Vùng tự do Nam Trung bộ đóng vai trò to lớn là hậu phương đối với cuộc kháng chiến ở Nam Trung bộ

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 77 - 83)

đối với cuộc kháng chiến ở Nam Trung bộ

Từ cuối tháng 6 - 1946, khi các tỉnh thuộc Khu 5 là Gia Lai, Kon Tum và Khu 6 là Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nam Thượng, Lâm Viên, Đắk Lắk bị địch tạm chiếm, bốn tỉnh: từ Nam Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đến hết tỉnh Phú Yên trở thành nơi đứng chân của các cơ quan Quân - Dân - Chính - Đảng Nam Trung bộ: Liên khu uỷ V, Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ, Đài phát thanh Nam bộ, Đài phát thanh Nam Trung bộ, các Xưởng quân giới, Xưởng in tín phiếu, các đơn vị bộ đội chủ lực của Liên khu (các Trung đoàn 210, 108, 803, 96…).

Trước hết, bản thân sự tồn tại và ngày càng tốt đẹp về mọi mặt của vùng tự do Nam Trung bộ, một vùng đất rộng, có chế độ chính trị - xã hội ưu việt, một hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới, ra đời sau cách mạng Tháng Tám.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong những năm đầu diễn ra trong vòng vây bốn bề của kẻ thù, cho đến những năm sau khi đã mở thông được liên lạc với quốc tế, Đảng ta vẫn luôn ln chủ trương phải dựa vào sức mình là chính. Phải tự lực, tự cường để đánh giặc. Phải đem sức ta mà giải phóng cho ta. Chủ trương đó xuất phát từ cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và có lịng tin vững chắc vào sức mạnh của nhân dân.

Vận dụng các chủ trương của Trung ương Đảng, dựa vào sức mình là chính, Liên khu uỷ và các tỉnh uỷ vùng tự do đã từng bước xây dựng lực lượng, xây dựng cơ sở vật chất cho chiến tranh, từ chỗ lực lượng non trẻ, cơ sở vật chất yếu kém lúc ban đầu dần dần đã tiến lên đủ sức mạnh cả về nhân lực và vật lực đề tiến công địch. Các cấp uỷ Đảng đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực xây dựng về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Trong quá trình chiến tranh đầy biến động do sự phá hoại của đối phương, vùng tự do Nam - Ngãi - Bình - Phú vẫn giữ vững và phát triển thế ổn định chính trị và đó cũng là kết quả của cơng tác xây dựng hệ thống chính

trị. Cơng tác xây dựng, củng cố, kiện toàn cơ quan lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời, xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát triển các đồn thể nhân dân và Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang. Hiệu quả hoạt động nổi bật của hệ thống chính trị các tỉnh Vùng tự do Nam Trung bộ là xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết các giai cấp, tầng lớp nhân dân yêu nước, các dân tộc và tôn giáo, thể hiện sự đồng tâm, nhất trí chịu đựng gian khổ, hy sinh vì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phá tan mọi mưu đồ, thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo của đối phương, mà điển hình là vụ Sơn Hà (Quảng Ngãi). Nhờ vậy, mà đã bảo vệ được vùng tự do an tồn, giải quyết thành cơng các nhiệm vụ nặng nề của hậu phương đối với tiền tuyến, của kháng chiến và sức vươn lên mạnh mẽ của vùng tự do cũng bắt nguồn từ sự giác ngộ trách nhiệm đó của mình.

Thành tựu và tính ưu việt của hậu phương trên lĩnh vực chính trị là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự vững mạnh của hậu phương, đến việc hồn thành nhiệm vụ chiến lược của hậu phương góp phần quyết định vào thắng lợi đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Vùng tự do Nam - Ngãi - Bình - Phú cịn là địa bàn phát triển đồng bộ kinh tế, văn hoá - xã hội dưới ánh sáng của đường lối cách mạng dân tộc dân

Trong lúc phải đối phó với các hành động phá hoại, xâm lược của đối phương, Đảng bộ, chính quyền miền Nam Trung bộ đã lãnh đạo, tổ chức nhân dân trong vùng tự do từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển sản xuất. Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1947 mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng kinh tế tự túc, tự cấp và bước đầu giải quyết được những khó khăn trước mắt nhưng tổng nguồn thu tài chính của bốn tỉnh cịn q thấp, năm 1947 chỉ đạt 21.599.303 đồng, quy ra thóc là 71.750 tấn, tỷ lệ thu, chi chỉ đạt 7% [55]. Sau 5 năm xây dựng, phát triển, vùng tự do đã từng bước vượt qua khó khăn, ổn định tình hình kinh tế. Các ngành sản xuất lương thực, sản xuất vũ khí và các hàng hố thiết yếu như vải, muối, giấy... đã có những bước phát triển rõ rệt. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được coi là trọng điểm. Năm 1947, tỉnh Phú Yên còn bán ra Quảng Ngãi 300 tấn gạo, 1.980 con trâu bị [5, tr.69-70]. Tỉnh Bình Định đã chi viện cho Quảng Nam, Quảng Ngãi 200 tấn gạo, 100 tấn ngơ, mì. Năm 1949, Phú Yên bán ra Quảng Nam 1.022 con bò, 262 con trâu, 21 con ngựa, giúp Quảng Nam tăng thêm sức kéo cho sản xuất nông nghiệp [91].

