tạo trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương và bám sát yêu cầu của cuộc kháng chiến trong mỗi giai đoạn
Bước vào cuộc kháng chiến, Vùng tự do ở Nam Trung bộ bị cô lập, phong toả bốn bề, sự chi viện của Trung ương hầu như bị cắt đứt ngay từ đầu. Từ yêu cầu của cuộc kháng chiến, quân dân bốn tỉnh Nam - Ngãi - Bình - Phú dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu uỷ, các tỉnh, huyện uỷ đã vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh vào hồn cảnh cụ thể của địa phương mình nhằm đẩy lùi các cuộc tiến cơng của thực dân Pháp, góp phần làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh
của địch, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để xây dựng và giữ vững được một Vùng tự do rộng lớn cho đến kết thúc kháng chiến thắng lợi.
Có thể nói, những sáng tạo về việc vận dụng đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng vào tình hình của địa phương, từng bước thực hiện những yêu cầu do cuộc kháng chiến đặt ra.
Trước hết là lực lượng kháng chiến, gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Sự ổn định về chính trị với tinh thần quyết tâm kháng chiến của toàn Đảng, toàn dân là điều kiện đấu tiên quyết định xây dựng lực lượng chính trị mọi mặt của kháng chiến. Với quan điểm vũ trang toàn dân, ngoài việc xây dựng bộ đội chủ lực ngày càng lớn mạnh, Liên khu uỷ và các cấp uỷ coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương, dân quân du kích. Từ giữa năm 1949 lực lượng vũ trang ba thứ quân trên địa bàn Vùng tự do đã hình thành một cách hồn chỉnh. Để có một đội ngũ cán bộ quân sự giỏi, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, tháng 6 - 1946 tại Quảng Ngãi, Liên khu V và Uỷ ban kháng chiến miền Nam Trung bộ đã mở trường Lục quân, đào tạo cán bộ trung đội, làm nòng cốt cho các đơn vị quân đội, đủ sức đánh thắng đội quân nhà nghề của thực dân Pháp. Theo sự chỉ đạo của Liên khu uỷ, từ đầu năm, công tác xây dựng lực lượng vũ trang được chuyển theo hướng “tinh binh, tinh cán, tăng thành phần trực tiếp chiến đấu, giảm thành phần gián tiếp” nhằm phù hợp với yêu cầu tác chiến và khả năng ngân sách. Điểm nổi bật ở Vùng tự do Nam Trung bộ là các cấp uỷ đã chỉ đạo xây dựng được thế trận phịng thủ rộng rãi, dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở và xây dựng làng chiến đấu. Đồng thời sáng tạo ra nhiều cách đánh như đánh địch từ xa, đánh bất ngờ, đánh chớp nhoáng … nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Để kháng chiến lâu dài nhằm lấy thời gian khắc phục những khó khăn nhược điểm để bảo đảm yêu cầu “ăn no, mặc ấm, đánh khoẻ” của Vùng tự do trong kháng chiến và vận dụng đường lối của Đảng vào thực tiễn. Nét sáng tạo, nổi bật trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế Vùng tự do trong
kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ Liên khu V và các Đảng bộ bốn tỉnh là trong q trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ, Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ đã động viên được hầu hết thành phần địa chủ chủ động thực hiện hiến điền. Chính vì thế, Vùng tự do Nam Trung bộ khơng mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như các vùng khác. Đây là một trong những điều kiện đã góp phần giúp cho chính quyền địa phương thực hiện tốt cơng tác tự cấp tự túc ban đầu. Việc thực hiện chính sách đó đã góp phần vận động được mọi tầng lớp tham gia kháng chiến, tạo nên sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, phục vụ cho cuộc kháng chiến cứu nước.
Vùng tự do Nam Trung bộ với địa hình cách trở, trong chiến tranh, công tác liên lạc với Trung ương rất khó khăn, phần lớn các chủ trương, chính sách của Trung ương đến với Vùng tự do đều muộn, thế nhưng Liên khu uỷ và các Đảng bộ đã ln ln sáng tạo để có những biện pháp khắc phục phù hợp với điều kiện địa phương trong từng thời điểm của cuộc kháng chiến.
Thực hiện việc phát triển văn hoá giáo dục theo phương châm phục vụ kháng chiến, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới trong điều kiện kháng chiến. Kinh nghiệm của các Đảng bộ là dựa vào dân để xây dựng các hình thức tổ chức. Các tỉnh trong vùng tự do đã duy trì cả trường cơng và trường tư thục, trường bình dân. Chủ trương giáo dục phải gắn với xã hội, với kháng chiến phục vụ kháng chiến.
Nhờ những biện pháp tích cực, sáng tạo, bám sát yêu cầu của cuộc kháng chiến trong mỗi giai đoạn mà các cấp uỷ Đảng đã vận động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, góp phần xây dựng và giữ vững Vùng tự do ngày càng phát triển, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.