Vùng tự do Nam Trung bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một hậu phương kháng chiến đối với tiền tuyến và nghĩa vụ quốc tế

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 83 - 86)

hậu phương kháng chiến đối với tiền tuyến và nghĩa vụ quốc tế

Thực tiễn tồn tại, phát triển và vững mạnh của Vùng tự do Nam Trung bộ có vai trị rất to lớn trong cuộc kháng chiến, góp phần tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân trên cả nước.

Trên thực tế, cùng với những vùng tự do khác, vùng tự do Nam - Ngãi - Bình - Phú đã là niềm tin, niềm tự hào đối với cán bộ, chiến sĩ ta, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, khi hậu phương giành được những thành quả to lớn trong đấu tranh chống phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Nhân dân ta trên vùng địch tạm chiếm, trên cơ sở nhận thấy chế độ chính trị xã hội tốt đẹp của các vùng tự do, trong đó có bốn tỉnh Nam - Ngãi - Bình - Phú, mà giữ vững niềm tin đối với cách mạng, với Đảng, chính phủ, khi phải sống trong kìm kẹp của bọn thực dân, đế quốc.

Về nhân lực, từ cuối năm 1946, tỉnh Quảng Ngãi đã cử hàng chục chi

đội (khoảng 15.000 bộ đội) đi chiến đấu ở các mặt trận Sài Gòn, Nam Bộ, Thừa Thiên và Liên khu V [1, tr.30]. Năm 1947, tỉnh Quảng Ngãi đã bổ sung cho Trung đoàn 83 trên 1.000 thanh niên [55].

Đầu năm 1951, cùng với 1 tiểu đồn Qn tình nguyện, Liên khu uỷ đã cử một số cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật của 4 tỉnh Vùng tự do sang Hạ Lào, giúp bạn xây dựng cơ sở chính trị, phát triển các lực lượng vũ trang. Tháng 10 - 1951, Liên khu tiếp tục đưa 2 tiểu đoàn bộ đội sang giúp cách mạng Campuchia và thành lập Ban cán sự Đông Bắc Campuchia. Nhờ vậy, từ năm 1951, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng ở Đông Bắc Campuchia phát triển mạnh.

Từ năm 1948, trung bình mỗi năm vùng tự do huy động 30 vạn dân cơng làm đường, 1.500 ngựa vận chuyển hàng hố, vũ khí cho các chiến

trường Tây Nguyên, Cực Nam, Bắc Quảng Nam. Trong chiến dịch Đông - Xuân 1949 - 1950, tỉnh Quảng Nam đã huy động hàng vạn dân công với 70 vạn ngày công phục vụ cho chiến trường Bắc Quảng Nam. Năm 1950, huy động 144.472 ngày công phục vụ chiến trường [35, tr.168]. Trong 2 năm 1950 - 1951, Bình Định đã huy động 115.000 người phục vụ chiến trường Tây Nguyên, mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng và Khánh Hoà [33, tr.123]. Năm 1951, tỉnh Phú Yên đã huy động 50.000 người, 650.000 ngày công phục vụ chiến trường Cực Nam và Tây Nguyên.

Trong Đông - Xuân 1952 - 1953, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Liên khu mở hoạt động tác chiến ở Tây Nguyên, bốn tỉnh vùng tự do đã huy động 4 vạn dân công phục vụ. Riêng trong chiến dịch An Khê (1 - 1953), tỉnh Bình Định đã huy động 32.500 dân cơng. Tỉnh Phú Yên huy động 12.200 dân công, 55 thuyền, 71 xe bị, 600 ngựa với 220.000 ngày cơng. Cuối năm 1953, tỉnh tiếp tục điều 15.000 dân công và hàng trăm ngựa vận tải phục vụ chiến trường Đắk Lắk, Khánh Hoà. Từ Xuân - Hè 1953 đến chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động 117.154 dân công.

Cùng với việc chi viện ngày càng nhiều sức người cho các mặt trận, vùng tự do còn thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện lương thực, thực phẩm, vũ khí cho các chiến trường. Nói chung khơng có khoản đóng góp nào cho kháng

chiến mà Nam - Ngãi - Bình - Phú khơng góp phần to lớn của mình. Năm 1947, tỉnh Bình Định đã tiếp tế cho bộ đội 380 tấn gạo [90]. Tỉnh Phú Yên 750 tấn gạo, 230 tấn lúa, 180 tấn muối, năm 1948 tiếp tế cho Khánh Hoà 200 tấn gạo [5, tr.74].