Trong 2 năm 1951 - 1952, vùng tự do Nam Trung bộ liên tiếp bị thiên tai, địch hoạ tàn phá. Nhưng nhờ có những biện pháp thiết thực của Liên khu và các Đảng bộ địa phương, nên nạn đói đã nhanh chóng được đẩy lùi, tạo cho hậu phương khơng khí ổn định, đồn kết, nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất, đóng góp cho kháng chiến.

Được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, việc đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào khu vực miền núi được các cấp bộ Đảng, chính quyền chú trọng. Cuối năm 1951, các tỉnh trong vùng tự do đã cung cấp 49 tấn lúa, 15 tấn bắp, 144 tấn muối, 6.670 nông cụ, 9.714 thước vải, 24 con trâu cày [52]. Khối lượng lương thực quy thóc của bốn tỉnh vùng tự do ngày càng tăng cao đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về ăn, mặc, vũ khí đánh giặc, đi lại học hành và chữa bệnh cho hơn 2,5 triệu dân của mình.

Cùng với những thành tựu về chính trị, kinh tế trên mặt trận văn hố - xã hội cũng có nhiều thành tựu mới. Trước hết là việc thực hiện tốt chính sách

xã hội, trên tinh thần chủ trương của Đảng và Khu uỷ, Đảng bộ các tỉnh vùng tự do đã chỉ đạo thực hiện việc đón nhận, điều trị, tổ chức an dưỡng cho hàng ngàn thương bệnh binh từ mặt trận Nam Trung bộ trở về. Tháng 9 - 1947, Nha thương binh cứu binh miền Nam Trung bộ được thành lập. Tiếp đó, Ty Thương binh bốn tỉnh được hình thành, trực tiếp chỉ đạo cơng tác thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Năm 1948, để đáp ứng yêu cầu điều trị thương bệnh binh, toàn vùng tự do đã xây dựng được 15 trạm nuôi dưỡng, điều trị thương bệnh binh.

Phong trào toàn dân giúp đỡ, ủng hộ thương bệnh binh và lực lượng vũ trang diễn ra rộng khắp ở bốn tỉnh. Năm 1947, Hội giúp binh sĩ bị nạn tỉnh Phú n đã qun góp được 222.923 đồng, Bình Định 224.335 đồng [100]. Tỉnh Quảng Nam, ngồi việc chăm sóc thương binh, cịn giúp đỡ mỗi gia đình tử sĩ 200 đồng. Ở tỉnh Quảng Ngãi, chỉ tính riêng ngày 27 - 7 - 1947, nhân dân đã ủng hộ thương binh và gia đình liệt sĩ 150.000 đồng và hơn 1.000 ang lúa [1, tr.50].

Hội mẹ chiến sĩ cũng được thành lập ở hầu khắp các địa phương. Năm 1947, Hội đã thu hút 1.109.677 mẹ tham gia, trong có 8.603 mẹ nhận ni dưỡng, đỡ đầu bộ đội. Năm 1949, Hội mẹ chiến sĩ các tỉnh đã quyên góp ủng hộ bộ đội 17 triệu đồng. Các đoàn thể quần chúng nhân dân đóng góp trên 15 triệu đồng ủng hộ quỹ ni qn [91]. Riêng tỉnh Quảng Ngãi trong năm 1947, nhân dân đã đóng góp 83.739.800 đồng và 1.505.000 ang lúa, năm 1948 góp được 616.516 đồng. Nếu tính riêng quỹ ni du kích tập trung thì đến tháng 3 - 1949 nhân dân Quảng Ngãi đã đóng góp được 9,2 triệu đồng và 12.220 ang lúa, 121 mẫu ruộng [1, tr.46].

