Xây dựng, bảo vệ Vùng tự do ở Nam Trung bộ chứa đựng nhiều sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân các địa phương dưới sự lãnh

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 75 - 77)

nhiều sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân các địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trong chiến tranh, muốn giành thắng lợi phải đánh bại kẻ địch trên chiến trường. Nhưng sức mạnh của lực lượng vũ trang, của chiến trường chủ yếu dựa vào sức mạnh của nhân dân, của hậu phương. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc” [59, tr.497]. Một hậu phương vững mạnh, ổn định, thường xuyên quan tâm đến tiền tuyến sẽ làm tăng thêm sức mạnh tinh thần cho tiền tuyến, giúp bộ đội vượt qua những khó khăn, đánh thắng kẻ thù, nhất là trong chiến tranh trường kỳ gian khổ, dựa vào sức mình là chính như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.

Xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở Nam Trung bộ làm hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là sự vận

dụng sáng tạo chủ trương, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của một dân tộc đất không rộng, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, phải chống chọi với một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, lại được trang bị vũ khí hiện đại. Đảng ta đã đề ra những chủ trương, nghị quyết đúng đắn, trong đó có xây dựng căn cứ địa hậu phương. Đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các cấp bộ Đảng quán triệt sâu sắc trong các Đảng bộ, quân dân bốn tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện với quyết tâm cao và trở thành hành động của quần chúng.

Thực tiễn công cuộc xây dựng và giữ vững vùng tự do ở Nam Trung bộ là quá trình xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặc chính trị, kinh tế, qn sự, văn hố - xã hội và thực chất đó là xây dựng một chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân. Hơn nữa, sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của nhân dân cách mạng, của tổng hợp lực về mọi mặt. Chính H.Na-va, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương năm 1953 cũng phải thừa nhận rằng “quân đội viễn chinh Pháp không những phải chống chọi với một quân đội chính quy mà cịn phải đương đầu với cả một dân tộc” [72, tr.79].

Vùng tự do Nam Trung bộ được hình thành và trở thành hậu phương của cuộc kháng chiến, không những bảo đảm những điều kiện để đánh thắng những hành động xâm lược của kẻ thù mà còn là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Hạ Lào và Đơng bắc Campuchia.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên chiến trường và yêu cầu của cuộc kháng chiến trong mỗi giai đoạn, công cuộc xây dựng và giữ vững vùng tự do ở Nam Trung bộ đã đáp ứng những yêu cầu của công cuộc kháng chiến. Để kháng chiến lâu dài phải có lực lượng tồn dân tham; phải có sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế, qn sự, văn hố - xã hội. Vận dụng các chủ trương của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ, các tỉnh uỷ đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của kháng chiến. Sự

đóng góp của vùng tự do Nam Trung bộ đối với cuộc kháng chiến là to lớn, thể hiện trên nhiều mặt, song nổi bật nhất là vai trò căn cứ địa, hậu phương.

Đặc điểm quan trọng của vùng tự do Nam Trung bộ là cùng một lúc đã đảm nhiệm vai trò, căn cứ địa, hậu phương của nhiều hướng trên chiến trường trong kháng chiến: vừa đáp ứng yêu cầu tại chỗ, vừa thực hiện kịp thời nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến, trực tiếp chi viện sức người, sức của cho chiến trường Nam Trung bộ, cho cả chiến trường Hạ Lào và Đơng bắc Campuchia, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w