DO NAM TRUNG BỘ, TÍCH CỰC GĨP PHẦN VÀO THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 - 1954)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 - 1951) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu V lần hai, các Đảng bộ và nhân dân vùng tự do ở Nam Trung bộ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và chiến đấu bảo vệ vùng tự do, làm nhiệm vụ hậu phương cho chiến trường và cho Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi.
Không ngừng đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố kiện tồn mạnh mẽ hệ thống chính quyền và đồn thể các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng và Đại hội đại biểu Liên khu V lần hai, các Đảng bộ Vùng tự do đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, coi đó là điều kiện quyết định các mặt công tác khác của các Đảng bộ. Ngay trong năm 1951, công tác xây dựng Đảng được các cấp uỷ coi trọng hàng đầu, thực hiện theo phương hướng vừa chú ý phát triển, vừa coi trọng củng cố, nâng cao chất lượng - lấy việc đào tạo, giáo dục cán bộ đảng làm nhiệm vụ chính. Đảng bộ các địa phương đã mở các lớp huấn luyện để cán bộ, đảng viên các cấp học tập lý luận Mác - Lênin, đường lối chủ trương của Đảng theo chương trình mà Trung ương quy định, vừa khắc phục những sai lầm lệch lạc về nhận thức và phương pháp tổ chức thực hiện; vừa chống phá các hành động phá hoại về mọi mặt của địch, nâng cao cơng tác tự phê bình và phê bình trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải dứt khốt đặt lợi ích của nhân dân, của giai cấp, của Đảng lên trên hết. Cuộc vận động này đã góp phần nâng cao được trình độ,
tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền sau những sai lầm khuyết điểm trong tổng động viên (năm 1950).
Từ ngày 22 đến 28 - 4 - 1952, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và đề ra công tác chỉnh Đảng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm củng cố lập trường vô sản cho cán bộ, đảng viên, thống nhất tư tưởng và hành động trên cơ sở quán triệt quan điểm bồi dưỡng sức dân, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn mới.
Thực hiện Nghị quyết hội nghị, đầu năm 1952, dưới sự chỉ đạo của Liên khu uỷ, Đảng bộ các tỉnh đã triển khai công tác chỉnh Đảng. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã mở được 8 lớp học cho cán bộ, đảng viên từ cấp tỉnh đến cấp xã với 707 học viên theo học. Trong năm 1953, tồn tỉnh đã có 842 đảng viên tham gia chỉnh huấn. Riêng trong 6 tháng đầu năm 1954, tỉnh uỷ đã mở được 26 lớp chỉnh Đảng, trong đó có 13 lớp tập trung 20 ngày và 13 lớp học tập trung 40 ngày với 1516 cán bộ, đảng viên tham dự [35, tr.231,291]. Năm 1952, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi có 1489 cán bộ, đảng viên dự các lớp huấn luyện do tỉnh mở, 100 cán bộ đi dự các lớp huấn luyện do Liên khu mở [1, tr.86]. Từ giữa năm 1952 đến đầu năm 1954, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã có 18 Tỉnh uỷ viên và Bí thư Huyện uỷ đi dự các lớp chỉnh huấn của Trung ương mở tại Liên khu V; 190 huyện uỷ viên và tương đương dự các lớp của Liên khu uỷ mở; 510 cán bộ, đảng viên dự các lớp chỉnh huấn do Tỉnh uỷ triệu tập [33, tr.156].
Đến cuối năm 1953, hầu hết cán bộ huyện, cán bộ cốt cán đều dự chỉnh huấn. Tất cả cán bộ dự chỉnh huấn đều tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, qua chỉnh huấn thấy được sai lầm, đã cố gắng sửa chữa, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật được đề cao hơn trước. Cán bộ nhân viên ngoài Đảng qua chỉnh huấn đã hiểu Đảng, tin Đảng hơn, tinh thần phục vụ nhân dân, sự đoàn kết giữa trong Đảng và ngồi Đảng có tiến bộ. Giác ngộ về chính trị và tư tưởng của cán bộ các cấp được nâng lên, góp phần nâng cao
sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, tạo được sự chuyển biến trong phong trào kháng chiến.