Năm 1950, nhân dân vùng tự do tích cực đóng góp quỹ đảm phụ chuyển mạnh sang tổng phản công với tổng số thu được quy ra tiền là 2.028 triệu đồng (trong đó Quảng Nam là 518 triệu, Quảng Ngãi là 478 triệu đồng, Bình

Định 709 triệu đồng, Phú Yên là 371 triệu [101, tr.149], góp phần giải quyết những khó khăn của chiến trường.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ngày càng gay gắt, hàng ngàn đồng bào từ các khu vực có chiến sự đã tản cư về vùng tự do. Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và nhân dân bốn tỉnh Vùng tự do Nam Trung bộ đã tổ chức đón tiếp, sắp xếp nơi ở, giúp đỡ việc làm, tạo điều kiện cho đồng bào ổn định cuộc sống. Trong năm 1947, tỉnh Bình Định đã tiếp nhận trên 20.000 đồng bào từ Nha Trang, An Khê, Quảng Nam tản cư đến. Tỉnh Quảng Ngãi bố trí nơi ở, việc làm cho 5.000 đồng bào từ Quảng Nam tản cư đến. Cùng với việc thực hiện tốt chính sách xã hội, các địa phương trong Vùng tự do còn giúp xây dựng và phát triển sản xuất

Thành tựu thu được trong cơng cuộc diệt giặc dốt, xố mù chữ và bước đầu phát triển giáo dục không những tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy quyền làm chủ tham gia quản lý Nhà nước, mà còn tạo ra những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của ngành giáo dục ở Vùng tự do trong những năm tiếp theo. Số học sinh vỡ lòng, học sinh cấp I, II, III của bốn tỉnh đều tăng.

Đời sống văn hoá mới với nếp sống lành mạnh, tiến bộ và các hoạt động văn hố, văn nghệ, báo chí và phong trào văn hố quần chúng tạo dựng nên, đã tạo ra một bộ mặt mới của Vùng tự do, góp phần quan trọng vào việc giáo dục, cổ vũ quân dân ta chiến đấu và sản xuất, thực hiện nghĩa vụ của hậu phương.

Công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân được tiến hành khẩn trương theo yêu cầu bảo vệ hậu phương và tăng cường sức chiến đấu để giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp phạm vi kiểm sốt của đối phương.

Những chủ trương, biện pháp và những kết quả nâng cao chất lượng về mọi mặt của lực lượng vũ trang ở Vùng tự do là cả một quá trình phấn đấu gian khổ, vượt qua những khó khăn thử thách, kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới do thực tế cuộc kháng chiến đặt ra. Nét nổi bật của nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang ở vùng tự do Nam Trung bộ là phong trào nhân dân đỡ đầu dân

qn, bộ đội địa phương theo hình thức đóng góp tiền của ni bộ đội. Xây dựng được thế phịng thủ rộng rãi, dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở và phát động được lực lượng tồn dân tham gia. Cơng tác bố phịng, bảo mật, phòng gian cảnh giác chống chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp của địch được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được các cấp bộ Đảng, chính quyền tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân, trở thành ý thức thường trực đối với mọi người dân trong vùng - biết giữ bí mật cũng là cách để bảo vệ vùng tự do tốt nhất.

Như vậy, để bảo vệ hậu phương, chống địch tấn cơng từ bên ngồi vào, quân và dân Vùng tự do đã kết hợp chặt chẽ cơng tác bố phịng an ninh, xây dựng các làng, xã chiến đấu liên hoàn với việc tổ chức đánh bại các cuộc tấn công, đổ bộ của địch vào địa bàn. Sự thành công của vùng tự do trên lĩnh vực này không chỉ làm cho các tỉnh trong vùng tự do được bảo vệ vững chắc trong suốt cuộc kháng chiến, mà cịn góp phần hỗ trợ phong trào đấu tranh chống phá bình định, diệt tề trừ gian, xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích ở vùng tạm bị địch chiếm, đồng thời là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và sau này.

Có thể nói, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền miền Nam Trung bộ, ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến đến năm 1954, sản xuất của quân và dân Vùng tự do luôn được đẩy mạnh, việc thực hiện tự cấp, tự túc đã được triển khai về mọi mặt, nhất là tự túc được lương thực, vũ khí và nhiều hàng hố thiết yếu khác. Đời sống của nhân dân lao động được ổn định và cải thiện từng bước. Các lĩnh vực thủ cơng nghiệp, cơng nghiệp, thương nghiệp, tài chính tiền tệ, giao thơng vận tải đã từng bước khắc phục khó khăn ban đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ cho nhu cầu tự túc, tự cấp và cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Với sự nỗ lực ấy, vùng tự do Nam Trung bộ khơng chỉ đủ sức bảo vệ mình mà cịn đóng góp sức người, sức của vào chiến trường Cực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Hạ Lào và Đông

Bắc Campuchia, đảm bảo phát huy ngày càng tốt hơn vai trò hậu phương kháng chiến.

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 77 - 83)