NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI CỦA TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU VỀ CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC MỌI MẶT CỦA VÙNG TỰ DO

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 48 - 53)

CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC MỌI MẶT CỦA VÙNG TỰ DO

Sau chiến thắng Biên giới thu đơng 1950, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi quan trọng, phong trào kháng chiến của quân và dân ta chuyển sang thế chủ động phản công - tiến công địch trên khắp các chiến trường. Biên giới Việt - Trung được khai thơng, cuộc kháng chiến của ta có điều kiện tiếp nhận sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới.

Để cứu vãn tình thế và kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược, sau khi được Mỹ giúp sức, tháng 12 - 1950, chính phủ Pháp cử đại tướng Đờ-lát Đờ-tát-xi- nhi sang làm tổng chỉ huy kiêm cao uỷ Pháp ở Đơng Dương. Chính phủ Pháp đã giao cho viên tướng mọi quyền hành về chính trị, quân sự nhằm lập tuyến phòng thủ, củng cố nguỵ quyền và chuẩn bị mở những đợt tấn công ra vùng tự do, hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Ở chiến trường Nam Trung Bộ, địch tăng cường củng cố các vùng chiếm đóng trọng yếu, tăng cường hoạt động ở ven biển để phối hợp với quân nhảy dù, phong toả giao thơng liên lạc bằng nhiều hình thức. Đi đôi với hoạt động quân sự, địch dùng thủ đoạn tàn bạo và thâm độc để triệt phá kinh tế, gây rối loạn về xã hội của ta. Chúng tổ chức ra nhiều đội biệt động để phối hợp với bọn gián điệp và chỉ điểm, truy lùng và tiêu diệt cơ sở chính trị và quân sự của ta; dùng thổ phỉ quấy rối hậu phương; xây dựng và phát triển nguỵ binh, nguỵ quyền. Đối với vùng tự do Nam Trung bộ, chúng tiến hành nhiều hoạt động phá hoại, như: oanh tạc, đổ bộ, nhảy dù, phát triển chiến tranh gián điệp, hòng cắt đứt liên lạc giữa khu vực với khu IV và Nam bộ, cắt đường tiến quân lên Hạ Lào, tiến quân từ vùng tự do ra Bắc Quảng Nam.

Do địch đánh phá ác liệt, cộng với khuyết điểm về chỉ đạo, nhất là sai lầm về động viên “quỹ chuyển mạnh sang tổng phản công”, và để xảy ra vụ bạo loạn Sơn Hà (Quảng Ngãi) cuối năm 1950 và cả năm 1951 gặp nhiều khó khăn: sản xuất sụt, giá cả tăng vọt, quần chúng kém phấn khởi, một số tiêu cực nảy sinh.

Là một huyện miền núi, sau Cách mạng tháng Tám 1945, cơng cuộc bảo vệ xây dựng chính quyền cách mạng được tồn thể nhân dân các dân tộc ở Sơn Hà ủng hộ, tham gia tích cực, các phong trào thi đua phát triển nhanh và rộng trong tồn huyện, đã có lúc Sơn Hà dẫn đầu phong trào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong q trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, một số cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở đã phạm những khuyết điểm nghiêm trọng như: Thiếu quan điểm quần chúng; Thiếu học tập, nghiên cứu nên không vững chủ trương, đường lối của Đảng; Kém dân chủ và không phát huy được khả năng của cán bộ và nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều chủ trương của Tỉnh uỷ, chính quyền đề ra cịn rất chung chung, không phù hợp với phong tục tập quán, tâm tư tình cảm của đồng bào dân tộc. Nhiều việc làm cịn mang tính chủ quan, áp đặt, khơng phù hợp với khả năng trình độ của nhân dân, động viên quá mức của cải của đồng bào đóng góp cho cuộc kháng chiến. Việc thực hiện đời sống mới động chạm đến phong tục tập quán lâu đời của đồng bào miền núi, đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân Sơn Hà. Ngày 25 - 1 - 1950, thực dân Pháp và bọn phản động kích động quần chúng nhiều xã huyện Sơn Hà nổi dậy giết người, đốt phá tài sản của Nhà nước và nhân dân, các công xưởng, trại sản xuất.

Ngay sau khi vụ Sơn Hà nổ ra, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, cụ thể của Trung ương, Liên khu uỷ V và UBKCHC miền Nan Trung bộ, Bộ Tư lệnh Liên khu V đã cử nhiều đoàn cán bộ về cùng với Tỉnh uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi tham gia giải quyết vụ Sơn Hà. Từ tháng 1 -

1950 đến tháng 12 - 1950, liên tiếp có nhiều cuộc họp để bàn kế hoạch, chỉ đạo cụ thể, đề ra những phương thức hoạt động thích hợp. Lúc đầu, do nhận định chưa đúng về sự việc xảy ra ở Sơn Hà và do không nắm vững phương châm của Trung ương và Liên khu uỷ V “lấy chính trị làm căn bản” nên đã giải quyết theo hướng nặng về quân sự. Do vậy mà diễn biến của vụ Sơn Hà rất phức tạp. Vụ Sơn Hà nổ ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chỉ đạo và giải quyết rất sát sao. Trong thư gửi đồng bào Sơn Hà ngày 14 - 11 - 1950, Người đã “khuyên đồng bào mau mau tỉnh ngộ, trở về yên phận làm ăn, chớ nghe theo lời giặc lừa phỉnh” và Người thuyết phục đồng bào “mau mau quay về với Chính phủ”, Người đã nghiêm khắc phê bình những khuyết điểm, thiếu sót của cán bộ, các cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương...và yêu cầu cán bộ phải đứng ra tự phê bình và phê bình, từ trên xuống, từ dưới lên, kiên quyết sửa chữa cho kỳ được.