Từ giữa năm 1951 đến 1952, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và chính phủ, Liên khu uỷ đã đã chỉ đạo cho các tỉnh tiếp tục kiện tồn, cải tổ bộ máy chính quyền các cấp. Hội đồng nhâm dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp tỉnh, cấp xã cũng được cải tổ với phương châm “kiện toàn chất, đơn giản lượng” theo tinh thần tinh giản biên chế của Trung ương Đảng và chính phủ.
Ngồi việc củng cố Hội đồng nhân dân và các Uỷ ban kháng chiến hành chính, Liên khu uỷ và các tỉnh cịn chú trọng củng cố các cơ quan chuyên môn và các đoàn thể Mặt trận. Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đã giữ vai trò quan trọng trong việc động viên nhân dân vùng tự do thực hiện các chính sách lớn của Đảng và chính phủ, đóng góp nhiều hơn sức người sức của cho kháng chiến.
Như vậy, với những chủ trương trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị đó, quân dân bốn tỉnh đã phải trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ vừa làm, vừa học tập nâng cao trình độ để giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra, khắc phục những sai lầm khuyết điểm về nhận thức và phương pháp tổ chức thực hiện. Việc xây dựng và củng cố tổ chức Đảng và đảng viên từ cấp Khu đến cơ sở là một nhân tố quan trọng để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, đối với cuộc kháng chiến toàn dân, tồn diện trong giai đoạn mới.
Khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phục vụ yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
Cuối năm 1950 và năm 1951, tình hình các mặt ở Vùng tự do Nam Trung bộ gặp nhiều khó khăn. Sự đánh phá ác liệt của địch, những khuyết điểm trong việc chỉ đạo động viên "quỹ chuyển mạnh sang tổng phản công" và vụ bạo loạn ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã làm cho cuộc kháng chiến thêm
phần khó khăn. Bên cạnh đó, hạn hán, mất mùa, sản xuất sụt, giá cả tăng, tiêu cực nảy sinh, nạn đói xảy ra.
Trước tình hình trên, Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng tự do ở Nam Trung bộ đã kịp thời chỉ đạo cơng tác phịng chống hạn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp. Chính phủ đã kịp thời gửi vào Liên khu V 140 triệu đồng và 50 tấn thóc, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ xuất 1000 tấn thóc cứu tế và 1300 tấn lúa để thu mua sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp. Nhiều phong trào thi đua như: chống hạn, tăng gia sản xuất, trồng thêm khoai sắn… được nhân dân hưởng ứng sôi nổi. Nơng dân Trung Hồ (Phú n) có sáng kiến gieo một lần hai giống lúa: lúa “Tứ quý” ngắn ngày, chịu hạn gặt trước, giống lúa “Gòn” dài ngày, năng suất cao phát triển trong mùa mưa, thu hoạch sau.
Để khắc phục khó khăn, đáp ứng yêu cầu của kháng chiến, phải có những chính sách và biện pháp kinh tế mới tồn diện và có hiệu quả hơn. Giữa năm 1951, Liên khu uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ phát động một phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Nhờ thế, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành phong trào quần chúng mạnh mẽ và rộng khắp. Nông dân khắp vùng tự do nêu cao tinh thần yêu nước, khắc phục khó khăn, ra sức đào ao, vét giếng chống hạn. Sau ba tháng lao động khẩn trương, nông dân Quảng Nam, Phú Yên đã đào đắp xong các kênh Ba Kỳ, Cẩm Thạch, đập Suối Cái lấy nước tưới cho hàng vạn hécta.
Thắng lợi của phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm đã từng bước khắc phục được những khó khăn do thiên tai, địch hoạ gây ra, ổn định được đời sống của bộ đội và nhân dân, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của kháng chiến.
