến cán bộ, công nhân, viên chức và lao động Thủ đơ. Thơng qua đó, cán bộ, cơng nhân, viên chức và người lao động nhiệt tình và hăng hái tham gia các hoạt động do Thành phố tổ chức chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XIII họp từ ngày 2 đến ngày 4 - 7 - 2001, Thông báo số 44-TB/TU

ngày 6 - 7 - 2001 của Ban thường vụ Thành ủy, đã đề ra 4 chương trình cơng tác lớn, trong đó có Chương trình "Giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc", tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn: lao động và việc làm; phịng chống các tệ

nạn xã hội; xóa đói giảm nghèo, trong đó giải quyết việc làm là vấn đề gốc. Từ Chương trình hành động đó, Liên đồn Lao động Thành phố Hà Nội sẽ có những kế hoạch cụ thể, triển khai đến từng cấp cơng đồn và đến từng cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, dân số Hà Nội là trên 2,8 triệu người và khoảng 1,8 triệu người trong độ tuổi lao động. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước, 7,39% (trung bình cả nước là 6,28%). Lao động Hà Nội đã qua đào tạo chiếm 36% tổng số. Năm 2001, toàn thành phố giải quyết việc làm cho 58.600 người đạt 101% kế hoạch [15, tr.87]. Căn cứ vào tình hình trên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: Việc làm là vấn đề bức xúc liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội... của Thủ đô và là một nội dung quan trọng trong Chương trình 09 của Thành ủy (khóa XIII) "về giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc giai đoạn 2001 - 2005" [15, tr.89]. Để đạt được các mục tiêu trong Chương trình 09, Sở Lao động - Thương binh và xã hội và các ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện những nội dung: Phân tích những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ khơng có việc làm để có giải pháp thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng; Tăng cường đào tạo nghề: nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa các trường dạy nghề, chú trọng cải tiến chương trình đào tạo; Tiếp tục cho vạy, hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế, đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh, loại hình kinh tế hợp tác, gắn với xóa đói giảm nghèo để phát triển sản xuất, tạo việc làm; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người lao động; Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm...

Đổi mới nội dung hoạt động cơng đồn ln là một trong những vấn đề được Thành ủy chỉ đáo sát sao trong các buổi tiếp xúc, làm việc với Đảng đoàn và Ban Thường vụ Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội.

Không chỉ tập trung đổi mới nội dung hoạt động, Thành ủy yêu cầu nội dung hoạt động cơng đồn Thủ đơ là cần thiết phải làm sao để phát huy cao hơn nữa vai trị của tổ chức Cơng đoàn, đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đơ, trước hết là vai trị tham mưu, đề xuất cho cấp ủy và chính quyền các cấp; chủ trì tổng kết hoạt động của tổ chức Cơng đồn, khơng chỉ thời điểm hiện tại mà trong cả tiến trình xây dựng Thủ đơ văn minh, giàu đẹp.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam nói chung và Thủ đơ Hà Nội nói riêng đẩy mạnh đổi mới, phát triển và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong chỉ đạo của mình đối với tổ chức cơng đồn về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đồn thủ đơ, Thành ủy nhấn mạnh cần phải nâng cao vai trò của tổ chức Cơng đồn trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp nhà nước; đề xuất giải pháp nhằm quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp nhà nước trong q trình cổ phần hóa; Chăm lo xây dựng tổ chức cơng đồn ngày càng vững mạnh; đẩy mạnh hơn nữa phát triển đoàn viên khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; Tăng cường phối kết hợp và mở rộng mối quan hệ với các cấp, ngành, tổ chức, đồn thể trong hệ thống tổ chức cơng đoàn, trong nước và ngoài nước nhằm đẩy mạnh hoạt động của Liên đoàn Lao động Thủ đô.

Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội (diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 - 12 - 2005) đánh giá cao vai trị của sức mạnh đại đồn kết tồn dân trên địa bàn Thủ đơ và cần phát huy hơn nữa sức mạnh đó, từ đó phải đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Đại hội cũng nhấn mạnh củng cố khối đại đoàn kết toàn dân phải gắn với phát huy dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở tất cả các cấp, các ngành. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia trực tiếp nhiều hơn

trong cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, phản biện và giám sát thông qua Mặt trận tổ quốc và các đồn thế nhân dân.

Để đóng góp vào việc tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết, Đại hội chỉ đạo:

Liên đoàn Lao động Thành phố đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ, bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn và nghề nghiệp, bồi dưỡng tác phong công nghiệp cho người lao động. Đẩy mạnh cuộc vận động “trí thức hóa cơng nhân” ở Thủ đô; tham gia giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp; chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; phối hợp nghiên cứu xây dựng quỹ trợ cấp thất nghiệp. Đẩy mạnh cơng tác phát triển đồn viên, củng cố

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng tổ chức công đoàn (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w