Tháng 5 - 1951, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi thành lập Ban cán sự miền Tây để lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất tồn bộ lực lượng vũ trang chính trị của ta ở Sơn Hà và các huyện miền Tây, nhằm đánh bại âm mưu phá hoại của thực dân Pháp và tay sai. Tháng 6 - 1951, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Liên khu uỷ, tại hội nghị Ban Thường vụ tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương đã nhận thấy rõ những sai lầm, khuyết điểm của mình và đã xác định thái độ đúng đắn, định ra phương châm hoạt động cho phù hợp. Qua hai năm kiên trì vận động, tình hình Sơn Hà và miền Tây Quảng Ngãi mới được giải quyết cơ bản. Đảng bộ và chính quyền các cấp nghiêm túc kiểm điểm, đặt kế hoạch khắc phục, phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng của cán bộ và rút kinh nghiệm phổ biến rộng rãi, chuyển biến một bước cơng tác miền núi, trong tồn Liên khu.

Có thể nói, đến đầu năm 1951, sau hơn năm năm kháng chiến, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Đặc biệt là thắng lợi Biên giới Thu - Đông 1950 đã chuyển cuộc kháng chiến sang thời kỳ mới, với

nhiệm vụ phải tăng cường về mọi mặt đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Yêu cầu và nhiệm vụ mới địi hỏi tồn Đảng, tồn qn và tồn dân ta phải khắc phục ngay những nhược điểm để vươn lên đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến; địi hỏi phải có một hậu phương vững chắc bảo vệ những nhu cầu cho cuộc chiến tranh chính quy. Từ ngày 11 đến ngày 19 - 2 - 1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp, Đại hội đã phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đường lối tồn dân kháng chiến. Đại hội đã có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của quân và dân ta đến thắng lợi cuối cùng.

Vấn đề xây dựng vùng tự do cho kháng chiến lâu dài được Đại hội coi là một vấn đề chiến lược quan trọng. Vì khơng xây dựng vùng tự do tức là khơng tích cực bồi dưỡng phát triển lực lượng của nhân dân, có nghĩa là khơng tích cực bồi dưỡng, xây dựng nguồn nhân lực, vật lực cần thiết cho quân đội. Vì vậy, để xây dựng hậu phương, phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc, Đảng ta đặt vấn đề xây dựng căn cứ địa thành một công tác khẩn cấp và quan trọng:

Nếu khơng có căn cứ địa vững chắc thì khó lịng xây dựng qn đội chính quy hùng mạnh, khó lịng đẩy chiến tranh tiến nhanh trên con đường chính quy chiến, khó tổ chức việc cung cấp tiền tuyến cho hợp lý và đầy đủ. Một mặt nữa, nếu có tập trung lực lượng xây dựng căn cứ địa, thì chúng ta mới có những kinh nghiệm điển hình về các mặt chính trị, qn sự, xã hội, những kinh nghiệm ấy sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong toàn quốc [38, tr.278].

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng, từ ngày 16 - 7 đến ngày 2 - 8 - 1951, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Liên khu V lần thứ hai họp tại huyện An Lão tỉnh Bình Định. Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu bật những

thành tích đáng kể do lịng hy sinh khơng bờ bến của tồn thể quân, dân và sự tận tuỵ đáng khen của hàng ngàn anh chị em cán bộ, đồng thời cũng kiểm điểm sâu sắc những sai lầm đã mắc phải như tư tưởng chủ quan, nóng vội, ỷ lại, khơng nắm vững phương châm kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, đã liên hệ tự phê bình nghiêm khắc về những sai lầm mà Hồ Chủ tịch đã nêu trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Nam Trung bộ (4 - 1951).

Đại hội kiểm điểm sâu sắc công tác xây dựng Đảng, mặt tốt là cơ sở Đảng phát triển, lãnh đạo được các ngành, các cấp, các địa phương, đội ngũ cán bộ trưởng thành, gắn bó với nhân dân, học tập rèn luyện, tiến bộ, nhưng đã phạm sai lầm trong vấn đề “xây dựng Đảng thành một Đảng quần chúng đông đảo và mạnh mẽ”, chi bộ đông nhưng yếu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Liên khu uỷ mới, đồng chí Nguyễn Chánh, uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Liên khu uỷ thay đồng chí Nguyễn Duy Trinh về Trung ương nhận nhiệm vụ mới [101, tr.150, 152].

Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ bao quát, trong đó nhấn mạnh ra sức xây dựng, bảo vệ căn cứ địa, đồng thời tổng động viên nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến. Phát triển kinh tế, chú trọng sản xuất và bảo vệ sản xuất lương thực, đồng thời nắm vững chính sách tài chính để đảm bảo cung cấp cho kháng chiến và cải thiện dân sinh. Ra sức xây dựng Đảng bộ vững mạnh, thuần khiết, gắn chặt với quần chúng. Đại hội cũng chỉ rõ nhiệm vụ quốc tế của quân và dân toàn Liên khu là “Phải ra sức giúp đỡ xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng ở Đông Miên và Hạ Lào đúng với đường lối, chính sách vận động cách mạng của Đảng” [62].

Theo tinh thần chỉ đạo của Liên khu uỷ, nghị quyết của các Đảng bộ tỉnh đều thể hiện rõ: làm việc gì khơng được quần chúng ủng hộ sẽ thất bại, vận động quần chúng là nhiệm vụ chung của tồn Đảng bộ, khơng phải là nhiệm vụ riêng của những cán bộ làm cơng tác quần chúng. Từ vị trí chiến lược của chiến trường và sự phát triển của tình hình, Hội nghị đã chủ trương

đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố vùng tự do Nam - Ngãi - Bình - Phú thành căn cứ địa hậu phương trực tiếp của chiến trường và cho cả các chiến trường Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia.

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w