Tháng 1 - 1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ tư (khoá II) đề ra chủ trương thực hiện chính sách ruộng đất, triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, chia lại công điền nhằm đem lại quyền lợi thiết thực cho
nông dân, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến. Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ V quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, đẩy mạnh sản xuất. Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ phối hợp với Hội nơng dân Cứu quốc triển khai thực hiện một bước chính sách ruộng đất. Tính đến tháng 6 - 1953, tỉnh Quảng Nam đã chia trên 9.333 mẫu cho 3.000 nông dân. Ở Quảng Ngãi, năm 1953 đã chia 12.835 mẫu cho nơng dân. Ở Bình Định, chính quyền đã chia 598,6 mẫu đất cho nơng dân thiếu ruộng, góp phần tăng thêm diện tích canh tác ở các địa phương. Tổng diện tích đất canh tác (gồm cả diện tích sản xuất lúa và hoa màu) của các tỉnh vùng tự do năm 1953 đã tăng lên đáng kể như bảng 2.1:
Bảng 2.1: Diện tích trồng lúa, hoa màu của các tỉnh vùng tự do
trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Tỉnh Diện tích trồng lúa (ha) Diện tích trồnghoa màu (ha) Tổng diệntích (ha)
Quảng Nam 185.000 22.500 215.000
Quảng Ngãi 99.141 20.436 119.577
Bình Định 162.570 20.000 182.570
Phú Yên 33.052 25.000 58.052
Nguồn: TTLTQG III [92].
Để góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, trong những năm 1951 - 1953 các địa phương đã có nhiều cố gắng chỉ đạo xây dựng duy trì các mơ hình làm ăn tập thể, như phong trào xây dựng hợp tác xã (HTX) nơng nghiệp, nơng đồn hợp cơng, đổi công. Tuy nhiên do năng lực quản lý của cán bộ và trình độ của nơng dân cịn hạn chế nên cũng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, điều hành dẫn đến hoạt động khơng hiệu quả. Chỉ tính riêng ở Bình Định, đến tháng 7 - 1953 số nơng đồn hợp cơng, nơng đồn đổi công và hợp tác xã nông nghiệp đã giảm sút nhiều so với năm 1951. như bảng 2.2:
Bảng 2.2: Thống kê tình hình giảm sút
Năm Nơng đồn hợp cơng Nơng đồn đổi cơng HTXnôngnghiệp
1951 178 774 13
1953 120 620 6
Nguồn: [33, tr.143].
Cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất lương thực, trong những năm 1951 - 1954 các địa phương cũng đã chủ trương phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm ở vùng tự do Nam Trung bộ nhìn chung phát triển chậm, số lượng ít, tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình và thường bị dịch bệnh. Mặt khác, kẻ thù tìm mọi cách phá hoại cơng cuộc sản xuất, tập trung bắn phá các cơng trình thuỷ lợi, giết hại trâu bị, rải chất độc để phá hoại lúa, hoa màu.
Nhận thức rõ điều đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương vùng tự do đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng, tài sản, trâu bò và hoa màu của nhân dân. Ty canh nơng các tỉnh đã tập trung tiêm phịng dịch cho đàn gia súc. Tính đến tháng 3 - 1953, bốn tỉnh đã tổ chức tiêm 30.000 liều thuốc, phòng bệnh cho 15.000 súc vật [92].
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sản xuất nông nghiệp ở Vùng tự do Nam Trung bộ vẫn cịn bộc lộ những thiếu sót. Việc tổ chức, hướng dẫn cho nhân dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất chưa kịp thời. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho ngành nông nghiệp chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Ở một vài địa phương, do trình độ và năng lực của một số cán bộ các cấp, các ngành còn thấp, chưa tiếp thu đầy đủ tinh thần của chủ trương cải cách ruộng đất nên việc chỉ đạo, lãnh đạo giảm tô ở các địa phương thời gian đầu chưa được cụ thể, chặt chẽ, cịn phạm nhiều thiếu sót.
Về phát triển thủ cơng nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn bởi giá mua và thị trường biến động phức tạp, nhưng sản xuất thủ công nghiệp vẫn có bước
phát triển và ngày càng ổn định. Năm 1951, Liên khu uỷ chủ trương sản xuất giấy thăng bằng với nhu cầu, tiếp tục hướng dẫn cải tiến kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất giấy, Vùng tự do Nam Trung bộ đã gặp nhiều khó khăn như thiếu ngun liệu chính (dó), thiếu cán bộ chun mơn. Nhờ có những chủ trương kịp thời của Đảng, như tổ chức Hội sản xuất giấy để bảo đảm thu mua, tổ chức và hướng dẫn khai thác nguyên liệu, đào tạo thợ, dùng nứa và chuối thay dó, điều hồ khai thác, phân phối ngun liệu, đào tạo được nhiều thợ chun mơn. Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Liên khu uỷ, sản xuất giấy ở Vùng tự do có chuyển biến tốt.
