Thường xuyên quán triệt tầm quan trọng của việc xây dựng căn cứ địa hậu phương vững mạnh toàn diện là nhân tố thường xuyên

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 87 - 90)

căn cứ địa hậu phương vững mạnh toàn diện là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến, coi đó là một bộ phận

chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân. Nội dung của vấn đề xây dựng hậu phương là giải quyết vấn đề cốt tử của bất kỳ cuộc chiến tranh nào: Dựa vào đâu, lấy sức đâu để tiến hành chiến tranh - nói cách khác, là giải quyết vấn đề căn cứ đứng chân và tiềm lực để kháng chiến lâu dài. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, từng bước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt, ra sức xây dựng, củng cố và phát triển hậu phương của chiến tranh, nhất là hậu phương chiến lược phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của cuộc kháng chiến là một sáng tạo lớn của Đảng trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng.

Từ sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, trong suốt quá trình chỉ đạo xây dựng và chuẩn bị mọi mặt cho hậu phương, Liên khu uỷ và các Đảng bộ ở bốn tỉnh Vùng tự do đã hết sức chú trọng vấn đề xây dựng tiềm lực chính trị, kinh tế, quân sự và văn hố - xã hội. V.I.Lênin đã nói “Thắng lợi của chiến tranh chủ yếu là do chế độ bên trong của nước tham chiến quyết định”. “Để tiến hành chiến tranh phải động viên toàn bộ mọi lực lượng trong nhân. Phải biến cả nước thành một dinh luỹ cách mạng. Tất cả hãy chi viện cho chiến tranh” [61, tr.342].

Xây dựng và bảo vệ một chế độ xã hội trong hoàn cảnh bị bao vây bốn mặt, vừa để xây dựng cuộc sống tốt đẹp của chính bản thân mình, vừa để để chi viện cho tiền tuyến, gây ảnh hưởng tốt đối với nhân dân vùng tạm bị địch chiếm, nên Vùng tự do Nam Trung bộ đã phải kết hợp nhiều hình thức, biện pháp thích hợp khác nhau. Trong đó vấn đề quan trọng nhất là kết hợp thật tốt nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Trên thực tế, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, các Đảng bộ ở bốn tỉnh vùng tự do đã ra sức giáo dục tổ chức nhân dân, đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, trên cơ sở đó mà bồi dưỡng, xây dựng lực lượng cả về nhân tài, vật lực. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quyết định sự mạnh yếu của vùng tự do

Nam Trung bộ, là một bí quyết thành cơng của hậu phương trong chiến tranh. Biểu hiện cụ thể, sinh động cho chủ trương, biện pháp và thành cơng đó của Nam - Ngãi - Bình - Phú là đã nêu cao và kết hợp giải quyết đúng, có hiệu quả khẩu hiệu “Độc lập dân tộc và người cày có ruộng” trong quá trình xây dựng và giữ vững hậu phương, chi viện tiền tuyến. Chính việc đề cao và giải quyết tốt những khẩu hiệu đó mà Vùng tự do Nam Trung bộ vừa tranh thủ, đoàn kết được toàn dân, vừa từng bước bồi dưỡng được sức dân, nhất là nông dân lao động, lực lượng đông đảo, chủ yếu ở Vùng tự do.

Cùng với việc tăng cường đoàn kết toàn dân, ra sức động viên giáo dục chính trị, bồi dưỡng vật chất cho nhân dân, coi đó là nhân tố căn bản bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến, các Đảng bộ bốn tỉnh cịn chú trọng cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống chính trị các cấp, làm cho chính quyền các cấp thực sự có đủ khả năng điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Trong xây dựng chính quyền, kinh nghiệm của các tỉnh là phải thường xuyên làm cho chính quyền sâu sát với nhân dân, phục vụ nhân dân, thực chất là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Trong lãnh đạo xây dựng tiềm lực chính trị, các Đảng bộ cịn thể hiện ở chỗ tích cực bồi dưỡng và thường xuyên nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang và nhân dân.

Trong lãnh đạo xây dựng và củng cố hậu phương, khơng thể khơng nói đến một tiêu chuẩn quan trọng là tiềm lực kinh tế, Đảng ta đã xác định “một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế và quốc phịng hùng hậu, có một nguồn dự trữ dồi dào, để cung cấp lương thực, thực phẩm, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [27, tr.28]. Trong xây dựng kinh tế, văn hoá - xã hội, kinh nghiệm lớn của bốn tỉnh là phải xuất phát từ thực tế của địa phương là một Vùng tự do, nhưng phải gắn với u cầu của tình hình có chiến tranh của đất nước.

Nhận thức rõ vấn đề này, các Đảng bộ Vùng tự do Nam Trung bộ tiến hành công cuộc xây dựng về kinh tế, văn hoá xã hội tuy phải tuân thủ những quy luật riêng của các hoạt động này nhưng chủ yếu là nhằm phục vụ kháng chiến, nên hình thức, quy mơ sản xuất, hình thức quy mơ giáo dục, phát triển văn hoá, y tế đều phải được cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp, thiết thực. Nền kinh tế, văn hoá mới và những con người mới được tạo ra căn bản phải để phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trong giai đoạn hiện tại.

Để đáp ứng nhu cầu ăn no, mặc ấm, đánh khoẻ của cuộc kháng chiến, Đảng bộ các tỉnh vùng tự do đã chú trọng trước hết vào sản xuất nông nghiệp với trọng tâm là vấn đề lương thực, sau đó mới đến thủ cơng nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và cơng nghiệp quốc phịng. Đồng thời, xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế theo phương châm phục vụ kháng chiến, nên kinh nghiệm của các Đảng bộ là lấy sức dân mà làm lợi cho dân”, “dựa vào dân, củng cố tổ chức để nâng cao chất lượng”, “dân tộc hoá, khoa học hố, đại chúng hố”. Nhận thức đúng về vị trí, vai trị của hậu phương chiến lược, sớm chuẩn bị cho hậu phương về mọi mặt là một bài học giữ vai trò hàng đầu cần được vận dụng và quán triệt một cách sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu hiện nay.

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 87 - 90)