Năm 1949, tỉnh Bình Định thực hiện giúp đỡ cho các tỉnh: Ninh Thuận, Lâm Viên, Gia Lai, Khánh Hoà. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban đỡ đầu vùng bị chiếm các cấp, tổ chức nhiều hình thức động viên sự đóng góp của nhân dân như “Tuần lễ ủng hộ vùng bị chiếm”. Kết quả, đã quyên góp được 5.135.565 đồng và hàng chục tấn lúa gạo [33, tr.74]. Ở Phú Yên, nhân dân

tồn tỉnh đóng góp vào “Hũ gạo giết giặc”, ni dân qn với tổng số 40 tấn gạo. Tính chung năm 1949, bốn tỉnh Vùng tự do đã cung cấp cho chiến trường 12.500 tấn gạo [103, tr.53]

Năm 1950, tổng số gạo bốn tỉnh vùng tự do cung cấp cho chiến trường là 17.569 tấn [103, tr.53]. Số vũ khí cung cấp cho các chiến trường Liên khu tính đến cuối năm 1950 là 135 tấn, bao gồm 31 loại vũ khí [77, tr.102]

Trong năm 1951, vùng tự do đã cung cấp cho chiến trường Cực Nam, Tây Nguyên 16.537 tấn gạo, 587.000 thước vải, 13 triệu mét chỉ may, 4.500 mền đắp, 5.200 kg sợi, hàng trăm tấn muối, hàng chục tấn đường [52]. Năm 1952 đã cung cấp 23.500 tấn gạo cho các chiến trường toàn Liên khu [55]. Năm 1953 đã đảm bảo chi cho quân sự là 43.434.225 kg thóc. Năm 1954 chi cho nhu cầu các chiến trường là 82.698.712,7 kg thóc (chiếm 68,98% ngân sách Liên khu) [55].

Có thể nói, vùng tự do Nam Trung bộ đã thực hiện tốt nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến, chi viện sức người, sức của với cố gắng cao nhất. Những đóng góp to lớn của vùng tự do cho các chiến trường, các chiến dịch chính chính là q trình trưởng thành vững mạnh của cơng cuộc xây dựng và giữ vững hậu phương của vùng tự do Nam Trung bộ. Đây là mối quan hệ hữu cơ cùng song song tồn tại. Hậu phương vững mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho tiền tuyến thắng lợi, tiền tuyến thắng lợi sẽ tạo điều kiện bảo vệ hậu phương càng vững chắc và ổn định để xây dựng lớn mạnh.

Những đóng góp nhiều mặt, cho nhiều chiến dịch, nhiều chiến trường nói trên của vùng tự do Nam - Ngãi - Bình - Phú là liên tục về thời gian, song càng về sau càng to lớn hơn. Sự chi viện tiền tuyến, vai trò tác dụng của vùng hậu phương này đối cuộc kháng chiến là một quá trình từ ít đến nhiều, từ gần đến xa. Q trình chi viện tiền tuyến đó, thể hiện sự chỉ đạo cụ thể của các Đảng bộ bốn tỉnh Vùng tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bằng những sự kiện, những con số sinh động, cụ thể đã được nêu ra, có thể đi đến kết luận chung rằng, Vùng tự do Nam Trung bộ là một địa bàn đứng

chân, một hậu cứ vững chắc, một bàn đạp tiến công quan trọng và hết sức thuận lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự tồn tại của Vùng tự do này cịn có tác dụng tạo ra một sự chia cắt chiến lược, gây cho kẻ thù nhiều khó khăn trong việc giao thơng liên lạc, cơ động lực lượng khi thực hiện chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. Tuy không quan trọng bằng Việt Bắc về chỗ đứng chân, nhưng vùng tự do Nam Trung bộ là một bộ phận trọng yếu trong hậu phương chiến lược của cả nước đã có sự chi viện cho nhiều chiến trường, đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho cuộc kháng chiến thắng lợi cho dân tộc ta cũng như Hạ Lào và Đông bắc Campuchia.

Một phần của tài liệu Ths- Lich sư đảng-Đảng lãnh đạo xây dựng và giữ vững Vùng tự do ở NamTrung bộ (1947 - 1954) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w