Nghề dệt, bên cạnh việc nâng cao sản lượng các tỉnh Vùng tự do còn đặc biệt chú ý đến chất lượng. Nhờ đó chất lượng vải ngày càng tiến bộ. Nghề kéo sợi, dệt vải phát triển không những đã giúp cho Vùng tự do tự túc được về mặc, bảo đảm cung cấp cho nhu cầu quân dân các loại vải ta, vải tám, canh chỉ đánh, bố, mùng, chỉ may…, mà cịn giúp cho hàng trăm nghìn người trực tiếp tham gia sản xuất, cải thiện đời sống, sinh hoạt [52].
Ngồi hai nghề thủ cơng chính là sản xuất giấy và dệt vải, Vùng tự do Nam Trung bộ còn tự túc được các nhu yếu phẩm thứ yếu khác như phát triển sản xuất các loại bao dứa, bao lát.... bảo đảm cung cấp cho nhu cầu vận tải hàng hố. Nghề nón cũng được khuyến khích, hướng dẫn cải tiến kỹ thuật cho thích hợp với yêu cầu thị trường. Sản xuất trung bình hàng tháng trên 100.000 chiếc nón, bảo đảm nhu cầu cho Vùng tự do và xuất ra ngồi khu vực trung bình hàng tháng khoảng 40.000 chiếc, trị giá trên 30 triệu đồng. Nghề nấu xà phòng trong Vùng tự do cũng phát triển mạnh, kỹ thuật nấu xà phịng tiến bộ, chất lượng khơng thua kém xà phịng ngoại. Xà phòng của Quảng Nam còn bán ra vùng du kích. Nghề nấu xà phịng phát triển đã tạo cơng ăn việc làm cho gần 100 gia đình và trên 400 công nhân, giúp cho Vùng tự do tự túc hồn, khơng bị lệ thuộc vào xà phòng ngoại.
Về sản xuất công nghiệp, trong những năm 1951 - 1954, do thiếu nguyên liệu để sản xuất nên ngành cơng nghiệp dân dụng nhìn chung phát
triển chậm. Năm 1951, tồn vùng có tất cả 13 xưởng cơ khí và 30 đơn vị sản xuất gia đình, trang bị gồm 24 máy nổ, 38 bàn tiện, 27 bàn khoan và trên 300 công nhân (kể cả nhân viên ở Tổng cục), số vốn là 350 triệu đồng, quy ra thóc lúc đầu là 700 tấn thóc. Năm 1953, mức sản xuất của các xưởng đã đạt 350 tấn tăng 260% so với năm 1950. Riêng 6 tháng đầu năm 1954 đã sản xuất được 175 tấn [25, tr.71]. Nhờ vậy đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu vũ khí tác chiến của lực lượng vũ trang trên khắp các chiến trường Nam Trung bộ.
Về tài chính, tín dụng, tiền tệ được triển khai tồn diện. Nhờ nắm vững chính sách kinh tế là tăng gia sản xuất đảm bảo cung cấp, nắm vững chính sách tài chính là tăng thu giảm chi; thi hành đúng mức việc đấu tranh kinh tế tài chính với địch, mở mang mậu dịch với các nước bạn.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của Liên khu uỷ, quân dân Vùng tự do Nam Trung bộ đã vượt qua được thiên tai, địch hoạ. Năm 1951, Liên khu đã phát hành 7.105.180.550 tín phiếu, đã in: 256.000.000 đồng Việt Nam, cịn ở ngân khố 669.550.000 tín phiếu và 32.000.000 đồng Việt Nam [79]. Trong những năm 1951-1954, nhờ đẩy mạnh sản xuất trên các lĩnh vực, thực hiện tăng thu từ những nguồn thu theo quy